Hội Gầu Tào

Ngày đăng: 25/12/2014
Dịp Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé thăm những bản làng ở miền núi phía Bắc, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào, hoa mận nở khắp núi rừng và được tìm hiểu nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn xung quanh tục lệ đón xuân của người Mông trong lễ hội Gầu Tào (chơi núi).
[center]HI GU TO[/center]
Dịp Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé thăm những bản làng ở miền núi phía Bắc, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào, hoa mận nở khắp núi rừng và được tìm hiểu nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn xung quanh tục lệ đón xuân của người Mông trong lễ hội Gầu Tào (chơi núi). Đến với Lai Châu lễ hội thường tổ chức ở 8 xã biên giới mà trung tâm là chợ Dào San.
HI GU TO

Lễ hội Gầu Tào mở ra với một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầu mệnh. Theo phong tục của người Mông, dù là cầu phúc hay cầu mệnh, gia chủ đều nhờ đến thầy cúng trong bản làm chủ hội, sắm vai nhân vật thay thế người trần giao tiếp với Tổ tiên hoặc Thổ công.
[center]HI GU TO
[/center]
Gia chủ thường tổ chức lễ hội Gầu Tào trong ba năm liền, mỗi năm từ 3-5 ngày. Trong trường hợp chỉ làm một năm, lễ hội sẽ kéo dài tới 10-12 ngày. Khoảng từ 25-26 Tết, các chàng trai trong bản sẽ đi chặt tre để dựng cây nêu. Cây nêu được trồng ở một quả đồi thoai thoải hoặc ở trên bãi đất bằng phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội. Trên ngọn cây nêu treo một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh. Sự xuất hiện của cây nêu báo hiệu cho cả bản biết năm nay sẽ có gia đình tổ chức lễ hội Gầu Tào. Lễ hội Gầu Tào dù tổ chức ở một gia đình hay nhiều gia đình đều trở thành ngày vui chơi, thu hút sự tham gia của tất cả mọi người trong bản.
[center]HI GU TO[/center]

Đến chiều 30 Tết, đích thân gia chủ chuẩn bị lễ vật dâng cúng gồm: thịt lợn, bánh chưng, bánh dày, cơm, rượu, giấy bản...Thầy cúng lo việc cúng lễ ngay dưới gốc cây nêu để cầu Trời - Đất, thần linh phù hộ cho gia đình gia chủ vạn sự được như ý. Và từ mồng 3-5 Tết, thầy cúng cùng gia đình chọn ngày tốt, giờ tốt để mở hội
[center]HI GU TO
[/center]
Sau những lời tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, các chàng trai, cô gái Mông trong những bộ trang phục lộng lẫy đậm chất dân tộc mình cùng hát về những bài hát nói về vẻ đẹp của bản mường, những bài hát giao duyên. Sau đó, cả bản cùng toả đi khắp các núi đồi, đường đi, những đồng ruộng cạn... Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các loại nhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi, kéo nhị, múa khèn... các trò chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy... đã tạo nên không khí đặc biệt của ngày hội dân tộc.



[i]Nguồn: Thanh Huyền (Sưu tầm)[/i]

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan


Về tác giả
vũ hồng hoa
Tác giả chưa tạo trang cá nhân !!!
Gửi tin nhắn