Chợ hoa Tết Hàng Lược một điểm văn hóa không thể thiếu của Hà Nội
Chợ hoa Tết Hàng Lược họp suốt bảy ngày, từ ngày 23 tháng Chạp và chỉ tan phiên lúc sắp giao thừa. Đây cũng là chợ hoa truyền thống, một điểm văn hóa không thể thiếu của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
[center] [/center]
hợ hoa Hàng Lược đã có trên 500 năm. Ngày xưa, chỉ Tết đến, dân ven kinh thành mang cây cảnh, mang hoa ra ven sông Tô Lịch mua bán. Bãi cỏ ấy đã thành chợ Đồng Xuân, nay chợ hoa chuyển sang bên khúc sông chảy chéo lên hướng Bắc kề cạnh đó. Năm 1893, khúc sông ấy trong nội thành bị lấp hoàn toàn, nhưng giữ lại cái tên là phố Sông Tô Lịch, vì có nghề làm lược nên nó cũng mang tên là phố Hàng Lược, và tiếp tục truyền thống xa xưa.
Hoa ngày xưa không nhiều loại như bây giờ nhưng cũng đủ thỏa mãn cho người Hà Nội thưởng thức, lựa chọn vào dịp Tết. Nhiều nhất vẫn là đào, quất, violet, thược dược, cúc, layơn, păngxê, hoa đậu, mào gà, đồng tiền đơn…
Ngày nay, hoa thật phong phú, đủ màu sắc và chủng loại. Hoa đổ về Hà Nội từ các làng hoa quanh Hà Nội: Tứ Liên, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Thượng, rồi từ các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, từ Tp. Sài Gòn, Đà Lạt ở phía Nam cũng tụ hội tại đây để khoe sắc.
Những năm gần đây, hoa còn “vượt biên giới” đến với người Việt Nam sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Bên cạnh những loại hoa trồng trong nước, các loài hoa được nhập khẩu đang “hội nhập” cùng đào, quất, mai…
Chợ hoa là nơi gặp gỡ của rất nhiều gương mặt quen thuộc của Hà Nội. Vì thế mà trong chốn đông đúc vui tươi ấy, có rất nhiều khách đi mua hoa và cũng có nhiều người đi chợ hoa cả bảy ngày mà chẳng mua gì cả, bởi họ là người yêu hoa, đi thưởng thức cái đẹp của ngày xuân.
Vào những ngày áp Tết, dù bận đến đâu nhưng người Hà Nội vẫn tranh thủ đi chợ hoa Hàng Lược. Họ đến đây để đón xuân sớm, cũng là dịp đi chơi, để gặp nhau, cùng thưởng thức những loài hoa đẹp. Người ta có thể tìm thấy ở đấy những nét lịch lãm, hào hoa trong thú chơi cây cảnh của người Hà Nội. Có thể họ không mua, không bán, chỉ đi chợ hoa để tìm niềm say và cái đẹp, đó cũng là một thú chơi tao nhã của những tấm lòng thao thức vì hoa, nhất là khi mùa xuân đến
[center] [/center]
hợ hoa Hàng Lược đã có trên 500 năm. Ngày xưa, chỉ Tết đến, dân ven kinh thành mang cây cảnh, mang hoa ra ven sông Tô Lịch mua bán. Bãi cỏ ấy đã thành chợ Đồng Xuân, nay chợ hoa chuyển sang bên khúc sông chảy chéo lên hướng Bắc kề cạnh đó. Năm 1893, khúc sông ấy trong nội thành bị lấp hoàn toàn, nhưng giữ lại cái tên là phố Sông Tô Lịch, vì có nghề làm lược nên nó cũng mang tên là phố Hàng Lược, và tiếp tục truyền thống xa xưa.
Hoa ngày xưa không nhiều loại như bây giờ nhưng cũng đủ thỏa mãn cho người Hà Nội thưởng thức, lựa chọn vào dịp Tết. Nhiều nhất vẫn là đào, quất, violet, thược dược, cúc, layơn, păngxê, hoa đậu, mào gà, đồng tiền đơn…
Ngày nay, hoa thật phong phú, đủ màu sắc và chủng loại. Hoa đổ về Hà Nội từ các làng hoa quanh Hà Nội: Tứ Liên, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Thượng, rồi từ các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, từ Tp. Sài Gòn, Đà Lạt ở phía Nam cũng tụ hội tại đây để khoe sắc.
Những năm gần đây, hoa còn “vượt biên giới” đến với người Việt Nam sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Bên cạnh những loại hoa trồng trong nước, các loài hoa được nhập khẩu đang “hội nhập” cùng đào, quất, mai…
Chợ hoa là nơi gặp gỡ của rất nhiều gương mặt quen thuộc của Hà Nội. Vì thế mà trong chốn đông đúc vui tươi ấy, có rất nhiều khách đi mua hoa và cũng có nhiều người đi chợ hoa cả bảy ngày mà chẳng mua gì cả, bởi họ là người yêu hoa, đi thưởng thức cái đẹp của ngày xuân.
Vào những ngày áp Tết, dù bận đến đâu nhưng người Hà Nội vẫn tranh thủ đi chợ hoa Hàng Lược. Họ đến đây để đón xuân sớm, cũng là dịp đi chơi, để gặp nhau, cùng thưởng thức những loài hoa đẹp. Người ta có thể tìm thấy ở đấy những nét lịch lãm, hào hoa trong thú chơi cây cảnh của người Hà Nội. Có thể họ không mua, không bán, chỉ đi chợ hoa để tìm niềm say và cái đẹp, đó cũng là một thú chơi tao nhã của những tấm lòng thao thức vì hoa, nhất là khi mùa xuân đến
Đăng nhập để bình luận: