Cúng giao thừa như thế nào

Ngày đăng: 25/12/2014

Mâm cúng giao thừa trong nhà có những gì?

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.

Cúng giao thừa như thế nào

Cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch

Lễ Trừ tịch còn gọi là lễ để khử trừ ma quỷ. Lễ Trừ tịch được cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ Giao thừa.
Lễ Trừ tịch được cử hành vào giờ tý - từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.
 
Nguồn gốc lễ Trừ tịch
Người xưa cho rằng có mười hai vị Hành khiển, Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tí - con chuột đến năm Hợi - con heo, luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm lại quay trở về vị Hành khiển đầu tiên.
Các quan nhà trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người, còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.
 
Việc lành hay việc dữ là do sớ tấu của các quan Hành khiển, Ngọc hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.
 
Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng lúc nửa đêm, quan cũ giao lại công việc, quan mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ ra ngoài trời để cúng hai đoàn các quan.
 
Ngày xưa, thậm chí các vị chức sắc ở thôn, xã cũng phải thiết lập hương án chào lạy các quan trời ở nơi trung thiên, ở sân đình, ở văn chỉ, vàng hương, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà; tế lễ trọng thể với trống chiêng vang dậy đêm khuya.
Ngày nay, nhiều người không thật hiểu ý nghĩa của lễ Trừ tịch. Một số cách hiểu cho rằng cúng ngoài trời lúc giao thừa là cúng chúng sinh. Theo đó, khi gia tiên được ăn cỗ trong nhà thì ở ngoài chúng sinh, ma đói không biết ăn tết ở đâu. Do vậy muốn được yên ổn cả năm mới thì nhất thiết phải có mâm cỗ cúng chúng sinh.
 
Cúng giao thừa như thế nào
 
Dù vậy, phong tục cổ truyền này vẫn mang ý nghĩa triết học và nhân văn cao đẹp. Hiểu là lễ các quan nhà trời hay lễ chúng sinh đều được, điều cốt yếu là con người ngày thường cư xử phải đạo, không hổ thẹn với các thế lực tâm linh.
 
Cúng giao thừa như thế nào?
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh - tức 12 vị Hành khiển. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Đây được gọi là lễ cúng Giao thừa ngoài trời.
 
Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc.
 
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết nên được gọi là Lễ cúng giao thừa trong nhà.
Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.
 
Ngoài lễ vật để đưa tiễn hoặc đón tiếp các vị Hành khiển thì do mỗi năm sẽ có một vị quan Đương niên cai quản, nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải chú ý khấn đúng danh vị của các vị Hành Khiển cùng các vị Phán quan, năm nào thì khấn danh vị của năm ấy.
Cúng giao thừa như thế nào

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan