Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc

Ngày đăng: 25/12/2014
Bánh chưng, dưa hành, thịt đông, canh măng chân giò... là những món ăn ngày tết không thế thiếu ở miền Bắc.

Các món ăn ngày tết cổ truyền mang đậm bản sắc và hương vị truyền thống của từng vùng. Đặc biệt, một vài món ăn phải chuẩn bị cầu kỳ, tơm tất từ trước tết. Cùng Cẩm nang Lingo liệt kê các món ăn ngày tết không thể thiếu trong các gia đình ở miền Bắc nhé.

Bánh chưng

[center]Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc
Bánh chưng - Món ăn ngày tết không thể thiếu[/center]

Bánh chưng xanh là món ăn đã trở thành nét văn hoá truyền thống gắn liền với sự tích bánh chưng, bánh dày từ ngàn xưa. Món ăn được chắt lọc từ tinh hoa của trời đất. Các nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong được gói gém khéo léo, tỉ mỉ, vuông thành sắc cạnh.

Ngày nay, khi cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình không còn tự gói bánh chưng vào dịp tết nữa mà thay vào là đặt mua những chiếc bánh chưng đã được gói sẵn. Tuy nhiên, dù là quây quần tự gói hay đặt mua bánh chưng thì chắc chắn trên ban thờ cúng trong gia đình dịp tết đến không thể không có cặp bánh chưng xanh dâng lên tổ tiên.

Canh măng khô hầm chân giò

Món canh măng ngon phải sử dụng măng khô lưỡi lợn, nấu cùng với chân giò ninh nhừ quện mỡ béo ngậy. Món canh măng được làm khá cầu kỳ và phải chuẩn bị trước khi nấu vài ngày. Bởi, muốn măng mềm ngon, không bị chua, phải đem măng ngâm nước khoảng 2-3 ngày, sau đó luộc và rửa xả sạch sẽ rồi mới đem đi nấu.

[center]Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc [/center]

Thịt đông

[center]Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc[/center]

Những ngày tết ở miền Bắc thường khá lạnh nên rất phù hợp để làm món thịt đông đặc trưng cho kiểu thời tiết này. Nguyên liệu chính của món thịt đông được làm từ thịt lợn hoặc thịt gà, nấm, mộc nhĩ, bì lợn và được ninh nhừ trên bếp.

Trước đây, khi điều kiện sống khó khăn và chưa có tủ lạnh, thịt chín được múc ra từng bát nhỏ và để đông tự nhiên với nhiệt độ lạnh ngoài trời. Cái rét mướt làm cho lớp mỡ đông sánh lại, bóng bẩy, hấp dẫn vô cùng.

Dưa hành, củ kiệu
[center]
Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc
Nem rán - món ăn ngày tết không thể thiếu[/center]

“Bánh chưng xanh, dưa hành, câu đối đỏ” là những thứ quá quen thuộc trong ngày tết truyền thống. Món dưa hành, củ kiệu được sử dụng để ăn kèm với bánh chưng, thịt cá không những giúp món ăn đỡ ngán mà còn giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn trong những ngày tết.

Dưa hành, củ kiệu có vị chua cay nhè nhẹ, rất dễ ăn và phù hợp với hầu hết các món ăn. Món ăn này thường được muối sẵn trước tết 1-2 tuần để hành ngấu, vừa ăn đúng dịp tết.


Giò thủ

Trong dịp tết, món giò cũng là một món dễ thấy trong mâm cơm của các gia đình. Thậm chí, món giò còn được xem làm món ăn mỹ vị và làm quà biếu tết.

Nguyên liệu để làm món giò thủ được làm từ thủ lợn như tai lợn, lưỡi lợn, má lợn, thịt lợn. Thịt được sơ chế, sau đó xào cùng mới mộc nhĩ, nước mắm và hạt tiêu. Lá chuối tươi được sử dụng để gói giò, buộc lạt thật chặt rồi luộc chín hoặc hấp cách thuỷ.
[center]
Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc [/center]

Nem rán
Nem rán là món ăn được biết đến như là món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt, trong dịp tết, các gia đình thường sẽ chuẩn bị để gói sẵn những chiếc nem cho bữa cơm gia đình. Lớp vỏ giòn rụm cũng các nguyên liệu thịt, rau củ kết hợp khéo léo và được hầu hết các thành viên trong gia đình ưa thích.

[center]Các món ăn ngày tết cổ truyền ở miền Bắc [/center]

Trên đây là một vài món ăn tiêu biểu trong ngày tết ở miền Bắc. Ngoài bánh chưng, nem rán, giò thủ, dưa hành, canh măng... còn nhiều các món ăn khác như xôi chè, xôi gấc, thịt gà, canh bóng nấm... Mỗi một địa phương ở miền Bắc lại có thêm các món ăn đặc sản khác nữa tạo nên nét ẩm thực riêng của văn hoá ngày tết Bắc bộ.

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan