Hướng dẫn 4 cách làm trà gừng khô đơn giản, dễ làm

Ngày đăng: 03/12/2023

Trà gừng từ lâu đã trở thành thức uống thân thuộc của các chị em. Vậy pha trà gừng khô có khó không? Sau đây FourT-D Shop sẽ hướng dẫn đến bạn 4 cách làm trà gừng khô vừa đơn giản, vừa dễ làm ngay tại nhà. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây! 

Lợi ích khi uống trà gừng khô

Trà gừng khô thường được biết đến với các lợi ích như giải cảm, giảm đau đầu,… tuy nhiên loại trà này còn có các công dụng như sau:  

Làm ấm cơ thể

Gừng khô có tính nóng do đó rất tốt trong việc làm ấm cơ thể từ bên trong. Vào những ngày gió lạnh hoặc bị dính mưa, bạn có thể làm một tách trà gừng khô nóng để tránh bị cảm lạnh cũng như giữ ấm cho cơ thể. 

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trà gừng khô sẽ giúp bạn kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, chống bị đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn đang bị lạnh bụng, bụng đau âm ỉ và rối loạn tiêu hóa thì một tách trà gừng sẽ làm dịu các triệu chứng này. Đồng thời, loại trà này cũng rất tốt cho người bị viêm tá tràng. 

Trà gừng khô rất tốt khi bị cảm lạnh

Uống trà gừng khô trong lúc bị cảm sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, giãn các mao mạch, làm nóng đường hô hấp và từ đó tình trạng bị nghẹt mũi cũng sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, hai hợp chất quan trọng là gingerol và shogao được tìm thấy trong gừng còn có thể đẩy lùi bệnh hen suyễn bằng cách giảm viêm đường hô hấp. 

Trà gừng khô giúp giảm tình trạng nghẹt mũi

Làm giảm cảm giác bị buồn nôn 

Gừng khô có tính cay và nóng thế nên một ly trà gừng khô sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác bị buồn nôn, khó chịu. Nếu bạn đang bị ốm nghén, buồn nôn hoặc dễ bị say xe thì loại trà này chính là dành cho bạn. 

Tuy nhiên, khi đang mang thai thì bạn cần uống trà gừng theo đúng liều lượng cho phép. Đồng thời bạn cũng không nên uống khi đến gần ngày có dấu hiệu chuyển dạ.

Tránh bị chuột rút 

Chuột rút là tình trạng cơ bắp bị co rút từ đó khiến chân vô cùng khó chịu và đau đớn. Tin vui là bạn có thể làm dịu cảm giác này bằng một cốc trà gừng khô, ngoài ra còn giúp bạn chống viêm, làm cơ thể thoải mái hơn. 

Giảm đau đầu và làm dịu cơn đau nhức xương khớp 

Thường xuyên uống trà gừng khô sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bị đau nửa đầu, đồng thời tính nóng của gừng còn giúp làm dịu cơn đau nhức do viêm xương khớp. Hơn nữa, đây còn là loại trà thường được các chị em sử dụng trong những ngày đau bụng kinh nguyệt.   

Trà gừng khô giúp giảm đau đầu và đau nhức xương khớp

Chống hôi miệng, đầy hơi 

Hơi thở bốc mùi là do hệ thống tiêu hóa đang bị gặp vấn đề. Một cốc trà gừng khô sẽ giúp làm dịu dạ dày của bạn, hỗ trợ chống đầy hơi và từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng một cách đáng kể. 

4 Cách làm trà gừng khô dễ làm tại nhà

Cách làm trà gừng khô tại nhà có khó không là câu hỏi mà FourT-D Shop nhận được rất nhiều từ khách hàng. Để được giải đáp chi tiết, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để các làm trà gừng khô đơn giản hơn, trước hết bạn cần chọn ra những củ gừng tươi với các đặc điểm như sau:

  • Dễ gãy, không có nhiều chất xơ 
  • Hương vị cay nồng, mạnh mẽ
  • Vỏ gừng sáng bóng, mỏng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn móng tay vào vỏ. 

Nếu chọn phải những củ gừng không tươi, không đậm hương vị thì khó có thể làm ra thành phẩm như bạn muốn. Do đó, bước đầu tiên này rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. 

Chọn ra những củ gừng tươi để các cách làm trà gừng khô trở nên dễ dàng hơn!

Bước 2: Xử lý và chế biến

Tiếp theo, bạn cần tiến hành xử lý và chế biến theo các bước đơn giản như sau:

  • Rửa sạch với nước lạnh
  • Gọt vỏ 
  • Cát thành những lát dày 

Bước 3: Sử dụng các phương pháp sấy khô

Để có thể làm ra gừng khô, bạn có thể sử dụng các phương pháp như sau:

  • Phơi sấy dưới nắng

Đầu tiên, bạn cần đặt các lát gừng lên một cái khay, đảm bảo là chúng không bị đè chồng lên nhau. Sau đó, đặt khay ở nơi có nắng trong 8 tiếng/ngày. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày – 1 tuần. 

  • Sử dụng máy khử nước thực phẩm 

Nếu nhà bạn có loại máy này, bạn có thể đặt các lát gừng khay khử nước và cũng đảm bảo là chúng bị chồng lên nhau. Sau đó, sấy khô ở nhiệt độ 135 độ F (tức 57 độ C) từ 3-4 tiếng. Với cách làm trà gừng khô này, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với phương pháp trên.

  • Sử dụng lò nướng 

Bạn tiến hành đặt các lát gừng lên khay tương tự như hai phương pháp trên, sau đó để nướng trong nhiệt độ 150 độ F (tức 66 độ C) từ 1-2 tiếng. Cuối cùng là làm mát gừng thêm 1 tiếng nữa. So với cách làm trà gừng khô ở phương pháp thứ 2, bạn có thể tiết kiệm thời gian hơn và mau chóng thu được thành phẩm.

Bước 4: Thu thành phẩm và bảo quản

Để hoàn tất các cách làm trà gừng khô, bạn cần thu các thành phẩm và bảo quản trong hộp kín hoặc túi nhựa, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời hạn sử dụng sẽ là từ 5-6 tháng sau khi sấy khô. 

Lưu ý gì khi sử dụng trà gừng khô

Mặc dù trà gừng khô mang đến nhiều lợi ích đến sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: 

Bụng bị khó chịu 

Uống không đúng liều lượng cho phép (4mg/ngày) sẽ khiến bụng bị rát nóng, khó chịu và ậm ách. 

Ảnh hưởng đến tim mạch 

Trà gừng khô có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, tim đập nhanh,… Thế nên đối với những người bị tăng huyết áp thì không nên uống quá nhiều loại trà này. 

FourT-D Shop – Shop trà bình yên, an nhiên, mộc mạc

Với hương vị độc đáo được kết hợp từ vị trà truyền thống và sáng tạo trong từng tách trà, FourT-D Shop cam kết mang đến bạn một sự thư thái, bình yên và tốt cho sức khỏe trong từng giọt trà tinh túy. Còn chần chờ gì nữa, thưởng thức ngay tại FourT-D Shop!

Xem thêm các bài viết hữu ích : Tại đây

  • Đăng bởi
  • nhắn tin
  • 03/12/2023

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan


Về tác giả
dinhphuocdinh71@gmail.com
Tác giả chưa tạo trang cá nhân !!!
Gửi tin nhắn