Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn

Ngày đăng: 25/12/2012

Khi đi Du lịch Bắc Kạn ngoài việc được khám phá các danh lam thắng cảnh, Quý khách còn được thưởng thức sản vật của núi rừng Bắc Kạn với những hương vị đặc trưng riêng. Sau đây là một số món đặc sản Bắc Kạn bạn đừng nên bỏ lỡ khi đi du lịch Bắc Kạn.

1. Măng vầu
Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: Măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai,… nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”.
Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị nhặng nhặng đắng, thế nhưng hễ có tiếng sấm hay bắt đầu từ tháng 2 âm lịch là măng lại chuyển sang vị đắng.

Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn


Ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món hấp dẫn. Chẳng hạn như với măng củ (loại măng vầu được đào lên từ trong lòng đất) vốn đặc ruột thì có thể hầm cùng với xương hoặc lạng thành từng lát mỏng và dài để cuốn thịt. Còn với loại măng cái (măng vầu đã lên tai xanh) vì có vị đắng nên muốn ăn được thì phải luộc kĩ với muối sau đó ngâm nước lạnh, phần thân măng thái mỏng xào tỏi, phần áo măng để cuốn thịt răm hấp chín.
Nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là món món măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Người không ăn được đắng có thể ăn loại măng củ luộc, chất non ngọt của củ măng tạo cho món ăn một hương vị dìu dịu, mát ruột và rất dễ ăn. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng. Vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này, cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần khi nhai kỹ, thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.


2. Khâu nhục
Khâu nhục hay còn gọi là Nằm khau, là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ mà ai đã một lần được thưởng thức đều bị quyến rũ bởi mùi vị rất hấp dẫn của món ăn này, không chỉ thơm ngon, béo ngậy mà còn rất bùi.
Món Khâu nhục có thể ăn cùng với xôi, bánh gật gù (một loại bán tráng tươi của đồng bào dân tộc) hay cơm đều rất ngon.

Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn

3. Rau sắng
Rau sắng nổi tiếng nhất có lẽ là rau sắng chùa Hương (Hà Nội), tuy nhiên bạn sẽ dễ dàng tìm mua được một mớ rau sắng rừng tươi ngon, xanh mướt ngay giữa lòng thị xã Bắc Kạn vào mùa rau rừng (khoảng tháng Ba, tháng Tư âm lịch).
Người dân vùng cao Bắc Kạn mùa này quẩy từng giậu sắng trên núi cao mang về; những bó rau xanh mướt được bảo quản cẩn thận trong giậu phủ lá chuối để kịp cho ngày chợ phiên bắt đầu từ buổi sáng tinh sương hôm sau.

Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn


Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm. Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đã đủ để nấu bát canh thơm ngon cho bốn người ăn. Những cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng, có thể dùng để nấu canh và ngon hơn nữa là xào với thịt bò.
Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có mầu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong. Hạt của quả sắng sau khi bóc vỏ đem ninh với xương rất thơm ngon, có vị ngọt, bùi.
Và khi chế biến loại rau này, có lẽ chẳng nên cầu kỳ cá thịt, cứ nấu suông với nước và muối thôi, chậm rãi nhai kỹ từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật sâu, thật kỹ vị ngọt, vị bùi khó tả của nó thì mới thấy được hương vị đặc biệt của cây rau sắng và cảm nhận được sự thuần khiết của núi rừng.


4. Miến dong Na Rì
Miến dong Na Rì là đặc sản nổi tiếng của Na Rì, Côn Minh, Bắc Cạn. Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong ***c, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.

Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn


Miến dong được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Tòong ở độ cao trên 1000 m ,với bàn tay khéo léo của những người dân tộc. Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi miến khi nấu có vị dai, giòn và thơm của dong riềng. Từ miến dong có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn.


5. Lạp sườn hun khói
Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của Lạp sườn Bắc Kan là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi thơm rất đặc biệt, không giống bất cứ một loại gia vị nào của miền xuôi.
[center]Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn
[/center]
Lạp xường được làm bằng bàn tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.


6. Tôm chua Ba Bể
Tôm chua là món ăn ngon, có mặt ở nhiều nơi và nhiều vùng chế biến nhưng tôm chua ở Khang Ninh- Ba Bể có một hương vị rất riêng biệt của vùng miền núi Việt bắc.
[center]Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn[/center]
Du khách đến Bắc Kạn mà không được thưởng thức tôm chua Ba Bể thì thật sự đáng tiếc. Hiện nay cứ 5 ngày một phiên tôm chua được bày bán tại chợ Khang Ninh (trên đường du khách vào tham quan hồ Ba Bể) bởi lẽ nó không chỉ là món ăn quen thuộc của đồng bào miền núi nữa mà nó đã được nhiều du khách thập phương biết đến.


7. Cá nướng Ba Bể
Cá trong hồ Ba Bể có rất nhiều, thường được người dân đánh bắt thủ công, số lượng cá không nhiều nhưng chất lượng thì thật tuyệt vì thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta chọn lấy loại cá chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, loại cá này vừa giống như cá bống, vừa giống con cá nẹp ở xuôi để làm món cá nướng.
[center]Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn
[/center]
Không gì khoái bằng ngồi bên bờ hồ Ba Bể, nhâm nhi đĩa cá nướng chấm tương ớt với vài chén rượu ngô. Vị cá thơm lừng, thịt cá bùi và dai. Rượu ngô cay cay nhưng vẫn có vị ngọt đâu đây nơi cuống lưỡi. Cùng ngắm cảnh hồ Ba Bể, thần tiên và thăng hoa hơn bất cứ mâm cao cỗ đầy nào khác.


6. Rau dớn
Rau dớn là một loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông. Ở Bắc Kạn, rau dớn thường mọc ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn của các con sông, con suối và thường mọc ở bờ suối, bờ khe, nơi có độ ẩm ướt cao.
[center]Món ngon miền Bắc. Part 3: Bắc Kạn[/center]

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan