Bí ẩn chưa có lời giải về đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô
Nằm giữa vùng đầm lầy ở Nga, cách không xa thành phố St Peterburg, có một cánh cổng vuông bằng kim loại. Phía sau những song sắt han gỉ là hàng loạt các cột phát sóng radio, những tòa nhà bỏ hoang và những đường dây điện được bao quanh bằng bức tường đá hộc.
[center] [/center]
Địa điểm bí mật này là tâm điểm của điều bí ẩn gợi nhắc về thời đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Nơi đây được cho là trụ sở của đài phát thanh có tên MDZhB, một đài không ai thừa nhận là người vận hành.
Hai mươi tư giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần, trong suốt ba thập niên rưỡi qua, nơi này luôn phát đi một làn sóng đơn điệu, buồn tẻ. Cứ vài giây nó lại thêm vào một âm thanh thứ hai, như chiếc tàu ma hụ hồi còi trong sương mù. Sau đó những tiếng vo vo vẫn tiếp tục.
Một hoặc hai lần mỗi tuần, sẽ có một giọng đàn ông hoặc phụ nữ đọc vài từ tiếng Nga, như từ dinghy hay chuyên gia nông học. Chỉ có vậy.
[center]
Bất cứ ai, bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể nghe thấy, chỉ bằng cách đơn giản là chỉnh sóng đến dải tần số 4625 kHz.[/center]
Điều này quá bí ẩn, cứ như thế đài phát sóng được thiết kế bởi các tay theo đuổi thuyết âm mưu.
Hiện nay, đài có số lượng theo dõi trên mạng đến hàng chục ngàn, những người biết nó trìu mến dưới tên gọi Đài Buzzer (còi tàu). Nó kết hợp hai đài phát sóng bí ẩn tương tự nhau, đài Pip và Squeaky Wheel (Bánh xe Nhào lộn).
Những người hâm mộ thừa nhận rằng họ hoàn toàn không biết bản thân đang nghe cái gì.
Trên thực tế thì không ai biết gì cả. Hoàn toàn không có thông tin gì về làn sóng đó, David Stupples, một chuyên gia về tình báo tín hiệu ở Đại học City University, London nói.
Vậy điều gì đang diễn ra?
Tần số trên được cho là thuộc về quân đội Nga, mặc dù họ không bao giờ thực sự thừa nhận.
Đài bắt đầu phát sóng vào thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi phe *** suy yếu. Ngày nay, nó phát sóng từ hai địa điểm, tại St. Peterburg và một địa điểm gần Moscow.
Điều kỳ lạ là sau sự sụp đổ của Liên Xô, thay vì đóng cửa thì hoạt động của đài này lại tăng rõ rệt.
Có không ít giả thuyết giải thích đài Buzzer hoạt động vì mục đích gì - từ việc để giữ liên lạc với tàu ngầm cho đến việc liên hệ với người ngoài hành tinh.
Có một giả thuyết cho rằng đài này hoạt động như tín hiệu Bàn tay Chết (Dead Hand): trong trường hợp Nga bị tấn công hạt nhân, âm thanh vo vo sẽ kết thúc và hành động trả đũa sẽ được tự động kích hoạt. Không thắc mắc gì hết, những gì sẽ xảy ra sau đó là việc xóa sổ mọi thứ ở cả hai phe bằng hạt nhân.
Nói vậy thôi chứ mọi thứ không phải là quá kỳ quặc. Hệ thống này ban đầu là hệ thống tiên phong dưới thời Xô Viết, sử dụng hệ thống máy tính quét qua các làn sóng trong không khí để tìm những tín hiệu sự sống hoặc các rò rỉ phóng xạ hạt nhân.
Điều đáng báo động là rất nhiều chuyên gia tin rằng đài này vẫn đang tiếp tục được sử dụng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu năm nay nói rằng không ai có thể sống sót khỏi một cuộc chiến hạt nhân giữa Nga và Hoa Kỳ.
Liệu đài Buzzer có tránh khỏi điều này?
Khi điều đó xảy ra, sẽ có các manh mối trong chính bản thân tín hiệu.
Giống như mọi đài phát thanh quốc tế, Buzzer hoạt động ở tần số khá thấp được gọi là sóng ngắn. Điều này có nghĩa là nếu so sánh với các đài phát thanh địa phương, điện thoại di động và tín hiệu TV thì đài Buzzer có ít sóng đi qua một điểm trong mỗi giây hơn. Điều đó cũng có nghĩa là chúng được truyền đi xa hơn.
Trong khi bạn khó có thể bắt được một kênh radio địa phương nếu bạn không có mặt tại chỗ, chẳng hạn như nghe kênh BBC London, thì những trạm phát sóng ngắn như BBC Thế giới Vụ lại được phát tới những khán giả ở những nơi xa xôi như Senegal hay Singapore. Cả hai kênh đều phát sóng từ cùng một tòa nhà.
Nếu như hệ thống bàn tay chết không phát hiện ra những tín hiệu phát ra từ cấp quân sự được định sẵn, nó sẽ tự động kích hoạt hành động trả đũa
Sóng vô tuyến điện được truyền đi là nhờ vào sóng trời. Các tín hiệu radio ở tần số cao chỉ có thể di chuyển theo một đường thẳng, và rốt cuộc sóng sẽ mất khi gặp phải vật cản hoặc sau khi di chuyển được một khoảng cách nhất định.
Nhưng tần số sóng ngắn có một mánh riêng để tránh được trở ngại đó - chúng đẩy các hạt điện tích lên tầng khí quyển cao hơn, và điều đó khiến sóng di chuyển theo đường zig-zag qua lại giữa mặt đất và bầu trời, di chuyển xa hơn đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dặm.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại với giả thuyết Bàn tay Chết. Như ta biết, sóng ngắn hiện được sử dụng rất rộng rãi. Ngày nay, sóng ngắn được dùng trên tàu, máy bay và trong quân đội để truyền tin giữa
các lục địa, đại dương và dãy núi.
Nhưng cũng có một trở ngại.
Tầng khí quyển nơi tiếp nhận các hạt điện tích không phải là một tấm gương phẳng mà là một lớp sóng, cứ gợn nhấp nhô, dập dềnh như bề mặt đại dương. Vào ban ngày, tầng sóng này dâng cao dần lên phía không trung, còn vào ban đêm, nó hạ dần xuống phía mặt đất.
Nếu bạn muốn đảm bảo chắc chắn là kênh radio của mình đến được với các thính giả ở bên kia địa cầu - và nếu bạn sử dụng đài để đưa ra dấu hiệu cho một cuộc chiến hạt nhân - thì tần số phát sóng cần phải được thay đổi phù hợp, tương ứng với từng thời điểm trong ngày để duy trì được phạm vi phủ sóng liên tục. Đây là cách mà BBC Thế giới Vụ luôn áp dụng. Nhưng Đài Buzzer thì không.
Một ý kiến khác cho rằng đài phát thanh này tồn tại để phát ra xem tầng các hạt điện tích có thể di chuyển được bao xa. Để có kết quả tốt từ các hệ thống radar mà người Nga dùng để phát hiện tên lửa, bạn cần biết điều này, Stupples nói. Tín hiệu càng tốn nhiều thời gian để đi lên trời và đi xuống thì tần số sóng nó càng phải cao.
Nhưng mà vẫn không đúng. Để phân tích độ cao của tầng các hạt điện tích thì tín hiệu sẽ thường có một âm thanh nhất định, như tiếng còi xe hơi chẳng hạn. Chúng nghe không có gì là giống đài Buzzer cả, Stupples nói.
Đáng ngạc nhiên thay, có một đài phát sóng khác có một vài điểm tương đồng nổi bật.
Đài Lincolnshire Poacher (Những tay săn trộm ở Lincolnshire) hoạt động từ giữa thập niên 1970 cho đến năm 2008.
Cũng như đài Buzzer, người ta có thể nghe nó từ bên kia địa cầu. Cũng như Buzzer, nó phát sóng từ một địa điểm bí mật, được cho là ở đâu đó tại Cyprus. Và cũng như đài Buzzer, quá trình truyền sống của nó chỉ thuần túy là kỳ quặc.
Và đầu mỗi giờ, đài này sẽ chơi một hoặc hai dòng ca khúc của một bài dân ca Anh, bài Lincohnshire Poacher.
[center]
Ồ đây niềm vui của tôi dưới đêm tỏa rạng
Vào mùa trong năm
Khi tôi học việc ở Lincolnshire nổi tiếng
Tôi đã phục vụ ông chủ gần bảy năm ròng[/center]
Sau khi lặp lại đoạn ca khúc này 12 lần, nó bắt đầu đọc các thông điệp bằng một giọng mũi của nữ, đọc các dãy năm chữ số 1-2-0-3-6 bằng một giọng Anh trau chuốt, kiểu cách.
[center] [/center]
Địa điểm bí mật này là tâm điểm của điều bí ẩn gợi nhắc về thời đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Nơi đây được cho là trụ sở của đài phát thanh có tên MDZhB, một đài không ai thừa nhận là người vận hành.
Hai mươi tư giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần, trong suốt ba thập niên rưỡi qua, nơi này luôn phát đi một làn sóng đơn điệu, buồn tẻ. Cứ vài giây nó lại thêm vào một âm thanh thứ hai, như chiếc tàu ma hụ hồi còi trong sương mù. Sau đó những tiếng vo vo vẫn tiếp tục.
Một hoặc hai lần mỗi tuần, sẽ có một giọng đàn ông hoặc phụ nữ đọc vài từ tiếng Nga, như từ dinghy hay chuyên gia nông học. Chỉ có vậy.
[center]
Bất cứ ai, bất cứ đâu trên thế giới cũng có thể nghe thấy, chỉ bằng cách đơn giản là chỉnh sóng đến dải tần số 4625 kHz.[/center]
Điều này quá bí ẩn, cứ như thế đài phát sóng được thiết kế bởi các tay theo đuổi thuyết âm mưu.
Hiện nay, đài có số lượng theo dõi trên mạng đến hàng chục ngàn, những người biết nó trìu mến dưới tên gọi Đài Buzzer (còi tàu). Nó kết hợp hai đài phát sóng bí ẩn tương tự nhau, đài Pip và Squeaky Wheel (Bánh xe Nhào lộn).
Những người hâm mộ thừa nhận rằng họ hoàn toàn không biết bản thân đang nghe cái gì.
Trên thực tế thì không ai biết gì cả. Hoàn toàn không có thông tin gì về làn sóng đó, David Stupples, một chuyên gia về tình báo tín hiệu ở Đại học City University, London nói.
Vậy điều gì đang diễn ra?
Tần số trên được cho là thuộc về quân đội Nga, mặc dù họ không bao giờ thực sự thừa nhận.
Đài bắt đầu phát sóng vào thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi phe *** suy yếu. Ngày nay, nó phát sóng từ hai địa điểm, tại St. Peterburg và một địa điểm gần Moscow.
Điều kỳ lạ là sau sự sụp đổ của Liên Xô, thay vì đóng cửa thì hoạt động của đài này lại tăng rõ rệt.
Có không ít giả thuyết giải thích đài Buzzer hoạt động vì mục đích gì - từ việc để giữ liên lạc với tàu ngầm cho đến việc liên hệ với người ngoài hành tinh.
Có một giả thuyết cho rằng đài này hoạt động như tín hiệu Bàn tay Chết (Dead Hand): trong trường hợp Nga bị tấn công hạt nhân, âm thanh vo vo sẽ kết thúc và hành động trả đũa sẽ được tự động kích hoạt. Không thắc mắc gì hết, những gì sẽ xảy ra sau đó là việc xóa sổ mọi thứ ở cả hai phe bằng hạt nhân.
Nói vậy thôi chứ mọi thứ không phải là quá kỳ quặc. Hệ thống này ban đầu là hệ thống tiên phong dưới thời Xô Viết, sử dụng hệ thống máy tính quét qua các làn sóng trong không khí để tìm những tín hiệu sự sống hoặc các rò rỉ phóng xạ hạt nhân.
Điều đáng báo động là rất nhiều chuyên gia tin rằng đài này vẫn đang tiếp tục được sử dụng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu năm nay nói rằng không ai có thể sống sót khỏi một cuộc chiến hạt nhân giữa Nga và Hoa Kỳ.
Liệu đài Buzzer có tránh khỏi điều này?
Khi điều đó xảy ra, sẽ có các manh mối trong chính bản thân tín hiệu.
Giống như mọi đài phát thanh quốc tế, Buzzer hoạt động ở tần số khá thấp được gọi là sóng ngắn. Điều này có nghĩa là nếu so sánh với các đài phát thanh địa phương, điện thoại di động và tín hiệu TV thì đài Buzzer có ít sóng đi qua một điểm trong mỗi giây hơn. Điều đó cũng có nghĩa là chúng được truyền đi xa hơn.
Trong khi bạn khó có thể bắt được một kênh radio địa phương nếu bạn không có mặt tại chỗ, chẳng hạn như nghe kênh BBC London, thì những trạm phát sóng ngắn như BBC Thế giới Vụ lại được phát tới những khán giả ở những nơi xa xôi như Senegal hay Singapore. Cả hai kênh đều phát sóng từ cùng một tòa nhà.
Nếu như hệ thống bàn tay chết không phát hiện ra những tín hiệu phát ra từ cấp quân sự được định sẵn, nó sẽ tự động kích hoạt hành động trả đũa
Sóng vô tuyến điện được truyền đi là nhờ vào sóng trời. Các tín hiệu radio ở tần số cao chỉ có thể di chuyển theo một đường thẳng, và rốt cuộc sóng sẽ mất khi gặp phải vật cản hoặc sau khi di chuyển được một khoảng cách nhất định.
Nhưng tần số sóng ngắn có một mánh riêng để tránh được trở ngại đó - chúng đẩy các hạt điện tích lên tầng khí quyển cao hơn, và điều đó khiến sóng di chuyển theo đường zig-zag qua lại giữa mặt đất và bầu trời, di chuyển xa hơn đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dặm.
Điều này đưa chúng ta quay trở lại với giả thuyết Bàn tay Chết. Như ta biết, sóng ngắn hiện được sử dụng rất rộng rãi. Ngày nay, sóng ngắn được dùng trên tàu, máy bay và trong quân đội để truyền tin giữa
các lục địa, đại dương và dãy núi.
Nhưng cũng có một trở ngại.
Tầng khí quyển nơi tiếp nhận các hạt điện tích không phải là một tấm gương phẳng mà là một lớp sóng, cứ gợn nhấp nhô, dập dềnh như bề mặt đại dương. Vào ban ngày, tầng sóng này dâng cao dần lên phía không trung, còn vào ban đêm, nó hạ dần xuống phía mặt đất.
Nếu bạn muốn đảm bảo chắc chắn là kênh radio của mình đến được với các thính giả ở bên kia địa cầu - và nếu bạn sử dụng đài để đưa ra dấu hiệu cho một cuộc chiến hạt nhân - thì tần số phát sóng cần phải được thay đổi phù hợp, tương ứng với từng thời điểm trong ngày để duy trì được phạm vi phủ sóng liên tục. Đây là cách mà BBC Thế giới Vụ luôn áp dụng. Nhưng Đài Buzzer thì không.
Một ý kiến khác cho rằng đài phát thanh này tồn tại để phát ra xem tầng các hạt điện tích có thể di chuyển được bao xa. Để có kết quả tốt từ các hệ thống radar mà người Nga dùng để phát hiện tên lửa, bạn cần biết điều này, Stupples nói. Tín hiệu càng tốn nhiều thời gian để đi lên trời và đi xuống thì tần số sóng nó càng phải cao.
Nhưng mà vẫn không đúng. Để phân tích độ cao của tầng các hạt điện tích thì tín hiệu sẽ thường có một âm thanh nhất định, như tiếng còi xe hơi chẳng hạn. Chúng nghe không có gì là giống đài Buzzer cả, Stupples nói.
Đáng ngạc nhiên thay, có một đài phát sóng khác có một vài điểm tương đồng nổi bật.
Đài Lincolnshire Poacher (Những tay săn trộm ở Lincolnshire) hoạt động từ giữa thập niên 1970 cho đến năm 2008.
Cũng như đài Buzzer, người ta có thể nghe nó từ bên kia địa cầu. Cũng như Buzzer, nó phát sóng từ một địa điểm bí mật, được cho là ở đâu đó tại Cyprus. Và cũng như đài Buzzer, quá trình truyền sống của nó chỉ thuần túy là kỳ quặc.
Và đầu mỗi giờ, đài này sẽ chơi một hoặc hai dòng ca khúc của một bài dân ca Anh, bài Lincohnshire Poacher.
[center]
Ồ đây niềm vui của tôi dưới đêm tỏa rạng
Vào mùa trong năm
Khi tôi học việc ở Lincolnshire nổi tiếng
Tôi đã phục vụ ông chủ gần bảy năm ròng[/center]
Sau khi lặp lại đoạn ca khúc này 12 lần, nó bắt đầu đọc các thông điệp bằng một giọng mũi của nữ, đọc các dãy năm chữ số 1-2-0-3-6 bằng một giọng Anh trau chuốt, kiểu cách.
Đăng nhập để bình luận: