10 món ăn đặc sắc nhất của vùng Chiết Giang – Trung Quốc
Chiết Giang nằm ở ven biển, là một nơi có non xanh nước biếc, sản vật phong phú, còn được gọi là “vùng đất lắm cá nhiều gạo”. Người dân nơi đây rất coi trọng bữa cơm cũng như các món ăn của họ. Dưới đây là 10 món ăn của vùng Chiết Giang được liệt vào danh sách top các món ngon nhất.
1, Xếp thứ nhất là món “Thịt Đông Pha”
Tô Đông Pha sinh ra dưới thời nhà Tống (1036-1101), ông là một trong Bát đại gia Đường Tống, ông là một nhà thơ, nhà văn, và cũng là nhà thư pháp, hội họa bậc nhất thời đó. Không chỉ vậy, ngay về mặt nghệ thuật chế biến món ăn, ông cũng rất giỏi. Khi ông xúc phạm hoàng đế và bị phạt đày đến Hàng Châu, ông thường tự tay nấu ăn cho bạn bè của mình. Trong các món ăn do Tô Đông Pha chế biến thì “Thịt kho tàu” là món sở trường nhất.
[center] [/center]
Năm đó Tây Hồ bị cỏ mọc chiếm mất nửa hồ, sau khi nhận chức, Tô Đông Pha đã phát động rất nhiều dân công tới nhổ cỏ, làm sạch hồ, đất bùn được vớt lên từ dưới hồ dùng để đắp một con đê dài, và xây cầu để nối các dòng chảy, làm sống lại vẻ đẹp của Tây Hồ. Việc xây con đê dài giúp cải thiện môi trường, đem lại lợi ích thủy lợi cho nhân dân, lại tăng thêm cảnh sắc cho Tây Hồ. Sau này hình thành nên “Tô Đề Xuân Hiểu” một trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ.
[center] [/center]
Khi đó, người dân ca tụng Tô Đông Pha đã làm được một việc tốt cho địa phương, còn nghe nói ông rất thích ăn món thịt kho tàu, nên tới mùa xuân, dù không hẹn trước nhưng họ đều đem thịt lợn đến tặng cho ông để thể hiện tấm lòng của mình. Tô Đông Pha nhận được nhiều thịt lợn như vậy, cảm thấy nên chia sẻ với dân công đã giúp đỡ nạo vét Tây Hồ.
Thế là ông kêu người nhà cắt thịt thành từng miếng, rồi chế biến theo công thức mà ông tạo ra, và đem theo rượu tặng kèm, phân phát cho từng gia đình theo bảng tên dân công. Khi người nhà của ông nấu món thịt này, họ đã nghe nhầm câu nói “ đem theo rượu tặng kèm” thành “đem theo rượu nấu kèm”, và kết quả đã chế ra món thịt kho tàu có hương vị của rượu. Mọi người ăn món thịt kho do Tô Đông Pha mang đến và cảm thấy hương vị rất đặc biệt lại cực kỳ ngon miệng.
Từ đó mọi người tán dương món ăn ngon và tiếng lành đồn xa, khi đó trong số những người đến bái Tô Đông Pha làm sư phụ, ngoài việc học thư pháp, văn chương của ông, họ còn muốn học cả món “Thịt Đông Pha”. Nhà hàng Lâu Ngoại Lâu đã học theo cách nấu món ăn của Tô Đông Pha, và cung cấp cho thế giới, đồng thời món ăn này cũng không ngừng được cải tiến và lưu truyền cho đến ngày nay.
2, Xếp thứ hai là món “Bánh lúa mạch thịt lợn”
“Bánh lúa mạch thịt lợn” còn gọi là “bánh lúa mạch thịt viên”. Cách chế biến cũng giống như cách mà mọi người thường làm bánh lúa mạnh nhân rau.
[center] [/center]
Chỉ có điều là kích thước của bánh nhỏ hơn một chút. Băm nhỏ thịt để làm nhân bánh. Khi ăn bánh này, người ta dùng ba chiếc đũa, tay trái dùng một chiếc đũa để giữ bánh ở trong đĩa, tay phải dùng một đôi đũa để gắp bánh, rồi chấm nước tương, dấm, tùy theo khẩu vị.
3, Xếp thứ ba là “Cua xanh Cự Duyên”
Tam Môn có 200 năm lịch sử nuôi cua xanh, mà cua xanh Tam Môn thì rất to, khỏe, màu sắc tươi sáng, vị thịt tươi ngon, nổi tiếng Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, thu hút rất nhiều người.
[center] [/center]
Cua Xanh Cự Duyên của Tam Môn, thích hợp với nhiệt độ từ 7 ~37℃, độ mặt là 2.6~55‰, là giống ăn thịt đào hang, ban đêm mới ra ngoài. Thịt cua xanh vùng Tam Môn giàu protein và ít chất béo, có chứa 18 axit amin. Ngoài việc chế biến thức ăn, cua xanh còn là một dược liệu rất có giá trị.
4, Bánh ú Gia Hưng
Bánh Ú Gia Hưng, là đặc sản nổi tiếng của vùng Gia Hưng, cũng là một món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời. Bánh Ú Gia Hưng làm từ gạo nếp nhưng không nát, béo nhưng không ngấy, mùi thơm hương nếp, mặn ngọt vừa phải. Đặc biệt là vị thịt tươi rất nổi tiếng.
[center] [/center]
Bánh Ú Gia Hưng có hương vị thơm ngon, dễ làm, tiện ăn, được rất nhiều du khách yêu thích, còn gọi là “ Món ăn nhanh phương Đông”.
5, Cá giấm Tây Hồ
Cá giấm Tây Hồ, là một món ăn mang hương vị truyền thống của Hàng Châu – Chiết Giang. Món ăn này chọn loại cá côn Tây Hồ làm nguyên liệu, trước khi chế biến thường phải bỏ đói cá trong ***g 1,2 ngày, khi ấy loại cá này sẽ tiết ra một tạp chất từ trong ruột, loại bỏ các chất bùn.
[center] [/center]
Món ăn này khi chế biến có yêu cầu rất nghiêm khắc về độ lửa, chỉ cần chiên khoảng 3,4 phút là vừa tới. Chiên xong thì cần rưới lên trên một lớp sốt chua ngọt, mang lại vẻ bóng mịn cho món ăn, vây ngực thẳng, thịt cá mềm, vừa có vị cua, lại có vị chua ngon , tươi ngon rất đặc biệt.
6, Bánh trôi nước Ninh Ba
Là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Ninh Ba, cũng là một trong những món ăn vặt tiêu biểu cho Trung Quốc, món ăn có lịch sử lâu đời. Nghe nói, bánh trôi nước bắt nguồn từ triều Tống.
[center] [/center]
Khi đó người dân các vùng đều thích ăn một món ăn mới, dùng một loại mứt quả để làm nhân, bên ngoài dùng bột gạo nếp nặn thành hình tròn. Bánh ăn có vị thơm ngọt, rất thú vị. Bởi vì viên gạo nếp này khi nấu chín ở trong nồi vừa nổi vừa chìm, cho nên còn được gọi là “phù viên tử” (viên nổi), sau này có nơi sửa “Phù Nguyên Tử” thành Nguyên Tiêu. Khác với người phương Bắc, người Ninh Ba có tập tục truyền thống là cùng gia đình ăn bánh trôi nước vào sáng ngày xuân.
7, Bánh xốp Ngô Sơn
Bánh xốp Ngô Sơn còn có tên “Đại Cứu Giá”, “Bánh Áo Tơi”. Đến nay nó đã có 700 đến 800 năm lịch sử, được coi là “Ngô Sơn đệ nhất điểm tâm”.
[center] [/center]
Bánh có màu vàng, xếp lớp nhiều tầng, trên nhọn dưới tròn, hình giống Kim Sơn, có phủ một lớp đường trắng như bông, giòn mà không vỡ, có dầu mà không ngấy, hương vị thơm ngọt.
8, Củ ấu Nam Hồ
Củ ấu Nam Hồ là một đặc sản nổi tiếng ở Gia Hưng, nhờ có nó mà Nam Hồ cũng trở nên nổi tiếng, có người còn gọi món này là “củ ấu vàng” , “củ ấu hoành thánh”, “củ ấu hoà thượng”..
[center] [/center]
Thường thì củ ấu cũng có góc nhọn, nhưng củ ấu Nam Hồ - Gia Hưng thì có góc tròn, vỏ màu xanh lục, 2 cạnh tròn trơn, vỏ mỏng, thịt mềm, nhiều nước, ngọt , thơm, đặc sắc hơn rất nhiều loại khác. Củ ấu Nam Hồ không chỉ dùng để ăn, nấu món ăn, mà còn dùng để làm bánh, ủ rượu, nấu đường…. Người nấu nướng sẽ chọn củ ấu non có màu xanh biếc, đặc biệt là khi vừa luộc thì vị rất tuyệt, nấu chín thì sẽ chọn củ ấu già có màu vàng nâu, rửa sạch rồi nấu chín, sẽ có vị đậm đà, thịt và gạo vừa miệng.
Về chuyện củ ấu không có đầu nhọn dài, dân gian lưu truyền một truyền thuyết như sau. Nghe nói, khi vua Càn Long du Giang Nam có ghé qua Gia Hưng, người dân nơi đây dâng lên vua món củ ấu từ Nam Hồ, lúc đó củ ấu có đầu nhọn. Khi vua Càn Long thưởng thức nó thì không may bị đầu nhọn làm bị thương, vậy là Càn Long hạ lệnh không được để củ ấu Nam Hồ mọc đầu nhọn nữa. Năm sau đó, củ ấu ở Nam Hồ đúng thật không còn đầu nhọn nữa.
9, Chân giò Kim Hoa
Chân giò có vẻ ngoài bắt mắt, thịt tươi, hương thơm độc đáo, hương vị hấp dẫn, hội tụ cả 4 điểm về sắc, hương, vị, hình, vì vậy tên khác của món này là “Tứ tuyệt” được ra đời như vậy. Trước đây nó được coi là cống phẩmTrung Quốc, có ngấm tinh hoa của thịt.
Chân giò Kim Hoa được làm từ lợn “chim hai đầu”, phần đùi sau, thịt non, rồi cho thêm muối, chỉnh hình, lật giở, phơi nắng, phơi gió, rất nhiều tháng mới làm ra nó. Nghe nói thời Nam Tống kháng Kim có danh tướng Tông Trạch là tổ sư phụ của món chân giò, có truyền thuyết kể là ông ấy đem chế biến thịt lợn ở quê nhà rồi mang vào cung, dâng lên hoàng thượng, hoàng thượng thấy thịt ở bên trong đỏ như lửa, từ đó đặt tên cho món ăn này là “Chân giò Kim Hoa”
10, Mỳ Phiến Nhi Xuyên
Là một món mỳ rất nổi tiếng, bên trên có các loại nguyên liệu như rau cải chua, măng, thịt nạc thái miếng. Món ăn này có lịch sử hơn 100 năm. Đầu tiên là tiệm cổ Khuê Nguyên Quán ở Hàng Châu mở ra, điểm đặc biệt là rau và măng rất tươi, khiến cho thực khách vô cùng yêu thích.
[center] [/center]
Truyền thuyết khi Tô Đông Pha khi tới Hàng Châu làm quan đã từng nói một câu: “Không có thịt sẽ khiến người ta gầy đi, không có măng sẽ khiến người ta tầm thường”. Rau cải chua, măng, thịt,.. những nguyên liệu mà họ dùng để chế biến món mỳ này, nghe nói cũng được qua nghiên cứu kỹ lưỡng. 3 nguyên liệu này cắt thành miếng, sau đó đem luộc trong nước sôi, người ta còn gọi đây là “Phiến Nhi Xuyên”.
Điểu Diệc -Ola88 dịch
1, Xếp thứ nhất là món “Thịt Đông Pha”
Tô Đông Pha sinh ra dưới thời nhà Tống (1036-1101), ông là một trong Bát đại gia Đường Tống, ông là một nhà thơ, nhà văn, và cũng là nhà thư pháp, hội họa bậc nhất thời đó. Không chỉ vậy, ngay về mặt nghệ thuật chế biến món ăn, ông cũng rất giỏi. Khi ông xúc phạm hoàng đế và bị phạt đày đến Hàng Châu, ông thường tự tay nấu ăn cho bạn bè của mình. Trong các món ăn do Tô Đông Pha chế biến thì “Thịt kho tàu” là món sở trường nhất.
[center] [/center]
Năm đó Tây Hồ bị cỏ mọc chiếm mất nửa hồ, sau khi nhận chức, Tô Đông Pha đã phát động rất nhiều dân công tới nhổ cỏ, làm sạch hồ, đất bùn được vớt lên từ dưới hồ dùng để đắp một con đê dài, và xây cầu để nối các dòng chảy, làm sống lại vẻ đẹp của Tây Hồ. Việc xây con đê dài giúp cải thiện môi trường, đem lại lợi ích thủy lợi cho nhân dân, lại tăng thêm cảnh sắc cho Tây Hồ. Sau này hình thành nên “Tô Đề Xuân Hiểu” một trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ.
[center] [/center]
Khi đó, người dân ca tụng Tô Đông Pha đã làm được một việc tốt cho địa phương, còn nghe nói ông rất thích ăn món thịt kho tàu, nên tới mùa xuân, dù không hẹn trước nhưng họ đều đem thịt lợn đến tặng cho ông để thể hiện tấm lòng của mình. Tô Đông Pha nhận được nhiều thịt lợn như vậy, cảm thấy nên chia sẻ với dân công đã giúp đỡ nạo vét Tây Hồ.
Thế là ông kêu người nhà cắt thịt thành từng miếng, rồi chế biến theo công thức mà ông tạo ra, và đem theo rượu tặng kèm, phân phát cho từng gia đình theo bảng tên dân công. Khi người nhà của ông nấu món thịt này, họ đã nghe nhầm câu nói “ đem theo rượu tặng kèm” thành “đem theo rượu nấu kèm”, và kết quả đã chế ra món thịt kho tàu có hương vị của rượu. Mọi người ăn món thịt kho do Tô Đông Pha mang đến và cảm thấy hương vị rất đặc biệt lại cực kỳ ngon miệng.
Từ đó mọi người tán dương món ăn ngon và tiếng lành đồn xa, khi đó trong số những người đến bái Tô Đông Pha làm sư phụ, ngoài việc học thư pháp, văn chương của ông, họ còn muốn học cả món “Thịt Đông Pha”. Nhà hàng Lâu Ngoại Lâu đã học theo cách nấu món ăn của Tô Đông Pha, và cung cấp cho thế giới, đồng thời món ăn này cũng không ngừng được cải tiến và lưu truyền cho đến ngày nay.
2, Xếp thứ hai là món “Bánh lúa mạch thịt lợn”
“Bánh lúa mạch thịt lợn” còn gọi là “bánh lúa mạch thịt viên”. Cách chế biến cũng giống như cách mà mọi người thường làm bánh lúa mạnh nhân rau.
[center] [/center]
Chỉ có điều là kích thước của bánh nhỏ hơn một chút. Băm nhỏ thịt để làm nhân bánh. Khi ăn bánh này, người ta dùng ba chiếc đũa, tay trái dùng một chiếc đũa để giữ bánh ở trong đĩa, tay phải dùng một đôi đũa để gắp bánh, rồi chấm nước tương, dấm, tùy theo khẩu vị.
3, Xếp thứ ba là “Cua xanh Cự Duyên”
Tam Môn có 200 năm lịch sử nuôi cua xanh, mà cua xanh Tam Môn thì rất to, khỏe, màu sắc tươi sáng, vị thịt tươi ngon, nổi tiếng Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, thu hút rất nhiều người.
[center] [/center]
Cua Xanh Cự Duyên của Tam Môn, thích hợp với nhiệt độ từ 7 ~37℃, độ mặt là 2.6~55‰, là giống ăn thịt đào hang, ban đêm mới ra ngoài. Thịt cua xanh vùng Tam Môn giàu protein và ít chất béo, có chứa 18 axit amin. Ngoài việc chế biến thức ăn, cua xanh còn là một dược liệu rất có giá trị.
4, Bánh ú Gia Hưng
Bánh Ú Gia Hưng, là đặc sản nổi tiếng của vùng Gia Hưng, cũng là một món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời. Bánh Ú Gia Hưng làm từ gạo nếp nhưng không nát, béo nhưng không ngấy, mùi thơm hương nếp, mặn ngọt vừa phải. Đặc biệt là vị thịt tươi rất nổi tiếng.
[center] [/center]
Bánh Ú Gia Hưng có hương vị thơm ngon, dễ làm, tiện ăn, được rất nhiều du khách yêu thích, còn gọi là “ Món ăn nhanh phương Đông”.
5, Cá giấm Tây Hồ
Cá giấm Tây Hồ, là một món ăn mang hương vị truyền thống của Hàng Châu – Chiết Giang. Món ăn này chọn loại cá côn Tây Hồ làm nguyên liệu, trước khi chế biến thường phải bỏ đói cá trong ***g 1,2 ngày, khi ấy loại cá này sẽ tiết ra một tạp chất từ trong ruột, loại bỏ các chất bùn.
[center] [/center]
Món ăn này khi chế biến có yêu cầu rất nghiêm khắc về độ lửa, chỉ cần chiên khoảng 3,4 phút là vừa tới. Chiên xong thì cần rưới lên trên một lớp sốt chua ngọt, mang lại vẻ bóng mịn cho món ăn, vây ngực thẳng, thịt cá mềm, vừa có vị cua, lại có vị chua ngon , tươi ngon rất đặc biệt.
6, Bánh trôi nước Ninh Ba
Là một trong những món ăn vặt nổi tiếng của Ninh Ba, cũng là một trong những món ăn vặt tiêu biểu cho Trung Quốc, món ăn có lịch sử lâu đời. Nghe nói, bánh trôi nước bắt nguồn từ triều Tống.
[center] [/center]
Khi đó người dân các vùng đều thích ăn một món ăn mới, dùng một loại mứt quả để làm nhân, bên ngoài dùng bột gạo nếp nặn thành hình tròn. Bánh ăn có vị thơm ngọt, rất thú vị. Bởi vì viên gạo nếp này khi nấu chín ở trong nồi vừa nổi vừa chìm, cho nên còn được gọi là “phù viên tử” (viên nổi), sau này có nơi sửa “Phù Nguyên Tử” thành Nguyên Tiêu. Khác với người phương Bắc, người Ninh Ba có tập tục truyền thống là cùng gia đình ăn bánh trôi nước vào sáng ngày xuân.
7, Bánh xốp Ngô Sơn
Bánh xốp Ngô Sơn còn có tên “Đại Cứu Giá”, “Bánh Áo Tơi”. Đến nay nó đã có 700 đến 800 năm lịch sử, được coi là “Ngô Sơn đệ nhất điểm tâm”.
[center] [/center]
Bánh có màu vàng, xếp lớp nhiều tầng, trên nhọn dưới tròn, hình giống Kim Sơn, có phủ một lớp đường trắng như bông, giòn mà không vỡ, có dầu mà không ngấy, hương vị thơm ngọt.
8, Củ ấu Nam Hồ
Củ ấu Nam Hồ là một đặc sản nổi tiếng ở Gia Hưng, nhờ có nó mà Nam Hồ cũng trở nên nổi tiếng, có người còn gọi món này là “củ ấu vàng” , “củ ấu hoành thánh”, “củ ấu hoà thượng”..
[center] [/center]
Thường thì củ ấu cũng có góc nhọn, nhưng củ ấu Nam Hồ - Gia Hưng thì có góc tròn, vỏ màu xanh lục, 2 cạnh tròn trơn, vỏ mỏng, thịt mềm, nhiều nước, ngọt , thơm, đặc sắc hơn rất nhiều loại khác. Củ ấu Nam Hồ không chỉ dùng để ăn, nấu món ăn, mà còn dùng để làm bánh, ủ rượu, nấu đường…. Người nấu nướng sẽ chọn củ ấu non có màu xanh biếc, đặc biệt là khi vừa luộc thì vị rất tuyệt, nấu chín thì sẽ chọn củ ấu già có màu vàng nâu, rửa sạch rồi nấu chín, sẽ có vị đậm đà, thịt và gạo vừa miệng.
Về chuyện củ ấu không có đầu nhọn dài, dân gian lưu truyền một truyền thuyết như sau. Nghe nói, khi vua Càn Long du Giang Nam có ghé qua Gia Hưng, người dân nơi đây dâng lên vua món củ ấu từ Nam Hồ, lúc đó củ ấu có đầu nhọn. Khi vua Càn Long thưởng thức nó thì không may bị đầu nhọn làm bị thương, vậy là Càn Long hạ lệnh không được để củ ấu Nam Hồ mọc đầu nhọn nữa. Năm sau đó, củ ấu ở Nam Hồ đúng thật không còn đầu nhọn nữa.
9, Chân giò Kim Hoa
Chân giò có vẻ ngoài bắt mắt, thịt tươi, hương thơm độc đáo, hương vị hấp dẫn, hội tụ cả 4 điểm về sắc, hương, vị, hình, vì vậy tên khác của món này là “Tứ tuyệt” được ra đời như vậy. Trước đây nó được coi là cống phẩmTrung Quốc, có ngấm tinh hoa của thịt.
Chân giò Kim Hoa được làm từ lợn “chim hai đầu”, phần đùi sau, thịt non, rồi cho thêm muối, chỉnh hình, lật giở, phơi nắng, phơi gió, rất nhiều tháng mới làm ra nó. Nghe nói thời Nam Tống kháng Kim có danh tướng Tông Trạch là tổ sư phụ của món chân giò, có truyền thuyết kể là ông ấy đem chế biến thịt lợn ở quê nhà rồi mang vào cung, dâng lên hoàng thượng, hoàng thượng thấy thịt ở bên trong đỏ như lửa, từ đó đặt tên cho món ăn này là “Chân giò Kim Hoa”
10, Mỳ Phiến Nhi Xuyên
Là một món mỳ rất nổi tiếng, bên trên có các loại nguyên liệu như rau cải chua, măng, thịt nạc thái miếng. Món ăn này có lịch sử hơn 100 năm. Đầu tiên là tiệm cổ Khuê Nguyên Quán ở Hàng Châu mở ra, điểm đặc biệt là rau và măng rất tươi, khiến cho thực khách vô cùng yêu thích.
[center] [/center]
Truyền thuyết khi Tô Đông Pha khi tới Hàng Châu làm quan đã từng nói một câu: “Không có thịt sẽ khiến người ta gầy đi, không có măng sẽ khiến người ta tầm thường”. Rau cải chua, măng, thịt,.. những nguyên liệu mà họ dùng để chế biến món mỳ này, nghe nói cũng được qua nghiên cứu kỹ lưỡng. 3 nguyên liệu này cắt thành miếng, sau đó đem luộc trong nước sôi, người ta còn gọi đây là “Phiến Nhi Xuyên”.
Điểu Diệc -Ola88 dịch
Đăng nhập để bình luận: