Phong Tục Ẩm Thực ngày tết Trung Thu ở khắp mọi miền Trung Quốc
Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm là lúc gặt hái thành quả sau một năm dài vất vả làm việc. Mỗi gia đình đều bày đồ ăn và rượu ngon, chung niềm vui thu hoạch. Cùng với đó, ngày lễ chào mừng một mùa trăng cũng đã hình thành nên nhiều phong tục ẩm thực Trung Thu đặc sắc và đa dạng của các địa phương ở Trung Quốc.
1, Chiết Giang
Sở dĩ món “Cá lư xào rau rút” đã trở thành món ăn trên bàn tiệc trung thu của mọi gia đình Chiết Giang là bởi vì, món ăn này rất thích hợp với tiết trời lúc đó, tạo cảm giác ngon miệng, hơn nữa nó còn gắn liền với điển cố “thuần lư chi tư” về vị quan Trương Hàn thời nhà Tấn.
[center] [/center]
Trương Hàn thấy gió thu nổi lên, chợt nhớ rau cô, canh rau rút (thuần), nem cá lư (lư) của Ngô Trung, bèn nói: Đời người quý ở chỗ được thỏa ý, sao có thể làm quan tha hương mấy ngàn dặm để cầu danh tước! , rồi ông mượn cớ đó lập tức trở về quê hương. Câu chuyện này không những trở thành một điển cố lưu truyền ngàn đời, mà còn khiến cho rau rút trở thành vật tượng trưng cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
[center] [/center]
Rau rút là món sốt thường dùng trong bữa cơm trung thu và thường ăn vào tháng 8. Rau rút còn có tên là “cỏ mã đề” (nghĩa là: cỏ móng ngựa), hay còn gọi là rau nước, là một thực vật sống trong nước. Gốc, cọng, lá của loại rau này không chỉ có màu xanh biếc thơm ngát, tươi non ngon miệng, mà còn giàu chất dinh dưỡng.
2, Bắc Kinh
Bánh trung thu cổ của Bắc Kinh là Tự Lai Hồng, Tự Lai Bạch và bánh trung thu Đề Tương.
Bánh trung thu Tự Lai Hồng còn gọi là bánh trung thu màu đỏ. Bánh nướng lên có màu đậm, nhân bánh gồm có đường trắng, đường thỏi, các loại hạt; trên mặt vỏ có một đường hình tròn màu đỏ, trong đường tròn đó có một vài lỗ nhỏ. Bánh Tự Lai Hồng xốp giòn, ngọt thơm, có mùi hương hoa quế đậm đà, là món ăn chính để cúng tế Nguyệt thần, và cũng có thể tế thần vào ngày thường.
[center] [/center]
Bánh trung thu Tự Lai Bạch, có hình tròn, mặt trên màu trắng sữa, đáy màu vàng lúa mì. Vỏ bánh mềm mại, mịn màng mà không dính. Bánh này có mùi vị thơm ngon, nhân là các loại hạt, hương thơm của hoa quế, hấp dẫn thực khách.
[center] [/center]
Bánh trung thu Đề Tương được đặt tên theo cách làm vỏ bánh. Nói theo cách đại chúng thì “đề tương” nghĩa là nấu nước đường, ngoài ra trong vỏ bánh còn có thêm một lượng mỡ lợn nhất định, có tác dụng làm bánh xốp giòn hơn. Người Hồi thì dùng mỡ bò thay cho mỡ lợn. Đặc điểm của loại bánh này là vỏ xốp, nhân thơm, người Bắc Kinh xưa cực kỳ yêu thích.
Ngoài bánh trung thu, trên bàn ăn ngày tết Trung Thu, người Bắc Kinh rất thích thưởng thức các món vị cua, bởi vì tầm tháng 8 thì cua rất béo, và ngày trung thu là lúc thích hợp để ăn cua.
3,Thiểm Tây
Ở khu vực Thiểm Tây – Tây An, cứ mỗi tết Trung Thu thì các gia đình bản xứ lại làm bánh bao không nhân, cả gia đình đều ăn bánh bao không nhân, còn gọi là “Bánh Đoàn Viên”. Bánh trung thu có hình tròn lớn được người dân ở Thiểm Tây chế tạo ra, dùng bột mì tinh chế tạo thành bánh hình tròn có 3 đến 5 tầng, xung quanh mỗi tầng có khắc một loại hoa, rồi dùng nồi nướng bánh. Bánh có hình thù đẹp mắt, tượng trưng cho sự đoàn viên của gia đình. “Bánh Đoàn Viên” được coi là vật tế lễ lên mặt trăng, cúng tế xong thì gia đình chia bánh ra ăn.
[center] [/center]
Trong nhà có bao nhiêu người thì chia thành bấy nhiêu miếng. Khi ghép lại sẽ thành một chiếc bánh hình tròn lớn, khi chia ra thì mỗi người một miếng, thể hiện sự đoàn viên, người một nhà luôn tương thân tương ái.
Nướng “bánh Đoàn Viên” là một tập tục truyền thống của người Thiểm Tây, mỗi khi tết đến, nhà nhà người người bận luôn tay luôn chân, họ dùng vừng, hạch đào, đậu phộng để làm nhân bánh, rồi dùng nồi sắt hoặc chảo để nướng bánh trung thu.
Ngoài ra, vào ngày lễ Trung Thu, người Thiểm Tây dù là người giàu hay người nghèo, cũng phải ăn dưa hấu, dưa hấu còn được cắt thành hình hoa sen, nó được coi là món ăn giải nhiệt, đem lại cảm giác mát mẻ, nhiều đường có thể thanh nhiệt hạ hỏa. Vào ngày Trung Thu đoàn viên, vừa hóng gió ngắm trăng, vừa ăn dưa hấu giải nhiệt, đem lại cảm giác thư giãn sảng khoái, tăng thêm niềm vui đoàn tụ trong mọi gia đình. Dưa hấu cắt thành hình hoa sen, tăng thêm không khí lễ tết cho mọi nhà, và cũng có ý chúc mọi điều tốt lành.
[center] [/center]
4, Tứ Xuyên
Người Tứ Xuyên đón Trung Thu, ngoài việc ăn bánh trung thu, họ còn đập bánh dày, ăn bánh vừng, bánh mật ong .v.v.., và họ còn giết vịt.
[center] [/center]
Ở khu vực Xuyên Tây, “vịt xông khói” là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Bởi vì khi đó , vịt nuôi đã đủ lớn, không quá béo cũng không quá gầy.
[center] [/center]
Người làm vịt sẽ chọn một con vịt từ 9-13 tuần tuổi, giết xong vặt lông sạch sẽ, mổ ruột cắt bỏ nội tạng, rửa sạch, rồi chặt đầu cánh, chân vịt, đem tẩm ướp gia vị để qua một đêm, rồi nhúng vào nước sôi đun cho tới khi căng da, vớt ra để ráo nước, rồi đặt vào lò hun, dùng rơm cỏ hun khói cho đến khi có màu nước trà, sau đó cho vào nồi sốt đun chín, bước cuối cùng là chặt ra và bày lên đĩa, món ăn có màu đỏ, thịt mềm, mùi vị đậm đà.
5, Sơn Tây
Người dân vùng Tam Tấn-Sơn Tây ăn bánh trung thu vào mỗi dịp Trung Thu , bánh trung thu là vật để cúng tế, cũng là món ăn kỷ niệm ngày lễ của cả gia đình, và là một món quà tặng bạn bè người thân. Theo thói quen ở nông thôn họ thường tự làm bánh trung thu. Mỗi mùa lễ tế, cả thôn đều đứng lò. Mọi người chuẩn bị đầy đủ bột, dầu, đường, nhân, và người làm bánh là những người thợ thủ công bậc thầy, cũng có rất nhiều người tự mình chế tạo.
[center] [/center]
Các loại bánh trung thu của họ, đều có vẻ ngoài bắt mắt, có thể chia thành hai loại là bánh xốp và bánh đề tương. Bánh xốp có màu vàng dầu, lớp vỏ phân tầng rõ ràng, các mẫu bánh đơn giản. Bánh đề tương dùng đường tinh khiết, thường đóng theo khuôn, hình mẫu tinh tế. Có các loại bánh như “Hằng Nga Bôn nguyệt”, “Ngân Hà Minh Nguyệt”, “Tê Ngưu Vọng Nguyệt” .v.v..., thường đặt theo tên của các câu chuyện truyền thuyết thần thoại. Nguyên liệu làm nhân bánh chia làm đường trắng và đường đỏ, còn có thêm nhiều nguyên liệu khác như sợi hoa hồng, hạch đào, hạnh nhân, quả hồng, táo đỏ, đậu phộng .v.v...
[center] [/center]
6, Giang Tô
Người Nam Kinh – Giang Tô thích ăn bánh trung thu vào ngày lễ, ngoài ra họ còn ăn “Vịt Quế Hoa” hay còn gọi là “Kim Lăng Minh Thái”. “Vịt Quế Hoa” thơm hương hoa quế, béo mà không ngậy, vị ngon vừa miệng. Uống rượu xong thì phải ăn “vịt Quế Hoa” thêm chút khoai môn, rưới tương quế, là ngon miễn chê. Tương quế còn gọi là “đường quế hoa”, hoa quế hái trước ngày trung thu rồi dùng đường và ô mai tẩm ướp.
[center] [/center]
Phụ nữ Giang Nam khéo léo đã đem vật được ngâm trong thơ ca để làm món ăn trên bàn tiệc. Gia đình người Nam Kinh ngắm trăng còn gọi là “khánh đoàn viên” (nghĩa là: chúc đoàn viên), họ ngồi quây quần bên nhau ăn uống thì gọi là “mãn nguyệt” (nghĩa là: trăng đầy, trăng tròn) , du ngoạn khắp nơi thì gọi là “tẩu nguyệt” (nghĩa là: trăng đi).
[center] [/center]
Ở vùng Đông Đài – Giang Tô, mỗi ngày lễ Trung Thu, sẽ cắt ngó sen làm bánh, dùng thịt xay bọc quanh, rồi phết vụn bánh mỳ, cho vào chảo dầu chiên chín, gọi là bánh ngó sen, còn có tên khác là “hoa sen”, mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn viên.
7, Quảng Đông
Tết Trung Thu ở Quảng Đông có rất nhiều món ngon, chủ yếu phân thành ba loại:
Một là bánh ngọt, bánh trung thu các vùng hải triều, có loại ngọt, có loại mặn, loại tanh, loại thập cẩm, các loại vị đa dạng. Ngoài ra còn có bánh bột, bánh mềm, bánh quy xốp đều là bánh trung thu, là món ăn mà họ đem tặng người thân, có thể nói tặng bánh trung thu là một phong tục thể hiện sự thân thiết, gắn bó của người dân nơi đây.
[center] [/center]
Vào mùa Trung thu, trời cao trong lành chính là lúc các loại trái cây chín mùi, bưởi, hồng, đào, dứa, lựu, trám, chuối .v.v.. cũng là một loại ẩm thực của người Triều Châu.
[center] [/center]
Thứ ba là các loại nông sản như khoai môn, bí đỏ, được người Triều Châu dùng để chế biến tương khoai, tương bí. Những món này đều là món khoái khẩu của họ. Khoai môn, bánh dày cũng là món ăn không thể thiếu của người Triều Châu mỗi dịp Trung Thu.
[center] [/center]
8, Đài Loan
Khí hậu ở Cao Hùng – Đài Loan rất thích hợp để nuôi vịt trời. Trung thu là thời điểm vịt trời phát triển, khu vực Mỹ Nông có xu hướng thịt vịt trời để làm món ăn vào ngày Trung Thu, và nó đã trở thành đặc sản Trung thu ở địa phương này. Còn ở khu Nghi Lan, vào ngày Trung Thu ngoài việc ăn bánh trung thu, họ còn một món ăn tên là “bánh rau”.
[center] [/center]
Bánh rau được làm từ bột mỳ, ở giữa có phết đường đỏ khô. Khu vực Đài Nam thì có tập tục ăn bánh mochi vào ngày Trung Thu.
[center] [/center]
Gần đây, tết Trung Thu ở Đài Loan còn phát triển thêm một hoạt động mới, đó là nướng thịt. Bên cạnh đó, công ty thực phẩm ở Đài Loan thể theo các nhu cầu khác nhau của người dân và dựa theo đặc điểm tiết trời trung thu mát mẻ, họ đã cho ra loại bánh có khái niệm hoàn toàn mới, đó là “Trung Thu Tuyết Nguyệt”. Tại sao lại là bánh “Tuyết Nguyệt” ?
Tuyết nguyệt được ghép từ kem và bánh trung thu, hương vị thanh khiết, mát lạnh, sảng khoái, nhân bên trong có 3 loại vị: vị rượu sâm banh ngọt ngào, vị Hawaii mát mẻ, và vị cà phê Vienna. Loại bánh này còn được đóng gói tinh tế theo phong cách kiểu Nhật, hộp bánh có tác dụng cách nhiệt, bảo đảm bánh Tuyết Nguyệt vẫn thơm ngon trong một thời gian nhất định.
[center] [/center]
Theo một báo cáo của “Mạng Tin Tức Trung Quảng” Đài Loan, mặc dù chính quyền Đài Loan đã dốc sức tiến hành tiết kiệm năng lượng giảm khí cac-bon, nhưng đến tết Trung Thu thì hoạt động ăn đồ nướng vẫn rất được người dân hưởng ứng. Hàng xóm láng giềng nhân ngày Trung Thu nướng thịt để giao lưu với nhau. Mọi người trong nhà cũng bồi đắp tình cảm bằng việc chuẩn bị nguyên liệu, nhóm lửa, nướng thịt.
[center] [/center]
Ở mọi vùng miền, địa phương khác nhau vào ngày Trung Thu đều có những phong tục và nền ẩm thực riêng biệt, tuy vậy, nó vẫn cùng hướng chung đến một ý nghĩa đoàn viên, sum vầy. Dù người dân có ăn vịt, ăn trái cây, hay ăn bánh trung thu, thì điều quan trọng nhất vẫn là được ở bên cạnh những người thân yêu, cùng nhau thưởng thức một đêm trăng tròn đầy.
[i]Điểu Diệc Ola88 dịch[/i]
1, Chiết Giang
Sở dĩ món “Cá lư xào rau rút” đã trở thành món ăn trên bàn tiệc trung thu của mọi gia đình Chiết Giang là bởi vì, món ăn này rất thích hợp với tiết trời lúc đó, tạo cảm giác ngon miệng, hơn nữa nó còn gắn liền với điển cố “thuần lư chi tư” về vị quan Trương Hàn thời nhà Tấn.
[center] [/center]
Trương Hàn thấy gió thu nổi lên, chợt nhớ rau cô, canh rau rút (thuần), nem cá lư (lư) của Ngô Trung, bèn nói: Đời người quý ở chỗ được thỏa ý, sao có thể làm quan tha hương mấy ngàn dặm để cầu danh tước! , rồi ông mượn cớ đó lập tức trở về quê hương. Câu chuyện này không những trở thành một điển cố lưu truyền ngàn đời, mà còn khiến cho rau rút trở thành vật tượng trưng cho nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
[center] [/center]
Rau rút là món sốt thường dùng trong bữa cơm trung thu và thường ăn vào tháng 8. Rau rút còn có tên là “cỏ mã đề” (nghĩa là: cỏ móng ngựa), hay còn gọi là rau nước, là một thực vật sống trong nước. Gốc, cọng, lá của loại rau này không chỉ có màu xanh biếc thơm ngát, tươi non ngon miệng, mà còn giàu chất dinh dưỡng.
2, Bắc Kinh
Bánh trung thu cổ của Bắc Kinh là Tự Lai Hồng, Tự Lai Bạch và bánh trung thu Đề Tương.
Bánh trung thu Tự Lai Hồng còn gọi là bánh trung thu màu đỏ. Bánh nướng lên có màu đậm, nhân bánh gồm có đường trắng, đường thỏi, các loại hạt; trên mặt vỏ có một đường hình tròn màu đỏ, trong đường tròn đó có một vài lỗ nhỏ. Bánh Tự Lai Hồng xốp giòn, ngọt thơm, có mùi hương hoa quế đậm đà, là món ăn chính để cúng tế Nguyệt thần, và cũng có thể tế thần vào ngày thường.
[center] [/center]
Bánh trung thu Tự Lai Bạch, có hình tròn, mặt trên màu trắng sữa, đáy màu vàng lúa mì. Vỏ bánh mềm mại, mịn màng mà không dính. Bánh này có mùi vị thơm ngon, nhân là các loại hạt, hương thơm của hoa quế, hấp dẫn thực khách.
[center] [/center]
Bánh trung thu Đề Tương được đặt tên theo cách làm vỏ bánh. Nói theo cách đại chúng thì “đề tương” nghĩa là nấu nước đường, ngoài ra trong vỏ bánh còn có thêm một lượng mỡ lợn nhất định, có tác dụng làm bánh xốp giòn hơn. Người Hồi thì dùng mỡ bò thay cho mỡ lợn. Đặc điểm của loại bánh này là vỏ xốp, nhân thơm, người Bắc Kinh xưa cực kỳ yêu thích.
Ngoài bánh trung thu, trên bàn ăn ngày tết Trung Thu, người Bắc Kinh rất thích thưởng thức các món vị cua, bởi vì tầm tháng 8 thì cua rất béo, và ngày trung thu là lúc thích hợp để ăn cua.
3,Thiểm Tây
Ở khu vực Thiểm Tây – Tây An, cứ mỗi tết Trung Thu thì các gia đình bản xứ lại làm bánh bao không nhân, cả gia đình đều ăn bánh bao không nhân, còn gọi là “Bánh Đoàn Viên”. Bánh trung thu có hình tròn lớn được người dân ở Thiểm Tây chế tạo ra, dùng bột mì tinh chế tạo thành bánh hình tròn có 3 đến 5 tầng, xung quanh mỗi tầng có khắc một loại hoa, rồi dùng nồi nướng bánh. Bánh có hình thù đẹp mắt, tượng trưng cho sự đoàn viên của gia đình. “Bánh Đoàn Viên” được coi là vật tế lễ lên mặt trăng, cúng tế xong thì gia đình chia bánh ra ăn.
[center] [/center]
Trong nhà có bao nhiêu người thì chia thành bấy nhiêu miếng. Khi ghép lại sẽ thành một chiếc bánh hình tròn lớn, khi chia ra thì mỗi người một miếng, thể hiện sự đoàn viên, người một nhà luôn tương thân tương ái.
Nướng “bánh Đoàn Viên” là một tập tục truyền thống của người Thiểm Tây, mỗi khi tết đến, nhà nhà người người bận luôn tay luôn chân, họ dùng vừng, hạch đào, đậu phộng để làm nhân bánh, rồi dùng nồi sắt hoặc chảo để nướng bánh trung thu.
Ngoài ra, vào ngày lễ Trung Thu, người Thiểm Tây dù là người giàu hay người nghèo, cũng phải ăn dưa hấu, dưa hấu còn được cắt thành hình hoa sen, nó được coi là món ăn giải nhiệt, đem lại cảm giác mát mẻ, nhiều đường có thể thanh nhiệt hạ hỏa. Vào ngày Trung Thu đoàn viên, vừa hóng gió ngắm trăng, vừa ăn dưa hấu giải nhiệt, đem lại cảm giác thư giãn sảng khoái, tăng thêm niềm vui đoàn tụ trong mọi gia đình. Dưa hấu cắt thành hình hoa sen, tăng thêm không khí lễ tết cho mọi nhà, và cũng có ý chúc mọi điều tốt lành.
[center] [/center]
4, Tứ Xuyên
Người Tứ Xuyên đón Trung Thu, ngoài việc ăn bánh trung thu, họ còn đập bánh dày, ăn bánh vừng, bánh mật ong .v.v.., và họ còn giết vịt.
[center] [/center]
Ở khu vực Xuyên Tây, “vịt xông khói” là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Bởi vì khi đó , vịt nuôi đã đủ lớn, không quá béo cũng không quá gầy.
[center] [/center]
Người làm vịt sẽ chọn một con vịt từ 9-13 tuần tuổi, giết xong vặt lông sạch sẽ, mổ ruột cắt bỏ nội tạng, rửa sạch, rồi chặt đầu cánh, chân vịt, đem tẩm ướp gia vị để qua một đêm, rồi nhúng vào nước sôi đun cho tới khi căng da, vớt ra để ráo nước, rồi đặt vào lò hun, dùng rơm cỏ hun khói cho đến khi có màu nước trà, sau đó cho vào nồi sốt đun chín, bước cuối cùng là chặt ra và bày lên đĩa, món ăn có màu đỏ, thịt mềm, mùi vị đậm đà.
5, Sơn Tây
Người dân vùng Tam Tấn-Sơn Tây ăn bánh trung thu vào mỗi dịp Trung Thu , bánh trung thu là vật để cúng tế, cũng là món ăn kỷ niệm ngày lễ của cả gia đình, và là một món quà tặng bạn bè người thân. Theo thói quen ở nông thôn họ thường tự làm bánh trung thu. Mỗi mùa lễ tế, cả thôn đều đứng lò. Mọi người chuẩn bị đầy đủ bột, dầu, đường, nhân, và người làm bánh là những người thợ thủ công bậc thầy, cũng có rất nhiều người tự mình chế tạo.
[center] [/center]
Các loại bánh trung thu của họ, đều có vẻ ngoài bắt mắt, có thể chia thành hai loại là bánh xốp và bánh đề tương. Bánh xốp có màu vàng dầu, lớp vỏ phân tầng rõ ràng, các mẫu bánh đơn giản. Bánh đề tương dùng đường tinh khiết, thường đóng theo khuôn, hình mẫu tinh tế. Có các loại bánh như “Hằng Nga Bôn nguyệt”, “Ngân Hà Minh Nguyệt”, “Tê Ngưu Vọng Nguyệt” .v.v..., thường đặt theo tên của các câu chuyện truyền thuyết thần thoại. Nguyên liệu làm nhân bánh chia làm đường trắng và đường đỏ, còn có thêm nhiều nguyên liệu khác như sợi hoa hồng, hạch đào, hạnh nhân, quả hồng, táo đỏ, đậu phộng .v.v...
[center] [/center]
6, Giang Tô
Người Nam Kinh – Giang Tô thích ăn bánh trung thu vào ngày lễ, ngoài ra họ còn ăn “Vịt Quế Hoa” hay còn gọi là “Kim Lăng Minh Thái”. “Vịt Quế Hoa” thơm hương hoa quế, béo mà không ngậy, vị ngon vừa miệng. Uống rượu xong thì phải ăn “vịt Quế Hoa” thêm chút khoai môn, rưới tương quế, là ngon miễn chê. Tương quế còn gọi là “đường quế hoa”, hoa quế hái trước ngày trung thu rồi dùng đường và ô mai tẩm ướp.
[center] [/center]
Phụ nữ Giang Nam khéo léo đã đem vật được ngâm trong thơ ca để làm món ăn trên bàn tiệc. Gia đình người Nam Kinh ngắm trăng còn gọi là “khánh đoàn viên” (nghĩa là: chúc đoàn viên), họ ngồi quây quần bên nhau ăn uống thì gọi là “mãn nguyệt” (nghĩa là: trăng đầy, trăng tròn) , du ngoạn khắp nơi thì gọi là “tẩu nguyệt” (nghĩa là: trăng đi).
[center] [/center]
Ở vùng Đông Đài – Giang Tô, mỗi ngày lễ Trung Thu, sẽ cắt ngó sen làm bánh, dùng thịt xay bọc quanh, rồi phết vụn bánh mỳ, cho vào chảo dầu chiên chín, gọi là bánh ngó sen, còn có tên khác là “hoa sen”, mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn viên.
7, Quảng Đông
Tết Trung Thu ở Quảng Đông có rất nhiều món ngon, chủ yếu phân thành ba loại:
Một là bánh ngọt, bánh trung thu các vùng hải triều, có loại ngọt, có loại mặn, loại tanh, loại thập cẩm, các loại vị đa dạng. Ngoài ra còn có bánh bột, bánh mềm, bánh quy xốp đều là bánh trung thu, là món ăn mà họ đem tặng người thân, có thể nói tặng bánh trung thu là một phong tục thể hiện sự thân thiết, gắn bó của người dân nơi đây.
[center] [/center]
Vào mùa Trung thu, trời cao trong lành chính là lúc các loại trái cây chín mùi, bưởi, hồng, đào, dứa, lựu, trám, chuối .v.v.. cũng là một loại ẩm thực của người Triều Châu.
[center] [/center]
Thứ ba là các loại nông sản như khoai môn, bí đỏ, được người Triều Châu dùng để chế biến tương khoai, tương bí. Những món này đều là món khoái khẩu của họ. Khoai môn, bánh dày cũng là món ăn không thể thiếu của người Triều Châu mỗi dịp Trung Thu.
[center] [/center]
8, Đài Loan
Khí hậu ở Cao Hùng – Đài Loan rất thích hợp để nuôi vịt trời. Trung thu là thời điểm vịt trời phát triển, khu vực Mỹ Nông có xu hướng thịt vịt trời để làm món ăn vào ngày Trung Thu, và nó đã trở thành đặc sản Trung thu ở địa phương này. Còn ở khu Nghi Lan, vào ngày Trung Thu ngoài việc ăn bánh trung thu, họ còn một món ăn tên là “bánh rau”.
[center] [/center]
Bánh rau được làm từ bột mỳ, ở giữa có phết đường đỏ khô. Khu vực Đài Nam thì có tập tục ăn bánh mochi vào ngày Trung Thu.
[center] [/center]
Gần đây, tết Trung Thu ở Đài Loan còn phát triển thêm một hoạt động mới, đó là nướng thịt. Bên cạnh đó, công ty thực phẩm ở Đài Loan thể theo các nhu cầu khác nhau của người dân và dựa theo đặc điểm tiết trời trung thu mát mẻ, họ đã cho ra loại bánh có khái niệm hoàn toàn mới, đó là “Trung Thu Tuyết Nguyệt”. Tại sao lại là bánh “Tuyết Nguyệt” ?
Tuyết nguyệt được ghép từ kem và bánh trung thu, hương vị thanh khiết, mát lạnh, sảng khoái, nhân bên trong có 3 loại vị: vị rượu sâm banh ngọt ngào, vị Hawaii mát mẻ, và vị cà phê Vienna. Loại bánh này còn được đóng gói tinh tế theo phong cách kiểu Nhật, hộp bánh có tác dụng cách nhiệt, bảo đảm bánh Tuyết Nguyệt vẫn thơm ngon trong một thời gian nhất định.
[center] [/center]
Theo một báo cáo của “Mạng Tin Tức Trung Quảng” Đài Loan, mặc dù chính quyền Đài Loan đã dốc sức tiến hành tiết kiệm năng lượng giảm khí cac-bon, nhưng đến tết Trung Thu thì hoạt động ăn đồ nướng vẫn rất được người dân hưởng ứng. Hàng xóm láng giềng nhân ngày Trung Thu nướng thịt để giao lưu với nhau. Mọi người trong nhà cũng bồi đắp tình cảm bằng việc chuẩn bị nguyên liệu, nhóm lửa, nướng thịt.
[center] [/center]
Ở mọi vùng miền, địa phương khác nhau vào ngày Trung Thu đều có những phong tục và nền ẩm thực riêng biệt, tuy vậy, nó vẫn cùng hướng chung đến một ý nghĩa đoàn viên, sum vầy. Dù người dân có ăn vịt, ăn trái cây, hay ăn bánh trung thu, thì điều quan trọng nhất vẫn là được ở bên cạnh những người thân yêu, cùng nhau thưởng thức một đêm trăng tròn đầy.
[i]Điểu Diệc Ola88 dịch[/i]
Đăng nhập để bình luận: