Những bộ tộc bí ẩn ở Ethiopia
Nhiếp ảnh gia Massimo Rumi tìm đến thung lũng Omo chụp ảnh những bộ tộc cổ xưa để thấy được sự thay đổi ở đây.
Một đập thủy điện lớn sắp được xây dựng ở sông Omo thúc đẩy sự phát triển của nhiều nhà máy và dần lấy mất đất đai sinh sống của các bộ tộc bản địa. Điều này tác động đến môi trường tự nhiên lẫn cuộc sống của các bộ tộc - những người đã sống chung với dòng sông và các đợt lũ hàng năm.
Vì ảnh hưởng của toàn cầu hóa mà những phần độc đáo của thế giới đang dần dần biến mất, và bản sắc của các bộ tộc ở thung lũng Omo cũng như vậy.
Phát triển du lịch cũng tác động tiêu cực tới ý thức của họ. Massimo kể rằng anh phải trả tiền để chụp từng bức ảnh một, anh hiếm khi chụp được khoảnh khắc vô tư thường ngày của người bản địa. Trong ảnh là những người đàn ông tộc Hamar đang vẽ mặt, chuẩn bị cho buổi lễ nhảy bò.
Nhảy bò là một nghi lễ để xác nhận một nam thanh niên Hamar đã sẵn sàng làm người trưởng thành, nhận trách nhiệm kết hôn và nuôi gia đình cũng như có đàn gia súc riêng.
Tộc trưởng Hamar tò mò về chiếc máy ảnh của nhiếp ảnh gia Massimo Rumi.
Ngôi làng của những người thuộc bộ tộc Dassanech, hiện chỉ có phụ nữ và trẻ em vì toàn bộ đàn ông đều đi săn bắn ở xa.
Massimo cho biết, để có tiền khi chụp ảnh, những người phụ nữ còn đeo thêm hoa, sừng hay các loại lọ... lên đầu. Trẻ em thì tạo dáng giống người mẫu có kinh nghiệm và còn trang trí bằng màu vẽ hay các hành động nhảy múa. Trong ảnh là một cô bé ở bộ tộc Dassanech.
Những vết sẹo trên thân thể phụ nữ Dassanech là biểu hiện của vẻ đẹp.
Dòng sông Omo là nguồn sống quý giá của người dân Karo. Những đứa trẻ Karo đang vui đùa và tắm dưới sông Omo.
Phụ nữ Karo được biết đến là những người lao động rất cần mẫn và luôn chăm lo cho gia đình của mình.
Mursi là những người có vóc dáng cao, gầy và nổi tiếng hung hãn. Da dê là vật liệu truyền thống để làm trang phục của người Mursi. Thực phẩm chính của họ là ngũ cốc khô từ ngô hay cao lương nghiền. Đôi khi họ dùng thêm sữa và máu động vật, lấy ngay từ vết cắt ở cổ các con bò.
Phụ nữ Mursi nổi tiếng với hình ảnh chiếc đĩa lớn gắn ở môi. Đồ vật trang trí này được đặt ở môi dưới từ khi các cô gái Mursi mới 12, 13 tuổi.
Nhiếp ảnh gia Massimo chia sẻ: Du lịch giúp tôi biết về thế giới theo những cách không có trong sách vở hay trên truyền hình. Bằng cách đi đây đó, tôi học được ở bất cứ đâu loài người vẫn đang đấu tranh để có những điều giống nhau trong đời sống. Chúng ta có thể khác tín ngưỡng, ngôn ngữ, màu da nhưng đều chung một cuộc đua.
Theo Boredpanda
Một đập thủy điện lớn sắp được xây dựng ở sông Omo thúc đẩy sự phát triển của nhiều nhà máy và dần lấy mất đất đai sinh sống của các bộ tộc bản địa. Điều này tác động đến môi trường tự nhiên lẫn cuộc sống của các bộ tộc - những người đã sống chung với dòng sông và các đợt lũ hàng năm.
Vì ảnh hưởng của toàn cầu hóa mà những phần độc đáo của thế giới đang dần dần biến mất, và bản sắc của các bộ tộc ở thung lũng Omo cũng như vậy.
Phát triển du lịch cũng tác động tiêu cực tới ý thức của họ. Massimo kể rằng anh phải trả tiền để chụp từng bức ảnh một, anh hiếm khi chụp được khoảnh khắc vô tư thường ngày của người bản địa. Trong ảnh là những người đàn ông tộc Hamar đang vẽ mặt, chuẩn bị cho buổi lễ nhảy bò.
Nhảy bò là một nghi lễ để xác nhận một nam thanh niên Hamar đã sẵn sàng làm người trưởng thành, nhận trách nhiệm kết hôn và nuôi gia đình cũng như có đàn gia súc riêng.
Tộc trưởng Hamar tò mò về chiếc máy ảnh của nhiếp ảnh gia Massimo Rumi.
Ngôi làng của những người thuộc bộ tộc Dassanech, hiện chỉ có phụ nữ và trẻ em vì toàn bộ đàn ông đều đi săn bắn ở xa.
Massimo cho biết, để có tiền khi chụp ảnh, những người phụ nữ còn đeo thêm hoa, sừng hay các loại lọ... lên đầu. Trẻ em thì tạo dáng giống người mẫu có kinh nghiệm và còn trang trí bằng màu vẽ hay các hành động nhảy múa. Trong ảnh là một cô bé ở bộ tộc Dassanech.
Những vết sẹo trên thân thể phụ nữ Dassanech là biểu hiện của vẻ đẹp.
Dòng sông Omo là nguồn sống quý giá của người dân Karo. Những đứa trẻ Karo đang vui đùa và tắm dưới sông Omo.
Phụ nữ Karo được biết đến là những người lao động rất cần mẫn và luôn chăm lo cho gia đình của mình.
Mursi là những người có vóc dáng cao, gầy và nổi tiếng hung hãn. Da dê là vật liệu truyền thống để làm trang phục của người Mursi. Thực phẩm chính của họ là ngũ cốc khô từ ngô hay cao lương nghiền. Đôi khi họ dùng thêm sữa và máu động vật, lấy ngay từ vết cắt ở cổ các con bò.
Phụ nữ Mursi nổi tiếng với hình ảnh chiếc đĩa lớn gắn ở môi. Đồ vật trang trí này được đặt ở môi dưới từ khi các cô gái Mursi mới 12, 13 tuổi.
Nhiếp ảnh gia Massimo chia sẻ: Du lịch giúp tôi biết về thế giới theo những cách không có trong sách vở hay trên truyền hình. Bằng cách đi đây đó, tôi học được ở bất cứ đâu loài người vẫn đang đấu tranh để có những điều giống nhau trong đời sống. Chúng ta có thể khác tín ngưỡng, ngôn ngữ, màu da nhưng đều chung một cuộc đua.
Theo Boredpanda
Đăng nhập để bình luận: