Điểm danh 8 món lẩu trứ danh Trung Quốc giành cho những ngày đông lạnh giá
Thời tiết dần vào đông, thời tiết này mà được thưởng thức một nồi lẩu ấm nóng thì đúng là một điều tốt đẹp của cuộc sống! Người Trung Quốc thường có truyền thống ăn lẩu, và đây cũng là một món ăn cực kỳ được ưa chuộng, là một người yêu ẩm thực, bạn có rất nhiều lựa chọn khi nhâm nhi các món lẩu, nào là lẩu thập cẩm, lẩu cay, lẩu tươi, lẩu thơm... chắc chắn trong mười mấy loại lẩu sẽ có một loại hợp với bạn! Hãy cùng gạch đầu dòng, những món lẩu nóng đặc sắc của người Trung Hoa nhé!
[center] [/center]
1, Lẩu Trùng Khánh
Lẩu Trùng Khánh, còn gọi là “lẩu cay”, một trong những món ăn truyền thống của người Hán ở vùng Xuyên Du (tên gọi khác của Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), loại lẩu có hình Sudoku, nồi lẩu có 9 ngăn vuông thường thấy là xuất phát từ Trùng Khánh.
[center] [/center]
Lẩu Trùng Khánh có màu đỏ, lấy vị cay là vị chủ đạo, ngoài ra còn có vị mặn,chua, phía dưới đáy là phần mỡ bò để tạo thêm phần ngậy và thơm cho nồi nước dùng.
[center] [/center]
Dầu đỏ (một nguyên liệu dùng cho các món chiên xào của người Tứ Xuyên, có vị cay) hòa lẫn với nhiều loại nguyên liệu, thịt và rau quả, phía trên rắc một ít hoa tiêu, người ở gần xa đều có thể ngửi thấy vị cay nồng. Nếu cắm một chiếc đũa vào nồi lẩu, để ngâm một chút rồi rút ra, chấm một ít dầu vừng, rồi nếm thử, ..thì đúng là “ngon không tả nổi”.
[center]
[/center]
2, Lẩu Tứ Xuyên
Lẩu Tứ Xuyên và Lẩu Trùng Khánh thuộc cùng một loại lẩu cay, nhưng phong cách hương vị lại có một chút khác biệt, lẩu Tứ Xuyên có phần ấm áp hơn, dùng dầu thực vật khi chế biến, vị cay của nó là sự kết hợp của nhiều loại hương liệu.
[center]
Lẩu Tứ Xuyên[/center]
Ớt tươi thường thấy trong lẩu Tứ Xuyên là loại ớt khô đã được gia công qua 2 lần, gồm có vị tươi ngon, thơm nồng, vị vừng và vị ớt. Điều này càng tạo nên hương vị êm dịu cho loại lẩu này, tuy ăn thì khá cay, nhưng loại ớt đã qua chế biến lại không gây hại dạ dày, mặc dù những người không thể ăn cay thì vẫn sẽ phải rơi lệ. Cũng vì thế mà loại “lẩu uyên ương” ra đời, lẩu này phục vụ cho những ai thích ăn cay thì ăn phần canh cay, những người không thể ăn cay thì ăn canh nguyên chất, một bàn tiệc có đầy đủ hương vị, đó là một niềm vui của cuộc sống!
[center] [/center]
3, Lẩu Bắc Kinh
Cứ nhắc đến lẩu Bắc Kinh, thì không thể không nhắc đến lẩu đồng Bắc Kinh xưa, đó là tượng trưng của món lẩu Bắc Kinh. Những người ăn lần đầu hẳn sẽ rất ngạc nhiên, màu sắc thanh đạm nhìn như nước trong, bên trong là một số nguyên liệu: tảo tía, tôm khô, cẩu kỷ (vị thuốc Đông Y), hành, gừng.
Đối với những người sành ăn món lẩu, khi ăn lẩu của Bắc Kinh thì họ sẽ ăn nước lẩu là chính, thịt dê nhúng với nước lấu rồi chấm tương vừng đem lại cảm giác vừa tươi ngon, lại vừa đậm nét, vị thịt càng thơm hơn. Đặc biệt món lẩu dê của vùng đất này, vừa giàu dinh dưỡng, lại vừa có mùi vị đặc sắc, tuyệt đối phải thử khi đến Bắc Kinh!
[center]
Lẩu Bắc Kinh[/center]
4, Lẩu Quảng Đông
Lẩu Quảng Đông còn gọi là “Da Bian Lu” (tiếng phổ thông nghĩa là: ăn lẩu), đây là món lẩu “đại gia” nhất trong các loại lẩu! Cách nhúng thịt cũng hào phóng khác với lẩu Bắc Kinh, lẩu Quảng Đông đem lại một mỹ cảm rất tinh tế.
[center] [/center]
Quảng Đông là vùng đất ven biển, nơi đây có các loại hải sản phong phú tươi ngon, và hải sản cũng là nguyên liệu chính trong món lẩu Quảng Đông, vì vậy mà nước chấm cho lẩu càng dịu hơn, mà không át mùi vị tươi ngon vốn có của hải sản. Có rất nhiều người thích sự kết hợp của nước chấm, tỏi băm chiên, và lạc xay. Lấy phần nước dùng đã được đun thật kỹ, ăn cùng các loại nguyên liệu đã qua xử lý: như nấm, thịt viên, tôm, cua, sò… các loại hải sản, kèm với nước chấm… mới nghĩ thôi đã thấy thèm.
[center]
Lẩu Quảng Đông
[/center]
5, Lẩu Tươi Sống
“Lẩu tươi sống” là một loại lẩu rất quen thuộc, do cách làm đơn giản, nên các gia đình có thể dễ dàng chế biến hương vị món ăn này. Lẩu tươi sống có vị thanh đạm, thường lấy nguyên liệu theo các mùa, đối với những người không thích ăn mặn, thì sẽ rất hợp với các loại lẩu tươi sống này.
[center]
Lẩu tươi sống
[/center]
Cách nói “lẩu tươi sống” thì chín người mười ý, đồ tươi chia thành 3 loại tương ứng với 3 yếu tố: đất, cây, nước. Nồi lẩu tươi sống thường thấy sẽ dùng nước canh gà làm nước cốt, rồi sau đó cho thêm nấm sò, đậu phụ, ngô, thịt viên, xúc xích, nấm kim châm, nấm Khẩu Bắc (nấm nổi tiếng nhất là ở vùng Trương Gia Khẩu Trung Quốc)… Những nguyên liệu tươi sống này kết hợp lại với nhau sẽ sinh ra một hương vị khó mà chê được.
[center] [/center]
6, Lẩu Thập Cẩm
Cũng thuộc loại hương vị thanh đạm như món Lẩu tươi sống, nhưng nguyên liệu lại khác nhau. Lẩu thập cẩm lấy rau là nguyên liệu chủ đạo, ngoài ra các nguyên liệu khác đa màu đa vị. Bạn muốn ăn cải chíp hay đậu phụ? Có! Bạn muốn ăn tôm tươi, cá tươi? Có! Bạn muốn ăn toàn là thịt? Có luôn!
[center] [/center]
Có thể nói, lẩu thập cẩm là món kết hợp của các hương vị trên rừng dưới biển. Nào là măng, nấm, cải, thịt gà, xúc xích cắt lát, hải sâm, cá viên, bò viên, lòng lợn, tôm tươi, các tươi, cá lát…. Bạn muốn ăn cái gì thì bỏ cái đó vô nồi, không cần hạn chế gì hết. Đối với những người yêu thích ẩm thực nhưng lại ngại chạy ra ngoài hàng quán thì loại lẩu này là sự lựa chọn thích hợp nhất.
[center]
[/center]
7, Lẩu Cá
[center] [/center]
Lẩu Cá là món ăn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, nhưng đối với những người có tư tưởng sáng tạo, thì lẩu cá cũng có thể trở nên tươi ngon và đẹp đẽ hơn nhiều. Lẩu Cá dùng theo kiểu lẩu uyên ương là thích hợp nhất. Lẩu cá truyền thống lấy ớt tươi làm hương vị chính, ớt có màu đỏ và cay nồng, kết hợp với cá trắng mịn và thanh đạm không nồng, nhìn trông rất ngon miệng.
[center]
[/center]
Một loại khác là lẩu cá nước hải sản, loại lẩu này có màu sắc thanh khiết, thường cho thêm một chút cẩu kỷ (vị thuốc Đông y). Khi ăn lẩu cá cần đặc biệt chú ý, vì miếng cá thái lát rất mềm, nấu một tí là có thể ăn được, nếu để quá lửa thì cá sẽ bị khô, không còn mềm, ảnh hưởng đến khẩu vị!
8, Lẩu Thuốc Bắc
[center] [/center]
Lẩu thuốc bắc là một loại lẩu mới được chế ra, là một món ăn cực kỳ đặc biệt trong các loại lẩu Tứ Xuyên. Con người thời hiện đại ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng đối với sức khỏe, loại lẩu vừa thơm ngon lại đầy dinh dưỡng thì càng có nhiều địa vị trong lòng thực khách.
[center] [/center]
Lẩu thuốc bắc thường dùng nguyên liệu chính là thịt dê, kết hợp với các vị thảo dược, ngũ tạng, giải nhiệt, bổ khí. Nói một cách trực quan, nếu như muốn ăn lẩu cay mà không mọc mụn, không bị nóng, vậy thì loại lẩu này tuyệt đối sẽ chiếm được tình yêu của bạn. Lẩu thuốc bắc thông thường sẽ cho thêm một ít nguyên liệu thuốc Đông y, trong đó có cả nhân sâm, hoàng kì, cẩu kỷ, táo...đều là các dược liệu bổ khí. Loại lẩu thuốc bắc này rất có ích cho những người bị suy nhược cơ thể.
[center] [/center]
Điểu Diệc - ola88 dịch từ http://top.tuniu.com
[center] [/center]
1, Lẩu Trùng Khánh
Lẩu Trùng Khánh, còn gọi là “lẩu cay”, một trong những món ăn truyền thống của người Hán ở vùng Xuyên Du (tên gọi khác của Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), loại lẩu có hình Sudoku, nồi lẩu có 9 ngăn vuông thường thấy là xuất phát từ Trùng Khánh.
[center] [/center]
Lẩu Trùng Khánh có màu đỏ, lấy vị cay là vị chủ đạo, ngoài ra còn có vị mặn,chua, phía dưới đáy là phần mỡ bò để tạo thêm phần ngậy và thơm cho nồi nước dùng.
[center] [/center]
Dầu đỏ (một nguyên liệu dùng cho các món chiên xào của người Tứ Xuyên, có vị cay) hòa lẫn với nhiều loại nguyên liệu, thịt và rau quả, phía trên rắc một ít hoa tiêu, người ở gần xa đều có thể ngửi thấy vị cay nồng. Nếu cắm một chiếc đũa vào nồi lẩu, để ngâm một chút rồi rút ra, chấm một ít dầu vừng, rồi nếm thử, ..thì đúng là “ngon không tả nổi”.
[center]
[/center]
2, Lẩu Tứ Xuyên
Lẩu Tứ Xuyên và Lẩu Trùng Khánh thuộc cùng một loại lẩu cay, nhưng phong cách hương vị lại có một chút khác biệt, lẩu Tứ Xuyên có phần ấm áp hơn, dùng dầu thực vật khi chế biến, vị cay của nó là sự kết hợp của nhiều loại hương liệu.
[center]
Lẩu Tứ Xuyên[/center]
Ớt tươi thường thấy trong lẩu Tứ Xuyên là loại ớt khô đã được gia công qua 2 lần, gồm có vị tươi ngon, thơm nồng, vị vừng và vị ớt. Điều này càng tạo nên hương vị êm dịu cho loại lẩu này, tuy ăn thì khá cay, nhưng loại ớt đã qua chế biến lại không gây hại dạ dày, mặc dù những người không thể ăn cay thì vẫn sẽ phải rơi lệ. Cũng vì thế mà loại “lẩu uyên ương” ra đời, lẩu này phục vụ cho những ai thích ăn cay thì ăn phần canh cay, những người không thể ăn cay thì ăn canh nguyên chất, một bàn tiệc có đầy đủ hương vị, đó là một niềm vui của cuộc sống!
[center] [/center]
3, Lẩu Bắc Kinh
Cứ nhắc đến lẩu Bắc Kinh, thì không thể không nhắc đến lẩu đồng Bắc Kinh xưa, đó là tượng trưng của món lẩu Bắc Kinh. Những người ăn lần đầu hẳn sẽ rất ngạc nhiên, màu sắc thanh đạm nhìn như nước trong, bên trong là một số nguyên liệu: tảo tía, tôm khô, cẩu kỷ (vị thuốc Đông Y), hành, gừng.
Đối với những người sành ăn món lẩu, khi ăn lẩu của Bắc Kinh thì họ sẽ ăn nước lẩu là chính, thịt dê nhúng với nước lấu rồi chấm tương vừng đem lại cảm giác vừa tươi ngon, lại vừa đậm nét, vị thịt càng thơm hơn. Đặc biệt món lẩu dê của vùng đất này, vừa giàu dinh dưỡng, lại vừa có mùi vị đặc sắc, tuyệt đối phải thử khi đến Bắc Kinh!
[center]
Lẩu Bắc Kinh[/center]
4, Lẩu Quảng Đông
Lẩu Quảng Đông còn gọi là “Da Bian Lu” (tiếng phổ thông nghĩa là: ăn lẩu), đây là món lẩu “đại gia” nhất trong các loại lẩu! Cách nhúng thịt cũng hào phóng khác với lẩu Bắc Kinh, lẩu Quảng Đông đem lại một mỹ cảm rất tinh tế.
[center] [/center]
Quảng Đông là vùng đất ven biển, nơi đây có các loại hải sản phong phú tươi ngon, và hải sản cũng là nguyên liệu chính trong món lẩu Quảng Đông, vì vậy mà nước chấm cho lẩu càng dịu hơn, mà không át mùi vị tươi ngon vốn có của hải sản. Có rất nhiều người thích sự kết hợp của nước chấm, tỏi băm chiên, và lạc xay. Lấy phần nước dùng đã được đun thật kỹ, ăn cùng các loại nguyên liệu đã qua xử lý: như nấm, thịt viên, tôm, cua, sò… các loại hải sản, kèm với nước chấm… mới nghĩ thôi đã thấy thèm.
[center]
Lẩu Quảng Đông
[/center]
5, Lẩu Tươi Sống
“Lẩu tươi sống” là một loại lẩu rất quen thuộc, do cách làm đơn giản, nên các gia đình có thể dễ dàng chế biến hương vị món ăn này. Lẩu tươi sống có vị thanh đạm, thường lấy nguyên liệu theo các mùa, đối với những người không thích ăn mặn, thì sẽ rất hợp với các loại lẩu tươi sống này.
[center]
Lẩu tươi sống
[/center]
Cách nói “lẩu tươi sống” thì chín người mười ý, đồ tươi chia thành 3 loại tương ứng với 3 yếu tố: đất, cây, nước. Nồi lẩu tươi sống thường thấy sẽ dùng nước canh gà làm nước cốt, rồi sau đó cho thêm nấm sò, đậu phụ, ngô, thịt viên, xúc xích, nấm kim châm, nấm Khẩu Bắc (nấm nổi tiếng nhất là ở vùng Trương Gia Khẩu Trung Quốc)… Những nguyên liệu tươi sống này kết hợp lại với nhau sẽ sinh ra một hương vị khó mà chê được.
[center] [/center]
6, Lẩu Thập Cẩm
Cũng thuộc loại hương vị thanh đạm như món Lẩu tươi sống, nhưng nguyên liệu lại khác nhau. Lẩu thập cẩm lấy rau là nguyên liệu chủ đạo, ngoài ra các nguyên liệu khác đa màu đa vị. Bạn muốn ăn cải chíp hay đậu phụ? Có! Bạn muốn ăn tôm tươi, cá tươi? Có! Bạn muốn ăn toàn là thịt? Có luôn!
[center] [/center]
Có thể nói, lẩu thập cẩm là món kết hợp của các hương vị trên rừng dưới biển. Nào là măng, nấm, cải, thịt gà, xúc xích cắt lát, hải sâm, cá viên, bò viên, lòng lợn, tôm tươi, các tươi, cá lát…. Bạn muốn ăn cái gì thì bỏ cái đó vô nồi, không cần hạn chế gì hết. Đối với những người yêu thích ẩm thực nhưng lại ngại chạy ra ngoài hàng quán thì loại lẩu này là sự lựa chọn thích hợp nhất.
[center]
[/center]
7, Lẩu Cá
[center] [/center]
Lẩu Cá là món ăn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, nhưng đối với những người có tư tưởng sáng tạo, thì lẩu cá cũng có thể trở nên tươi ngon và đẹp đẽ hơn nhiều. Lẩu Cá dùng theo kiểu lẩu uyên ương là thích hợp nhất. Lẩu cá truyền thống lấy ớt tươi làm hương vị chính, ớt có màu đỏ và cay nồng, kết hợp với cá trắng mịn và thanh đạm không nồng, nhìn trông rất ngon miệng.
[center]
[/center]
Một loại khác là lẩu cá nước hải sản, loại lẩu này có màu sắc thanh khiết, thường cho thêm một chút cẩu kỷ (vị thuốc Đông y). Khi ăn lẩu cá cần đặc biệt chú ý, vì miếng cá thái lát rất mềm, nấu một tí là có thể ăn được, nếu để quá lửa thì cá sẽ bị khô, không còn mềm, ảnh hưởng đến khẩu vị!
8, Lẩu Thuốc Bắc
[center] [/center]
Lẩu thuốc bắc là một loại lẩu mới được chế ra, là một món ăn cực kỳ đặc biệt trong các loại lẩu Tứ Xuyên. Con người thời hiện đại ngày càng nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng đối với sức khỏe, loại lẩu vừa thơm ngon lại đầy dinh dưỡng thì càng có nhiều địa vị trong lòng thực khách.
[center] [/center]
Lẩu thuốc bắc thường dùng nguyên liệu chính là thịt dê, kết hợp với các vị thảo dược, ngũ tạng, giải nhiệt, bổ khí. Nói một cách trực quan, nếu như muốn ăn lẩu cay mà không mọc mụn, không bị nóng, vậy thì loại lẩu này tuyệt đối sẽ chiếm được tình yêu của bạn. Lẩu thuốc bắc thông thường sẽ cho thêm một ít nguyên liệu thuốc Đông y, trong đó có cả nhân sâm, hoàng kì, cẩu kỷ, táo...đều là các dược liệu bổ khí. Loại lẩu thuốc bắc này rất có ích cho những người bị suy nhược cơ thể.
[center] [/center]
Điểu Diệc - ola88 dịch từ http://top.tuniu.com
Đăng nhập để bình luận: