Hành trình về miền biên ải (P2)
[i](Tiếp theo..)[/i]
Là vùng giáp biên nên chợ Sì Lở Lầu còn thu hút cả người dân Trung Quốc sang giao lưu buôn bán. Chúng tôi bắt gặp những cây cầu tre mộc mạc đơn sơ, nơi bà con hai nước vẫn hàng ngày qua lại để giao lưu sinh hoạt. Một hình ảnh thật thân quen, gần gũi với bà con nơi đây, nhưng với chúng tôi lại là một trải nghiệm rất thú vị và thật đặc biệt. Hình ảnh chiếc cầu tre nối liền hai nước cứ ám ảnh tôi, ở miền biên ải xa xôi này chắc chỉ có tình hữu nghị và sự giao lưu hữu hảo giữa đồng bào dân tộc của hai nước...
[center][/center]
Đồng bào ở đây chủ yếu là người Dao đỏ, với sắc phục rất độc đáo với tông màu đỏ đặc trưng, có lẽ vì vậy mà họ có tên là Dao “đỏ”. Dừng chân ở một quán nhỏ, thấy cách ăn mặc và xe cộ khác lạ của của chúng tôi, một ông lão người người địa phương với vẻ ngoài từng trải và cặp mắt tinh tường rất cởi mở tiếp chuyện chúng tôi. Ông nói tiếng Kinh rất rành rọt. Ông biết chúng tôi là du khách phương xa lần đầu tiên đặt chân đến miền đất này. Chúng tôi được ông cho biết, theo ngôn ngữ bản địa “Sì Lở Lầu” có nghĩa là mười hai tầng lầu. Tôi mới chợt nhớ ra là chúng tôi vừa vượt qua 12 con dốc cao chót vót. Quả thực là rất trực quan sinh động, đúng như tâm hồn chất phác, phồn hậu của người Tây Bắc. Có lẽ những người khách phương xa tới đây chưa nhiều nên khi gặp chúng tôi, ông lão rất nhiệt thành mời chúng tôi về nhà nghỉ ngơi, uống rượu và giao lưu. Theo lịch trình, chúng tôi dự định sẽ quay về thị xã trong chiều hôm đó. Nhưng trước tấm lòng chân thành và nồng ấm của đồng bào, hôm đó chúng tôi đã ở lại Sì Lở Lầu....
[i]Sưu tầm[/i]
Là vùng giáp biên nên chợ Sì Lở Lầu còn thu hút cả người dân Trung Quốc sang giao lưu buôn bán. Chúng tôi bắt gặp những cây cầu tre mộc mạc đơn sơ, nơi bà con hai nước vẫn hàng ngày qua lại để giao lưu sinh hoạt. Một hình ảnh thật thân quen, gần gũi với bà con nơi đây, nhưng với chúng tôi lại là một trải nghiệm rất thú vị và thật đặc biệt. Hình ảnh chiếc cầu tre nối liền hai nước cứ ám ảnh tôi, ở miền biên ải xa xôi này chắc chỉ có tình hữu nghị và sự giao lưu hữu hảo giữa đồng bào dân tộc của hai nước...
[center][/center]
Đồng bào ở đây chủ yếu là người Dao đỏ, với sắc phục rất độc đáo với tông màu đỏ đặc trưng, có lẽ vì vậy mà họ có tên là Dao “đỏ”. Dừng chân ở một quán nhỏ, thấy cách ăn mặc và xe cộ khác lạ của của chúng tôi, một ông lão người người địa phương với vẻ ngoài từng trải và cặp mắt tinh tường rất cởi mở tiếp chuyện chúng tôi. Ông nói tiếng Kinh rất rành rọt. Ông biết chúng tôi là du khách phương xa lần đầu tiên đặt chân đến miền đất này. Chúng tôi được ông cho biết, theo ngôn ngữ bản địa “Sì Lở Lầu” có nghĩa là mười hai tầng lầu. Tôi mới chợt nhớ ra là chúng tôi vừa vượt qua 12 con dốc cao chót vót. Quả thực là rất trực quan sinh động, đúng như tâm hồn chất phác, phồn hậu của người Tây Bắc. Có lẽ những người khách phương xa tới đây chưa nhiều nên khi gặp chúng tôi, ông lão rất nhiệt thành mời chúng tôi về nhà nghỉ ngơi, uống rượu và giao lưu. Theo lịch trình, chúng tôi dự định sẽ quay về thị xã trong chiều hôm đó. Nhưng trước tấm lòng chân thành và nồng ấm của đồng bào, hôm đó chúng tôi đã ở lại Sì Lở Lầu....
[i]Sưu tầm[/i]
Đăng nhập để bình luận: