1. Khái Quát Về Sò Lông
- Vỏ sò: Sò lông có lớp vỏ dẹp, vành đen có lông mềm dễ nhận biết, mặt ngoài trắng nhẵn, ít vân gân đôi lúc vân khá ít dễ thấy
- Thịt sò: Màu nâu đen, với vành lưỡi hơi ngả cam. Thịt ngọt, dai giòn, giàu dinh dưỡng nhưng có giá thành khá phải chăng.
2. Khái Quát Về Sò Huyết
- Vỏ sò: Vỏ sò huyết có nhiều gân lớn, bề mặt nhám và không có lông. Màu vỏ xám tro, có thể hơi đổi màu theo nguồn nước.
- Thịt sò: Màu đỏ đặc trưng nhờ hemoglobin, có nhiều dưỡng chất hơn sò lông, vị ngọt, giòn mọng nước. Giá sò huyết thường cao hơn sò lông.
Cách Nhận Biết Sò Lông và Sò Huyết
- Sò Lông: Vỏ có lông mềm, ít gân, thịt màu nâu đen, ăn giòn, thích hợp chế biến món nướng, hấp.
- Sò Huyết: Vỏ không có lông, gân rõ rệt, màu xám tro, thịt đỏ, thường dùng làm cháo, ăn sống, rang cháy tỏi và có thể chế biến được nhiều món
Sự Giống Nhau Giữa
Sò Lông và Sò Huyết
Cả hai loại đều giàu protein, khoáng chất và axit amin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sắt, kẽm, canxi. Chúng sống ở vùng đầm lầy, cửa sông, nước mặn và dễ dàng ăn vi sinh vật trong nước qua mang lọc. Cách nuôi trồng sò lông và sò huyết cũng khá tương đồng, với thời gian nuôi trung bình khoảng 6-12 tháng.
Cách Sơ Chế và Bảo Quản Sò Lông
1. Sơ Chế
- Rửa sò vài lần với nước để loại bỏ bùn cát, sau đó chà sạch lớp lông ngoài.
- Trụng sơ sò trong 30 giây rồi ngâm nước lạnh, sau đó dùng kéo bén tách vỏ.
2. Bảo Quản
- Bảo quản ngắn hạn (1-2 ngày): Dùng nước biển hoặc nước muối pha loãng (33g muối/1 lít nước), tránh rửa lâu trong nước ngọt.
- Bảo quản dài hạn (2-3 tháng): Sơ chế sạch, tách đôi vỏ, hút chân không và bảo quản ở nhiệt độ -4°C để dùng dần.
Hãy chia sẻ kết quả trải nghiệm với Hải Sản Giang Ghẹ trên TikTok hoặc Facebook, và đừng quên ghé thăm để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé
Đăng nhập để bình luận: