Độc đáo ngôi chùa cổ lai thánh đường Công giáo ở Việt Nam
Chùa Cổ Lễ ở Nam Định là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc của một thánh đường Công giáo.
Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng xứ Thành Nam.
[center] [/center]
Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12), do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ Phật.
[center]
Ảnh: Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.[/center]
Ban đầu, chùa được xây bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ truyền. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ tồn tại ngôi chùa ban đầu này đã bị đổ nát.
[center]
Ảnh: Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán, được xây vào năm 1936.[/center]
Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài”. Ảnh: Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Bên trái là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ.
Chùa xây dựng bằng các vật liệu dân gian như gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc.
Nét đặc sắc nhất của chùa Cổ Lễ ở Nam Định là chùa áp dụng những yếu tố kiến trúc Gothic giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Ảnh: Các cột và vòm mang dấu ấn Gothic ở Phật điện Thần Quang tự, công trình trung tâm của chùa.
Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.
[center]
Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo.[/center]
Bên cạnh đó, chùa Cổ Lễ cũng gây ấn tương với nhiều công trình độc đáo, như tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927.
Sau chùa Trình có một cái hồ lớn. Bác qua hồ là hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự.
[center] [/center]
Giữa hồ có một quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cmnặng 9000 kg được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đây là quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam.
[center]
Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình.[/center]
[center]
[center]
Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình.[/center]
Các họa tiết Phật giáo kết hợp hài hòa với những nét kiến trúc Gothic phóng khoáng.[/center]
Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng xứ Thành Nam.
[center] [/center]
Tương truyền, ngôi chùa này được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12), do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ Phật.
[center]
Ảnh: Trước chùa là ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.[/center]
Ban đầu, chùa được xây bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ truyền. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỷ tồn tại ngôi chùa ban đầu này đã bị đổ nát.
[center]
Ảnh: Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Phật giáo Hội quán, được xây vào năm 1936.[/center]
Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc “Nhất Thốc Lâu Đài”. Ảnh: Bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ, được xây vào năm 1937, là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Bên trái là đền Linh Quang Từ, được xây vào năm 1937, thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ họ Đào người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ.
Chùa xây dựng bằng các vật liệu dân gian như gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc.
Nét đặc sắc nhất của chùa Cổ Lễ ở Nam Định là chùa áp dụng những yếu tố kiến trúc Gothic giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Ảnh: Các cột và vòm mang dấu ấn Gothic ở Phật điện Thần Quang tự, công trình trung tâm của chùa.
Vì vậy, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa thờ Phật nhưng lại mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.
[center]
Ảnh: Chính điện của chùa với các vòm cửa, bệ đài mang hơi hướng kiến trúc thánh đường Công giáo.[/center]
Bên cạnh đó, chùa Cổ Lễ cũng gây ấn tương với nhiều công trình độc đáo, như tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927.
Sau chùa Trình có một cái hồ lớn. Bác qua hồ là hai chiếc cầu giả như động núi, gọi là cầu Núi, dẫn tới Phật điện Thần Quang tự.
[center] [/center]
Giữa hồ có một quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cmnặng 9000 kg được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Đây là quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam.
[center]
Không gian đậm nét Gothic bên trong chùa Trình.[/center]
[center]
[center]
Tượng Phật Quan Âm nghìn tay, một tác phẩm điêu khắc xuất sắc đặt trong chùa Trình.[/center]
Các họa tiết Phật giáo kết hợp hài hòa với những nét kiến trúc Gothic phóng khoáng.[/center]
Đăng nhập để bình luận: