Làn khói shisha và những điều ít ai biết
[center][/center]
Mùi thuốc lá ngòn ngọt đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hầu hết những người hút thứ thuốc này đều không ý thức được hết những nguy hiểm họ có thể gặp phải.
Được gọi là shisha ở Ai Cập và Sudan, nargile ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, hoặc hookah nếu là ở Ấn Độ. Được hút với bộ bình làm bằng gốm, bằng kim loại chạm trổ công phu, hay bằng nhựa. Nhưng cách hút thì giống nhau - bạn châm thuốc trên những bộ ống hút có bình nước kèm theo, rồi rít vị khói ưa thích qua bình lọc lụp bụp bong bóng khí.
Việc dùng chung bộ bình hút được cho là vô hại trong lúc tạo tâm trạng thích thú, sảng khoái cho người dùng. Thứ này giờ đang ngày càng phổ biến trở lại ở Ấn Độ và Trung Đông, nơi được cho là xuất xứ của nó.
Tại Trung Đông, món shisha giờ còn phổ biến cả ở giới tuổi teen và cả ở phụ nữ, là những nhóm người vốn không mấy khi hút thuốc lá.
Văn hoá mở quán shisha cũng đã lan ra tới Âu châu, Brazil và Mỹ. Ở London, từ nhà tới sở, tôi đi ngang qua một con phố đầy các quán cà phê đông người chìm trong làn khói thuốc thơm ngọt mùi mật ong.
Tại Hoa Kỳ, có nhiều quán hookah xuất hiện tại các thị trấn đại học. Một nghiên cứu hồi 2012 cho thấy có tới một phần năm sinh viên Mỹ đã thử dùng loại thuốc hút này.
[center]
[/center]
Tại một số nước, shisha được coi là đủ an toàn, được phép hút ở những nơi công cộng.
Thế nhưng nói những bộ ống hút này là vô hại thì có vẻ khó tin.
Làn khói đã lọc qua nước
Một trong những nhận thức sai lầm là người ta cho rằng các tác hại như khi hút thuốc lá đã được giảm thiểu nhờ việc khói thuốc được lọc qua bình nước. Tuy nhiên, người ta đã đã hoàn toàn phớt lờ đi lượng khói bạn hít vào miệng.
Thuốc được châm trên chiếc đĩa nhỏ đặt trên phần thân bộ bình hút. Bạn rít làn khói từ đoạn tẩu nối với bầu nước nằm ở phía dưới bộ bình. Trong lúc bạn rít vào, khói được cuốn từ đĩa đốt thuốc xuống bầu nước rồi truyền lên miệng.
Lá thuốc được tẩm ngọt bằng chất glycerine cho nên ẩm ướt, bởi vậy người ta phải trộn thêm than vào thì khi châm lửa, thuốc mới cháy. Điều này cũng có nghĩa là khói mà bạn hít vào gồm cả khói than, tức là gồm cả một số chất độc hại như carbon monoxide, kim loại nặng và hắc ín.
Một số bộ ống hút được bán ra với phần tẩu ngậm miệng có lót đầu lọc cotton hoặc lưới nhựa, giúp tạo bong bóng nhỏ hơn trong bầu nước. Tuy nhiên, một bản phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy các phần bổ sung này giúp giảm bớt nguy cơ độc hại.
[center]
[/center]
Rủi ro không lường trước
Rõ ràng là nước khiến cho làn khói nguội đi, và như thế thì sẽ khiến nó bớt tai hại hơn so với hút thuốc lá? Chính xác là như thế nếu như ta tính độ tai hại của mỗi lần rít thuốc.
Tuy nhiên, ở đây ta cần tính đến số lượt rít vào của mỗi cách xài thuốc.
Một lần hút shisha kéo dài ít nhất là 20 phút, mà thường là cả tiếng đồng hồ. Như vậy, thay vì rít 8-12 hơi nếu là hút một điếu thuốc lá thường, thì người hút shisha sẽ rít từ 50 đến 200 lần trong một lần chơi.
Điều này trên thực tế sẽ giống như việc hút thuốc lá liên tục. Trong một lần hút kéo dài một tiếng thì người hút shisha sẽ hít vào người lượng khói tương đương với từ 100 đến 200 lần một điếu thuốc lá thường, điều mà hiếm ai nhận ra.
[center][/center]
Một cuộc khảo sát được Quỹ Nghiên cứu Tim của Anh thực hiện trong năm 2012 cho thấy 84% những người trả lời nghĩ rằng lượng khói hít vào trong một lần hút shisha chỉ bằng tối đa là 10 điếu thuốc lá.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Florida, Hoa Kỳ, lượng carbon monoxide trong các khách hàng được xét nghiệm vào lúc họ rời khỏi các quán cho phép hút thuốc lá hoặc hookah.
[center][/center]
Những người vừa dùng bộ bình hút thì có lượng carbon monoxide cao gấp ba trong cơ thể. Một số người nói rằng họ cảm thấy "phê ", mà theo các tác giả chương trình nghiên cứu này đó là do tác động của việc chất carbon monoxide gây tác hại trong giai đoạn đầu.
Nhưng chúng ta biết gì về những tác hại dài hạn? Trong vấn đề này, khoa học vẫn chưa hoàn thiện bởi các nghiên cứu dài hạn tương tự đối với tác hại của thuốc lá vẫn chưa được tiến hành.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng cho đến nay các bằng chứng thu thập được vẫn còn khá sơ sài, nhưng cho rằng những ai dùng bộ ống hút shisha sẽ có nguy cơ nghiện chất nicotine, bị bệnh về tim mạch và thậm chí mắc ung thư.
Giáo sư Hani Najm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Tim tại Viện Bảo vệ Sức khoẻ Quốc gia ở Ả rập Saudi nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sợ là việc hút thuốc bằng bộ ống shisha sẽ làm gia tăng các chứng bệnh về tim tại các quốc gia vùng Vịnh.
Do đó, các bạn nhớ lưu ý một điều. Cho dù bạn gọi đó là shisha, nargile hay huble buble, cho dù nó có mùi dễ chịu đi chăng nữa, thì đó vẫn là thứ không phải là hoàn toàn vô hại như bạn tưởng.
[red]Từ chối trách nhiệm
[/red]
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Mùi thuốc lá ngòn ngọt đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hầu hết những người hút thứ thuốc này đều không ý thức được hết những nguy hiểm họ có thể gặp phải.
Được gọi là shisha ở Ai Cập và Sudan, nargile ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, hoặc hookah nếu là ở Ấn Độ. Được hút với bộ bình làm bằng gốm, bằng kim loại chạm trổ công phu, hay bằng nhựa. Nhưng cách hút thì giống nhau - bạn châm thuốc trên những bộ ống hút có bình nước kèm theo, rồi rít vị khói ưa thích qua bình lọc lụp bụp bong bóng khí.
Việc dùng chung bộ bình hút được cho là vô hại trong lúc tạo tâm trạng thích thú, sảng khoái cho người dùng. Thứ này giờ đang ngày càng phổ biến trở lại ở Ấn Độ và Trung Đông, nơi được cho là xuất xứ của nó.
Tại Trung Đông, món shisha giờ còn phổ biến cả ở giới tuổi teen và cả ở phụ nữ, là những nhóm người vốn không mấy khi hút thuốc lá.
Văn hoá mở quán shisha cũng đã lan ra tới Âu châu, Brazil và Mỹ. Ở London, từ nhà tới sở, tôi đi ngang qua một con phố đầy các quán cà phê đông người chìm trong làn khói thuốc thơm ngọt mùi mật ong.
Tại Hoa Kỳ, có nhiều quán hookah xuất hiện tại các thị trấn đại học. Một nghiên cứu hồi 2012 cho thấy có tới một phần năm sinh viên Mỹ đã thử dùng loại thuốc hút này.
[center]
[/center]
Tại một số nước, shisha được coi là đủ an toàn, được phép hút ở những nơi công cộng.
Thế nhưng nói những bộ ống hút này là vô hại thì có vẻ khó tin.
Làn khói đã lọc qua nước
Một trong những nhận thức sai lầm là người ta cho rằng các tác hại như khi hút thuốc lá đã được giảm thiểu nhờ việc khói thuốc được lọc qua bình nước. Tuy nhiên, người ta đã đã hoàn toàn phớt lờ đi lượng khói bạn hít vào miệng.
Thuốc được châm trên chiếc đĩa nhỏ đặt trên phần thân bộ bình hút. Bạn rít làn khói từ đoạn tẩu nối với bầu nước nằm ở phía dưới bộ bình. Trong lúc bạn rít vào, khói được cuốn từ đĩa đốt thuốc xuống bầu nước rồi truyền lên miệng.
Lá thuốc được tẩm ngọt bằng chất glycerine cho nên ẩm ướt, bởi vậy người ta phải trộn thêm than vào thì khi châm lửa, thuốc mới cháy. Điều này cũng có nghĩa là khói mà bạn hít vào gồm cả khói than, tức là gồm cả một số chất độc hại như carbon monoxide, kim loại nặng và hắc ín.
Một số bộ ống hút được bán ra với phần tẩu ngậm miệng có lót đầu lọc cotton hoặc lưới nhựa, giúp tạo bong bóng nhỏ hơn trong bầu nước. Tuy nhiên, một bản phúc trình của Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy các phần bổ sung này giúp giảm bớt nguy cơ độc hại.
[center]
[/center]
Rủi ro không lường trước
Rõ ràng là nước khiến cho làn khói nguội đi, và như thế thì sẽ khiến nó bớt tai hại hơn so với hút thuốc lá? Chính xác là như thế nếu như ta tính độ tai hại của mỗi lần rít thuốc.
Tuy nhiên, ở đây ta cần tính đến số lượt rít vào của mỗi cách xài thuốc.
Một lần hút shisha kéo dài ít nhất là 20 phút, mà thường là cả tiếng đồng hồ. Như vậy, thay vì rít 8-12 hơi nếu là hút một điếu thuốc lá thường, thì người hút shisha sẽ rít từ 50 đến 200 lần trong một lần chơi.
Điều này trên thực tế sẽ giống như việc hút thuốc lá liên tục. Trong một lần hút kéo dài một tiếng thì người hút shisha sẽ hít vào người lượng khói tương đương với từ 100 đến 200 lần một điếu thuốc lá thường, điều mà hiếm ai nhận ra.
[center][/center]
Một cuộc khảo sát được Quỹ Nghiên cứu Tim của Anh thực hiện trong năm 2012 cho thấy 84% những người trả lời nghĩ rằng lượng khói hít vào trong một lần hút shisha chỉ bằng tối đa là 10 điếu thuốc lá.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Florida, Hoa Kỳ, lượng carbon monoxide trong các khách hàng được xét nghiệm vào lúc họ rời khỏi các quán cho phép hút thuốc lá hoặc hookah.
[center][/center]
Những người vừa dùng bộ bình hút thì có lượng carbon monoxide cao gấp ba trong cơ thể. Một số người nói rằng họ cảm thấy "phê ", mà theo các tác giả chương trình nghiên cứu này đó là do tác động của việc chất carbon monoxide gây tác hại trong giai đoạn đầu.
Nhưng chúng ta biết gì về những tác hại dài hạn? Trong vấn đề này, khoa học vẫn chưa hoàn thiện bởi các nghiên cứu dài hạn tương tự đối với tác hại của thuốc lá vẫn chưa được tiến hành.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng cho đến nay các bằng chứng thu thập được vẫn còn khá sơ sài, nhưng cho rằng những ai dùng bộ ống hút shisha sẽ có nguy cơ nghiện chất nicotine, bị bệnh về tim mạch và thậm chí mắc ung thư.
Giáo sư Hani Najm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Tim tại Viện Bảo vệ Sức khoẻ Quốc gia ở Ả rập Saudi nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng ông sợ là việc hút thuốc bằng bộ ống shisha sẽ làm gia tăng các chứng bệnh về tim tại các quốc gia vùng Vịnh.
Do đó, các bạn nhớ lưu ý một điều. Cho dù bạn gọi đó là shisha, nargile hay huble buble, cho dù nó có mùi dễ chịu đi chăng nữa, thì đó vẫn là thứ không phải là hoàn toàn vô hại như bạn tưởng.
[red]Từ chối trách nhiệm
[/red]
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Đăng nhập để bình luận: