Đã từng có một Hà Nội “bình yên” như thế đó
[center] [/center]
Đã từng có một Hà Nội “bình yên” như thế đó những năm 1990. Cây lộc vừng 9 gốc soi bóng hồ Gươm, phố Lò Đúc hàng sao đen thẳng tắp, hồ Tây còn là rừng cây…
[center] [/center]
Đường ven hồ Gươm những năm 1990 còn có những cây cột điện giữa các hàng cây. Khi dẹp bỏ chúng, vỉa hè trở nên thông thoáng hơn, những hàng cây cũng ngày càng xanh tốt.
[center] [/center]
Nhiếp ảnh gia Hans Peter Grumpe, người Đức, có một kho ảnh về Hà Nội, trong đó lưu giữ rất nhiều bức ảnh về các góc phố thân quen trong phố cổ. Ông từng 3 lần sang Việt Nam chụp hình ảnh người dân đủ tầng lớp nghỉ ngơi bên hồ Gươm, như cảnh chơi cờ, tập thể dục; người lao động nghèo mắc võng nghỉ trưa; đám trẻ leo cây hái quả hay tìm giấc ngủ trên những thân cây cổ thụ…
[center] [/center]
Trước đây, cây xanh ven hồ Gươm không đa dạng như hiện tại. Trong ấn tượng của nhiều người, ngoài hai cây liễu già (đã bị chết sau trận lũ) còn có cây lộc vừng chín gốc. Cây tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn đến với người dân thủ đô. Trải qua thời gian – mà lần gần đây nhất là đại lễ 1.000 năm Thăng Long người dân leo lên xem pháo hoa đã làm gãy một gốc – đến nay cây lộc vừng đã không còn chín gốc nữa.
[center] [/center]
Thời Pháp thuộc, phố phường Hà Nội bắt đầu được quy hoạch bài bản. Người Pháp trồng mỗi phố một loài cây để tạo ra kiến trúc phong cảnh, như phố Phan Đình Phùng trồng sấu, Lý Thường Kiệt trồng cây cơm nguội, phố Lò Đúc trồng cây sao, Nguyễn Du trồng hoa sữa… Riêng phố Phan Đình Phùng, những cây sấu đầu tiên được trồng vào khoảng năm 1920. Ngót nghét 100 năm, giống cây thuần Việt này vốn có nhược điểm chậm lớn nhưng lại có ưu điểm xanh tốt quanh năm, không bị sâu hại.
[center] [/center]
Trong khi phố Phan Đình Phùng gắn liền với cây sấu thì phố Hoàng Diệu gợi nhớ đến ba hàng xà cừ cổ thụ. Theo sử sách ghi lại, trước đây cây xà cừ từng được người Pháp cho trồng nhưng do cây có rễ chùm, bám nông, phá vỡ quy hoạch kiến trúc đường, hè phố nên đã loại khỏi danh sách cây xanh đô thị. Khoảng những năm 1950 trở đi, các nhà đô thị Việt Nam cho trồng cây này trở lại. Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người thế hệ trước, cây xà cừ vô cùng thân thương bởi đó là nơi trưa hè đuổi bướm, bắt ve, chơi trốn tìm…
[center]
[/center]
Khi nhắc đến hệ thống cây xanh Hà Nội không thể không nhắc đến hàng cây sao đen thẳng tắp trên phố Lò Đúc. Cách đây vài chục năm, cứ chiều chiều hàng cây trở thành nơi trú ngụ của những đàn chim, cò từ khắp nơi bay về tìm chốn đậu. Có câu chuyện vui rằng trẻ con trên phố chỉ cần đi dọc các gốc cây cũng nhặt được rất nhiều cá, tôm – mà chim cò ăn không hết nhả xuống – mang về cho vật nuôi ở nhà.
[center] [/center]
Với nhiều người, khi nhắc đến cây sao đen, cây gỗ quý nằm trong danh sách bảo tồn, người ta đều nhớ về phố Lò Đúc. Bức ảnh ghi lại con phố do Hans Peter Grumpe chụp.
[center] [/center]
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng…”, trong lời ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giờ chỉ còn là dĩ vãng. Trong bức hình chụp năm 1980 của John Ramsden, có thể nhìn thấy hàng cây cơm nguội (cây sếu) được người Pháp trồng nhiều trên tuyến phố Lý Thường Kiệt. Nhưng cây đã bị phá bỏ nhiều do bị sâu ***c, tầm gửi bám. Về sau phố Lý Thường Kiệt gắn với loài cây phượng vĩ.
[center] [/center]
Trong ảnh của Hans Peter Grumpe những năm 1990, ven hồ Tây có rất nhiều cây xanh. Cả con đường từ Yên Phụ lên Quảng Bá như một rừng cây bạt ngàn. Sự phát triển, mở mang đường xá, xây dựng các khu đô thị khiến cây cối ở đây dần biến mất, tiêu biểu là khu trồng đào Nhật Tân.
[center] [/center]
Đường Cổ Ngư xưa, nay là đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch nổi tiếng là con đường lãng mạn ở Hà Nội. Vẻ đẹp này một phần được tạo nên từ những loài cây hai bên đường. Mùa xuân, hoa sưa trắng muốt đẫm sương, hè sang phượng vĩ rực trời, thu đến, đông về cành cây khẳng khiu trong chiều sương bảng lảng.
[center]
[/center]
Trong ảnh của Hans Overlemans cách đây vài chục năm, Hà Nội vẫn còn hình ảnh với tàu điện chạy dưới bóng cây xanh.
[center]
[/center]
Từ Văn Miếu nhìn rộng ra khu trung tâm Hà Nội mướt màu xanh cây cối. Ảnh: Hans Peter Grumpe
Đã từng có một Hà Nội “bình yên” như thế đó những năm 1990. Cây lộc vừng 9 gốc soi bóng hồ Gươm, phố Lò Đúc hàng sao đen thẳng tắp, hồ Tây còn là rừng cây…
[center] [/center]
Đường ven hồ Gươm những năm 1990 còn có những cây cột điện giữa các hàng cây. Khi dẹp bỏ chúng, vỉa hè trở nên thông thoáng hơn, những hàng cây cũng ngày càng xanh tốt.
[center] [/center]
Nhiếp ảnh gia Hans Peter Grumpe, người Đức, có một kho ảnh về Hà Nội, trong đó lưu giữ rất nhiều bức ảnh về các góc phố thân quen trong phố cổ. Ông từng 3 lần sang Việt Nam chụp hình ảnh người dân đủ tầng lớp nghỉ ngơi bên hồ Gươm, như cảnh chơi cờ, tập thể dục; người lao động nghèo mắc võng nghỉ trưa; đám trẻ leo cây hái quả hay tìm giấc ngủ trên những thân cây cổ thụ…
[center] [/center]
Trước đây, cây xanh ven hồ Gươm không đa dạng như hiện tại. Trong ấn tượng của nhiều người, ngoài hai cây liễu già (đã bị chết sau trận lũ) còn có cây lộc vừng chín gốc. Cây tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn đến với người dân thủ đô. Trải qua thời gian – mà lần gần đây nhất là đại lễ 1.000 năm Thăng Long người dân leo lên xem pháo hoa đã làm gãy một gốc – đến nay cây lộc vừng đã không còn chín gốc nữa.
[center] [/center]
Thời Pháp thuộc, phố phường Hà Nội bắt đầu được quy hoạch bài bản. Người Pháp trồng mỗi phố một loài cây để tạo ra kiến trúc phong cảnh, như phố Phan Đình Phùng trồng sấu, Lý Thường Kiệt trồng cây cơm nguội, phố Lò Đúc trồng cây sao, Nguyễn Du trồng hoa sữa… Riêng phố Phan Đình Phùng, những cây sấu đầu tiên được trồng vào khoảng năm 1920. Ngót nghét 100 năm, giống cây thuần Việt này vốn có nhược điểm chậm lớn nhưng lại có ưu điểm xanh tốt quanh năm, không bị sâu hại.
[center] [/center]
Trong khi phố Phan Đình Phùng gắn liền với cây sấu thì phố Hoàng Diệu gợi nhớ đến ba hàng xà cừ cổ thụ. Theo sử sách ghi lại, trước đây cây xà cừ từng được người Pháp cho trồng nhưng do cây có rễ chùm, bám nông, phá vỡ quy hoạch kiến trúc đường, hè phố nên đã loại khỏi danh sách cây xanh đô thị. Khoảng những năm 1950 trở đi, các nhà đô thị Việt Nam cho trồng cây này trở lại. Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người thế hệ trước, cây xà cừ vô cùng thân thương bởi đó là nơi trưa hè đuổi bướm, bắt ve, chơi trốn tìm…
[center]
[/center]
Khi nhắc đến hệ thống cây xanh Hà Nội không thể không nhắc đến hàng cây sao đen thẳng tắp trên phố Lò Đúc. Cách đây vài chục năm, cứ chiều chiều hàng cây trở thành nơi trú ngụ của những đàn chim, cò từ khắp nơi bay về tìm chốn đậu. Có câu chuyện vui rằng trẻ con trên phố chỉ cần đi dọc các gốc cây cũng nhặt được rất nhiều cá, tôm – mà chim cò ăn không hết nhả xuống – mang về cho vật nuôi ở nhà.
[center] [/center]
Với nhiều người, khi nhắc đến cây sao đen, cây gỗ quý nằm trong danh sách bảo tồn, người ta đều nhớ về phố Lò Đúc. Bức ảnh ghi lại con phố do Hans Peter Grumpe chụp.
[center] [/center]
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng…”, trong lời ca của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giờ chỉ còn là dĩ vãng. Trong bức hình chụp năm 1980 của John Ramsden, có thể nhìn thấy hàng cây cơm nguội (cây sếu) được người Pháp trồng nhiều trên tuyến phố Lý Thường Kiệt. Nhưng cây đã bị phá bỏ nhiều do bị sâu ***c, tầm gửi bám. Về sau phố Lý Thường Kiệt gắn với loài cây phượng vĩ.
[center] [/center]
Trong ảnh của Hans Peter Grumpe những năm 1990, ven hồ Tây có rất nhiều cây xanh. Cả con đường từ Yên Phụ lên Quảng Bá như một rừng cây bạt ngàn. Sự phát triển, mở mang đường xá, xây dựng các khu đô thị khiến cây cối ở đây dần biến mất, tiêu biểu là khu trồng đào Nhật Tân.
[center] [/center]
Đường Cổ Ngư xưa, nay là đường Thanh Niên nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch nổi tiếng là con đường lãng mạn ở Hà Nội. Vẻ đẹp này một phần được tạo nên từ những loài cây hai bên đường. Mùa xuân, hoa sưa trắng muốt đẫm sương, hè sang phượng vĩ rực trời, thu đến, đông về cành cây khẳng khiu trong chiều sương bảng lảng.
[center]
[/center]
Trong ảnh của Hans Overlemans cách đây vài chục năm, Hà Nội vẫn còn hình ảnh với tàu điện chạy dưới bóng cây xanh.
[center]
[/center]
Từ Văn Miếu nhìn rộng ra khu trung tâm Hà Nội mướt màu xanh cây cối. Ảnh: Hans Peter Grumpe
Đăng nhập để bình luận: