Cận cảnh xác ướp bí ẩn 700 năm trong quan tài ngâm nước màu nâu
Người phụ nữ đã qua đời khoảng 700 năm trước nhưng xác ướp được bảo quản tốt tới nỗi da, tóc, lông mi và gương mặt còn nguyên vẹn. Người phụ nữ còn đeo một chiếc nhẫn ngọc màu xanh ở bên tay phải.
Xác ướp 700 năm tuổi được phát hiện tình cờ khi các công nhân mở rộng một tuyến đường ở thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hồi cuối tháng 2. Chiếc quan tài bằng gỗ còn tốt nằm ở độ sâu khoảng 2m dưới lòng đất.
Khi khai quật quan tài, các nhân viên bảo tàng Thái Châu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện xác ướp một người phụ nữ chưa bị mục nát bên trong. Thi thể người phụ nữ được bọc bởi nhiều lớp vải và chăn - tất cả ngâm trong một dung dịch màu nâu.
Thi thể người phụ nữ, dài khoảng 1,5m, hầu như không bị phân hủy. Da, tóc, lông mi và gương mặt còn nguyên vẹn như thể bà chỉ qua đời gần đây. Tay phải xác ướp cho thấy da còn nguyên, với một chiếc nhẫn ngọc màu xanh đeo ở ngón giữa. Một chiếc kẹp tóc bằng bạc cũng được phát hiện.
Xác ướp được tin là của một phụ nữ được quý trọng từ thời nhà Minh (1368-1644). Người phụ nữ mặc bộ quần áo bằng lụa và cotton đắt tiền, được xác định là trang phục thời nhà Minh.
Đây là phát hiện mới nhất trong hàng loạt các xáp ướp được tìm thấy tại khu vực trong 30 năm qua. Trong khoảng thời gian từ 1979-2008, 5 xác ướp cũng được phát hiện, tất cả được bảo quản rất tốt.
Những phát hiện này đã thúc đấy sự quan tâm trong việc tìm hiểu các kỹ thuật ướp xác thời nhà Minh và các phong tục chôn cất người chết thời kỳ đó.
Giám đốc bảo tàng thành phố Thái Châu, ông Wang Weiyin, cho hay quần áo trong quan tài chủ yếu được làm bằng lụa, pha một ít cotton.
Ông Wang nói thêm lụa và cotton thường khó bảo quản, và các cuộc khai quật phát hiện ra rằng công nghệ ướp xác này chỉ được sử dụng trong lễ tang của các nhân vật rất quan trọng.
Nhà Minh, triều đại đã xây dựng Tử Cấm Thành và phục hồi Vạn Lý Trường Thành, đã đánh dấu một kỷ nguyên phát triển kinh tế và văn hóa huy hoàng và có những liên hệ thương mại đầu tiên với phương Tây.
[center]
[i]Các nhân viên bảo tàng thành phố Thái Châu mở chiếc quan tài.[/i][/center]
[center]
[i]Xác ướp nằm trong dung dịch màu nâu.[/i][/center]
[center]
[i]Đưa xác ướp ra khỏi quan tài.[/i][/center]
[center]
[i]Cận cảnh gương mặt người phụ nữ với các đặc điểm trên khuôn mặt còn nguyên vẹn.[/i][/center]
[center]
[i]Có thể nhìn rõ lông mi của người phụ nữ.[/i][/center]
[center]
[i]Xác ướp được bọc kỹ càng trong nhiều lớp vải lụa và chăn.[/i][/center]
[center]
Xác ướp dài khoảng 1,5m.[/center]
[center]
[i]Tay phải người phụ nữ cho thấy da còn nguyên vẹn, với một chiếc nhẫn ngọc màu xanh ở ngón giữa.[/i][/center]
[center]
Cận cảnh đôi giày.[/center]
Xác ướp 700 năm tuổi được phát hiện tình cờ khi các công nhân mở rộng một tuyến đường ở thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hồi cuối tháng 2. Chiếc quan tài bằng gỗ còn tốt nằm ở độ sâu khoảng 2m dưới lòng đất.
Khi khai quật quan tài, các nhân viên bảo tàng Thái Châu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện xác ướp một người phụ nữ chưa bị mục nát bên trong. Thi thể người phụ nữ được bọc bởi nhiều lớp vải và chăn - tất cả ngâm trong một dung dịch màu nâu.
Thi thể người phụ nữ, dài khoảng 1,5m, hầu như không bị phân hủy. Da, tóc, lông mi và gương mặt còn nguyên vẹn như thể bà chỉ qua đời gần đây. Tay phải xác ướp cho thấy da còn nguyên, với một chiếc nhẫn ngọc màu xanh đeo ở ngón giữa. Một chiếc kẹp tóc bằng bạc cũng được phát hiện.
Xác ướp được tin là của một phụ nữ được quý trọng từ thời nhà Minh (1368-1644). Người phụ nữ mặc bộ quần áo bằng lụa và cotton đắt tiền, được xác định là trang phục thời nhà Minh.
Đây là phát hiện mới nhất trong hàng loạt các xáp ướp được tìm thấy tại khu vực trong 30 năm qua. Trong khoảng thời gian từ 1979-2008, 5 xác ướp cũng được phát hiện, tất cả được bảo quản rất tốt.
Những phát hiện này đã thúc đấy sự quan tâm trong việc tìm hiểu các kỹ thuật ướp xác thời nhà Minh và các phong tục chôn cất người chết thời kỳ đó.
Giám đốc bảo tàng thành phố Thái Châu, ông Wang Weiyin, cho hay quần áo trong quan tài chủ yếu được làm bằng lụa, pha một ít cotton.
Ông Wang nói thêm lụa và cotton thường khó bảo quản, và các cuộc khai quật phát hiện ra rằng công nghệ ướp xác này chỉ được sử dụng trong lễ tang của các nhân vật rất quan trọng.
Nhà Minh, triều đại đã xây dựng Tử Cấm Thành và phục hồi Vạn Lý Trường Thành, đã đánh dấu một kỷ nguyên phát triển kinh tế và văn hóa huy hoàng và có những liên hệ thương mại đầu tiên với phương Tây.
[center]
[i]Các nhân viên bảo tàng thành phố Thái Châu mở chiếc quan tài.[/i][/center]
[center]
[i]Xác ướp nằm trong dung dịch màu nâu.[/i][/center]
[center]
[i]Đưa xác ướp ra khỏi quan tài.[/i][/center]
[center]
[i]Cận cảnh gương mặt người phụ nữ với các đặc điểm trên khuôn mặt còn nguyên vẹn.[/i][/center]
[center]
[i]Có thể nhìn rõ lông mi của người phụ nữ.[/i][/center]
[center]
[i]Xác ướp được bọc kỹ càng trong nhiều lớp vải lụa và chăn.[/i][/center]
[center]
Xác ướp dài khoảng 1,5m.[/center]
[center]
[i]Tay phải người phụ nữ cho thấy da còn nguyên vẹn, với một chiếc nhẫn ngọc màu xanh ở ngón giữa.[/i][/center]
[center]
Cận cảnh đôi giày.[/center]
Đăng nhập để bình luận: