10 món ăn nổi tiếng không thể bỏ qua khi tới Quảng Nam
Đất Quảng Nam có những món ngon nổi tiếng châu Á như mì Quảng, cao lầu, hoành thánh bê thui Cầu Mống nhưng cũng có những món đậm chất dân dã như cá chuồn kho mít non, bánh tráng đập…
[center] [/center]
[red]1. CƠM GÀ PHỐ HỘI[/red]
Đến phố cổ Hội An, du khách đừng bỏ lỡ dịp thử qua món cơm gà với cách chế biến và hương vị độc đáo riêng của người dân phố Hội. Vào những đêm phố cổ, ngang qua dãy phố, dưới những vòm mái ngói rêu phong cổ kính, dưới những ánh đèn ***g lung linh, quý khách không thể làm ngơ trước những con gà tơ luộc chín bày lên trên đĩa, trước mùi thơm hấp dẫn bay ra từ trong hàng quán cơm gà.
[center] [/center]
[center] [/center]
Muốn làm cho cơm ngon cũng phải biết chọn gà và phải có kinh nghiệm. Phải chọn loại gà tơ thịt mới mềm, mới thơm vì ” vịt già, gà tơ “. Nếu không chọn được gà tơ thì phải xem ” tướng mạo ” mà chọn theo kinh nghiệm ” cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm “. Đến thao tát vặt lông cắt cổ cũng phải làm sao cho nhanh, cho sạch và đúng bài bản ” sớm chí tai, mai chí hầu “.
[red]2. MÌ QUẢNG[/red]
[center] [/center]
[center][i]“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”[/i][/center]
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống.
[center] [/center]
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
[center] [/center]
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia.
[red]3. GÀ TRE NƯỚNG[/red]
[center] [/center]
Muốn thưởng thức gà ngon đúng điệu phải tìm về với chân đèo Le ở vùng đất Quế Sơn.
Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng.
Gà được chế biến để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.
[center] [/center]
Ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.
Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.
Đặc biệt, gà được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.
[red]4. BÊ THUI CẦU MỐNG Ở ĐIỆN BÀN[/red]
[center] [/center]
Một trong những đặc sản ở Quảng Nam xếp ngang hàng với mì Quảng là bê thui Cầu Mống. Muốn thưởng thức bê thui Cầu Mống chánh hiệu thì phải đến với mảnh đất Điện Bàn (Quảng Nam).
[center] [/center]
Món ngon hay không chính là ở nguyên liệu. Bê được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão. Thịt bê thui xong phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói.
[center] [/center]
Mắm phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Những miếng chuối chát cùng nộm đu đủ chua chua, ngọt ngọt sẽ làm món bê thui đượm vị và bớt ngấy hơn.
[red]5. CÁ CHUỒN KHO MÍT NON[/red]
[center] [/center]
Mỗi khi hè về, mít non và cá chuồn lại thường xuyên "hẹn hò " trên mâm cơm của người Quảng Nam. Cá chuồn vừa ngon vừa rẻ lại có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau từ kho, chiên tới nấu canh thậm chí là ăn gỏi. Trong đó cá chuồn kho mít non là một trong những món ngon mà dân dã.
[center] [/center]
Cá chuồn phải chọn con tươi vừa mang từ biển về. Mủ mít non vừa có thể khử mùi tanh của cá chuồn lại vừa làm thịt cá thơm bùi hơn. Mít non đã được luộc chín và xắt miếng vuông cỡ bao diêm. Cá chuồn sau khi làm sạch ruột được ướp với củ nén đập dập, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, hạt nêm, tiêu, nước mắm. Ướp khoảng 10 phút rồi đổ nước vừa ngập cá, kho đến khi cá vừa thấm thì cho mít non vào.
Sau cùng chỉ cần đun lửa liu riu để nước kho cá ngấm vào miếng mít.
[red]6. CHÁO LƯƠN XANH THĂNG BÌNH[/red]
[center] [/center]
cháo lương xanhCó dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.
Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng.
[center] [/center]
Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.
[red]7. BÁNH CANH[/red]
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.
[center] [/center]
Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
[center] [/center]
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
[red]8.MỰC CƠM BIỂN NGANG[/red]
Mực cơm biển ngangĐến Quảng Nam, ngoài những mỳ Quảng, Cao Lầu, Bê Thui Cầu Mống,… Du khách nên thưởng thức món mực cơm biển ngang, tuy nhỏ nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được.
[center] [/center]
Mùa mực cơm vùng biển ngang Quảng Nam bắt đầu từ cuối tháng Ba đến hết tháng Tám, rộ nhất là vào tháng Năm. Mực cơm vào mùa thịt dày, vị ngọt, thơm ngon, là món hải sản rất được ưa chuộng mỗi khi mùa hè đến.
[center] [/center]
Mực cơm bãi ngang xứ Quảng tuy chỉ lớn hơn ngón tay cái người lớn một chút nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được. Mực cơm cũng góp phần tạo nên nhiều thực đơn khá lạ miệng như mực cơm xào khóm, mực cơm chiên mắm gừng hay mực cơm nhồi thịt nhưng đặc sắc nhất và giữ trọn hương vị biển nhất vẫn là món mực cơm hấp.
[red]9. HOÀNH THÁNH[/red]
[center] [/center]
Hoành thánh được chế biến với nhiều biến tấu khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh súp, hoành thánh mì, song hoành thánh chiên dường như là món ăn yêu thích nhất của đa số thực khách khi chọn làm món khai vị cùng với nem, chả.
[center] [/center]
Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khách bởi vị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.
[red]10. BÁNH TRÁNG CUỐN THỊT HEO ĐẠI LỘC[/red]
[center] [/center]
bánh tráng thịt heoĐại Lộc (Quảng Nam) là xứ quá nổi tiếng với đặc sản bánh tráng cuốn. Bánh tráng cuốn Đại Lộc nổi tiếng không chỉ ở miền Trung, mà cả 2 miền Nam, Bắc bởi sự dẻo, dai, mềm, thơm…
[center] [/center]
Cũng chỉ là một món ăn cuốn dân dã nhưng bánh tráng cuốn thịt heo có thể để lại những ấn tượng khó quên cho thực khách. Điều tạo ra sự khác biệt đó là “tiêu chuẩn” khá đặc biệt của lát thịt heo xứ này. Những lát thịt cũng được lấy từ phần mông của con heo, cũng được thái mỏng thành từng lát. Nhưng cái hay là ở chỗ, lát thịt bình thường gồm ba phần rõ rệt da, mỡ, nạc thì lát thịt ở đây lại mỡ-nạc xen kẽ một cách ngộ nghĩnh. Khi thái thịt phải giữ được sự kết nối giữa ba phần, da, mỡ nạc.
[center] [/center]
Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo Đại Lộc là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Người không quen ăn mắm nêm thì sẽ được chuẩn bị sẵn chén nước mắm chua ngọt ngon lành. Thêm một dĩa rau sống tươi dong, kèm chuối chát, hành lá… là có thể thưởng thức.
[center] [/center]
[red]1. CƠM GÀ PHỐ HỘI[/red]
Đến phố cổ Hội An, du khách đừng bỏ lỡ dịp thử qua món cơm gà với cách chế biến và hương vị độc đáo riêng của người dân phố Hội. Vào những đêm phố cổ, ngang qua dãy phố, dưới những vòm mái ngói rêu phong cổ kính, dưới những ánh đèn ***g lung linh, quý khách không thể làm ngơ trước những con gà tơ luộc chín bày lên trên đĩa, trước mùi thơm hấp dẫn bay ra từ trong hàng quán cơm gà.
[center] [/center]
[center] [/center]
Muốn làm cho cơm ngon cũng phải biết chọn gà và phải có kinh nghiệm. Phải chọn loại gà tơ thịt mới mềm, mới thơm vì ” vịt già, gà tơ “. Nếu không chọn được gà tơ thì phải xem ” tướng mạo ” mà chọn theo kinh nghiệm ” cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm “. Đến thao tát vặt lông cắt cổ cũng phải làm sao cho nhanh, cho sạch và đúng bài bản ” sớm chí tai, mai chí hầu “.
[red]2. MÌ QUẢNG[/red]
[center] [/center]
[center][i]“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”[/i][/center]
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống.
[center] [/center]
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
[center] [/center]
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia.
[red]3. GÀ TRE NƯỚNG[/red]
[center] [/center]
Muốn thưởng thức gà ngon đúng điệu phải tìm về với chân đèo Le ở vùng đất Quế Sơn.
Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng.
Gà được chế biến để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.
[center] [/center]
Ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.
Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.
Đặc biệt, gà được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.
[red]4. BÊ THUI CẦU MỐNG Ở ĐIỆN BÀN[/red]
[center] [/center]
Một trong những đặc sản ở Quảng Nam xếp ngang hàng với mì Quảng là bê thui Cầu Mống. Muốn thưởng thức bê thui Cầu Mống chánh hiệu thì phải đến với mảnh đất Điện Bàn (Quảng Nam).
[center] [/center]
Món ngon hay không chính là ở nguyên liệu. Bê được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão. Thịt bê thui xong phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói.
[center] [/center]
Mắm phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Những miếng chuối chát cùng nộm đu đủ chua chua, ngọt ngọt sẽ làm món bê thui đượm vị và bớt ngấy hơn.
[red]5. CÁ CHUỒN KHO MÍT NON[/red]
[center] [/center]
Mỗi khi hè về, mít non và cá chuồn lại thường xuyên "hẹn hò " trên mâm cơm của người Quảng Nam. Cá chuồn vừa ngon vừa rẻ lại có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau từ kho, chiên tới nấu canh thậm chí là ăn gỏi. Trong đó cá chuồn kho mít non là một trong những món ngon mà dân dã.
[center] [/center]
Cá chuồn phải chọn con tươi vừa mang từ biển về. Mủ mít non vừa có thể khử mùi tanh của cá chuồn lại vừa làm thịt cá thơm bùi hơn. Mít non đã được luộc chín và xắt miếng vuông cỡ bao diêm. Cá chuồn sau khi làm sạch ruột được ướp với củ nén đập dập, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, hạt nêm, tiêu, nước mắm. Ướp khoảng 10 phút rồi đổ nước vừa ngập cá, kho đến khi cá vừa thấm thì cho mít non vào.
Sau cùng chỉ cần đun lửa liu riu để nước kho cá ngấm vào miếng mít.
[red]6. CHÁO LƯƠN XANH THĂNG BÌNH[/red]
[center] [/center]
cháo lương xanhCó dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.
Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng.
[center] [/center]
Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.
[red]7. BÁNH CANH[/red]
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.
[center] [/center]
Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.
[center] [/center]
Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
[red]8.MỰC CƠM BIỂN NGANG[/red]
Mực cơm biển ngangĐến Quảng Nam, ngoài những mỳ Quảng, Cao Lầu, Bê Thui Cầu Mống,… Du khách nên thưởng thức món mực cơm biển ngang, tuy nhỏ nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được.
[center] [/center]
Mùa mực cơm vùng biển ngang Quảng Nam bắt đầu từ cuối tháng Ba đến hết tháng Tám, rộ nhất là vào tháng Năm. Mực cơm vào mùa thịt dày, vị ngọt, thơm ngon, là món hải sản rất được ưa chuộng mỗi khi mùa hè đến.
[center] [/center]
Mực cơm bãi ngang xứ Quảng tuy chỉ lớn hơn ngón tay cái người lớn một chút nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được. Mực cơm cũng góp phần tạo nên nhiều thực đơn khá lạ miệng như mực cơm xào khóm, mực cơm chiên mắm gừng hay mực cơm nhồi thịt nhưng đặc sắc nhất và giữ trọn hương vị biển nhất vẫn là món mực cơm hấp.
[red]9. HOÀNH THÁNH[/red]
[center] [/center]
Hoành thánh được chế biến với nhiều biến tấu khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh súp, hoành thánh mì, song hoành thánh chiên dường như là món ăn yêu thích nhất của đa số thực khách khi chọn làm món khai vị cùng với nem, chả.
[center] [/center]
Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khách bởi vị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.
[red]10. BÁNH TRÁNG CUỐN THỊT HEO ĐẠI LỘC[/red]
[center] [/center]
bánh tráng thịt heoĐại Lộc (Quảng Nam) là xứ quá nổi tiếng với đặc sản bánh tráng cuốn. Bánh tráng cuốn Đại Lộc nổi tiếng không chỉ ở miền Trung, mà cả 2 miền Nam, Bắc bởi sự dẻo, dai, mềm, thơm…
[center] [/center]
Cũng chỉ là một món ăn cuốn dân dã nhưng bánh tráng cuốn thịt heo có thể để lại những ấn tượng khó quên cho thực khách. Điều tạo ra sự khác biệt đó là “tiêu chuẩn” khá đặc biệt của lát thịt heo xứ này. Những lát thịt cũng được lấy từ phần mông của con heo, cũng được thái mỏng thành từng lát. Nhưng cái hay là ở chỗ, lát thịt bình thường gồm ba phần rõ rệt da, mỡ, nạc thì lát thịt ở đây lại mỡ-nạc xen kẽ một cách ngộ nghĩnh. Khi thái thịt phải giữ được sự kết nối giữa ba phần, da, mỡ nạc.
[center] [/center]
Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo Đại Lộc là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Người không quen ăn mắm nêm thì sẽ được chuẩn bị sẵn chén nước mắm chua ngọt ngon lành. Thêm một dĩa rau sống tươi dong, kèm chuối chát, hành lá… là có thể thưởng thức.
Đăng nhập để bình luận: