Cách phòng và tránh chuột rút (Vọp bẻ)

Ngày đăng: 25/12/2014
Làm thế nào để hạn chế tốt nhất chứng chuột rút (Vọp bẻ) – Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.


Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao. Nhiều người cao tuổi (NCT) than chuột rút vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. Trong đó, người bị chuột rút 3 lần/tuần chiếm tỷ lệ 4/10, thậm chí một số người ngày nào cũng bị chuột rút.

Người bị chuột rút bắt nguồn từ các nguyên nhân như là

– Do thiếu calcium, magnesium và kalium: Nguyên nhân này thường gặp ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ chất). Với nguyên nhân này chỉ cần bổ sung các chất trên là được. Lưu ý, nên bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếu thiếu cả calcium và magnesium thì bổ sung magnesium trước rồi bổ sung calcium sau vì calcium làm giảm sự hấp thụ mangesium. Ngoài ra, chuột rút còn do ứ đọng acid lactic (vì vận động quá mức, vì dùng thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho chuyển hoá bị rối loạn).

[center]Cách phòng và tránh chuột rút (Vọp bẻ) [/center]

– Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch: Nguyên nhân này thường xảy ra với những người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, nguyên nhân này lại đi kèm với nguyên nhân trên (vì sự hấp thu các chất trên giảm sút). Cách khắc phục là vừa bổ sung calcium, magnesium, kailum vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn. Thường dùng nhất là vitamin B1, uống, liều cao hay vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viên magnesium B6).

– Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp: Ví dụ như tập luyện căng thẳng mãi trong một tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác với bình thường (như lạnh đột ngột). Điều này hay xảy ra với vận động viên và cách phòng chữa chuột rút ở họ cũng có khác: Cần có thời gian làm duỗi cơ 5-10 phút trước lúc khởi động, mang trang bị đúng (dùng loại giày thích hợp), dùng đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic). Khi bơi lội hay bị chuột rút ở ngón chân (nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm).

Khi bị vọp bẻ thì ngừng ngay hoạt động, nếu được có thể kéo duỗi cơ từ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau khi bị chuột rút nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ. Đương nhiên, vận động viên cũng cần ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ calcium, magnesium, vitamin như các trường hợp nêu trên và nhu cầu vận động viên bao giờ cũng cao hơn.

Một thuốc nữa thường dùng trong chuột rút là thuốc làm bền và giãn mạch. Chúng có tác dụng làm cho máu lưu thông, cung cấp đủ các chất cho hệ cơ và thần kinh như cyclo-3 fort (gồm cao ruscus alculeatus + hesperdin methyl chacol và vitamin C) hay các loại khác như benzequerein. Thuốc khó dùng, cần có chỉ dẫn của thầy thuốc.

Biểu hiện khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục và chân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gian mấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng ê đau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Đa số các trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bị đau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, xem thường, đề phòng có bệnh tiềm ẩn nào đó (ví dụ, nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đái tháo đường).


Cách xử trí khi bị chuột rút


Mỗi khi bị chuột rút nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặc mất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu, thậm chí rất nguy hiểm. Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới áp dụng có thể thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại. Khi đã hết hiện tượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn. Tại nơi bị chuột rút, nếu có điều kiện có thể xoa các loại dầu làm nóng da và cơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm để máu càng dễ lưu thông. Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân…

Món ăn người chuột rút nên ăn

1. Cháo hến:

[center]Cách phòng và tránh chuột rút (Vọp bẻ) [/center]

Hến sông 1,5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt. Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng. Một tuần dùng từ 3 – 4 lần. Công dụng: thịt hến tính mát, tác dụng bổ âm, cung cấp một số vi lượng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là canxi và kẽm. Tái lập và hoàn thiện quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp, từ đó có giá trị hữu hiệu việc phòng chống co cơ, chuột rút.

2. Cháo chân gà + thuốc bắc:


Chân gà 3 đôi (6 cái), gạo tẻ 100g, hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm mỗi vị 15g, gia vị vừa đủ. Chân gà nướng cho vàng và chín thơm là được. Hoàng kỳ, đương quy, phòng sâm cho vào ấm đổ nước sắc cho sôi kỹ, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo, nước thuốc, chân gà hầm cùng với nhau thành cháo cho chín kỹ, nêm gia vị hành hoa ăn nóng. Công dụng: bổ khí huyết, tăng cường sức bền và chức năng hoạt động của cơ bắp, phù hợp cho người sức yếu, cân cơ hay bị rung giật, co cơ, chuột rút, ăn ít, sức lao động giảm sút.

Cách phòng và tránh chuột rút (Vọp bẻ)

Cần làm gì để phòng chuột rút?

Để phòng chuột rút, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưu thông khí huyết. Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần.

Thường ngày có thể tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ. Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh. Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung nước có pha muối ăn (tốt nhất là bổ sung dung dịch oresol).

Cần uống đủ lượng nước trong một ngày/đêm (khoảng trên 1,5 – 2 lít). Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê. Nếu có bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm.

Hân Hân (TH)

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan


Về tác giả
trần thắng
Trang cá nhân: tran-thang
Gửi tin nhắn