Mắm nhum Lý Sơn
Giá / phí : 165,000.00 đ
Đặc sản Mắm Nhum là đặc sản Quảng Ngãi trước đây được người dân tiến vua vì thế nên Mắm Nhum còn được gọi với nhiều cái tên “Mắm Tiến Vua” hay “Mắm Quý Tộc”.
Trong bài Đại Nam Nhất Thống Chí có viết: “Mắm Nhum – Sản vật ở các đảo ngoài biển”. Và theo những lão làng sống lâu đời ở đây kể rằng, vào đời vua Minh Mạng, mỗi năm người dân Quảng Ngãi phải nộp từ 10 đến 12 cân đặc sản mắm nhum để tiến cống cho triều đình và bắt buộc phải cống bằng vật phẩm, không được thay thế bằng tiền.
Giới thiệu về nhum và mắm nhum
Nhum (còn được gọi là nhím biển, cầu gai) là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, sống thành từng nhóm, sống bám vào các bờ đá vùng ven bờ biển nước ấm, ở độ sâu chừng 4 m đến 20 m, nằm lẫn trong rong rêu, ăn sinh vật phù du.
Khi còn nhỏ, con nhum giống quả chôm chôm nhưng có màu đen thẫm, khi lớn thì nhum có hình cầu dẹt, đường kính thân khoảng 3 – 4cm, xum quanh thân có gai bảo vệ.
Ở miền Trung, vùng biển có nhiều nhum nhất là vùng vịnh Dung Quất, đảo Lý Sơn, gềnh đá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Phía Nam, nhum có nhiều ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Nhum được phân ra nhiều loại như: Nhum ta, nhum mỡ, nhum đen,… nhưng chỉ có “nhum ta” với màu đỏ thẫm, thịt chắc và thơm mới có thể làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở các ghềnh đá khu vực biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định), có kích thước không lớn lắm, ít thịt, không dễ đánh bắt.
Khoảng thời gian bắt nhum bắt đầu từ tiết Xuân phân và kết thúc vào tiết lập Thu. Người bắt nhum lặn dọc theo các ghềnh đá, khi thấy con nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt cho vào bao. Khi bắt nhum không được khua động mạnh nguồn nước, nếu không nhum sẽ bắn gai vào tay người rồi bám chặt vào vách đá rất khó gỡ.
Cách làm mắm nhum
Khi người ta bắt được những con nhum tươi sống về, đưa rửa sạch rong rêu bám quanh bên ngoài nhum, rồi sau đó dùng một thanh tre mỏng gỡ thịt nhum ra khỏi vỏ. Khi chúng ta bổ ra thấy thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, có màu vàng cam rất đẹp mắt.
Thịt nhum sau khi lấy ra thì cho vào một cái vại lớn. Rắc muối theo tỷ lệ một tô thịt nhum trộn một nắm to muối, đậy thật kín rồi đưa phơi ngoài nắng Khoảng 15 đến 20 ngày đến khi mắm nhum chín.
Chỉ qua mấy bước chế biến là ta đã có món Mắm Nhum thơm ngon hảo hạng rồi.
Chú ý: Khi làm mắm nhum thì không nên đổ đầy vại vì sau vài ngày thịt nhum nở ra, sủi bọt lăn tăn sẽ tràn ra ngoài.
[center]
[/center]
[red]Cách thưởng thức và bảo quản[/red]
Mắm nhum thường được làm nước chấm của các loại rau luộc hay thịt lợn luộc.
Mắm nhum để càng lâu thì càng ngon hơn thế nên bạn hãy bảo quản thật kỹ để không hỏng mất hũ mắm tuyệt hảo này nhé.
Bạn cũng muốn thưởng thức món ngon này, hãy đến với Chính Gốc để được thưởng thức những đặc sản Lý Sơn ngon nhất và nhiều đặc sản miền Trung nổi tiếng khác nữa để thưởng thức và làm quà nhé!
Liên hệ Hotline: 1900.636.747 để đặt hàng qua điện thoại
Trong bài Đại Nam Nhất Thống Chí có viết: “Mắm Nhum – Sản vật ở các đảo ngoài biển”. Và theo những lão làng sống lâu đời ở đây kể rằng, vào đời vua Minh Mạng, mỗi năm người dân Quảng Ngãi phải nộp từ 10 đến 12 cân đặc sản mắm nhum để tiến cống cho triều đình và bắt buộc phải cống bằng vật phẩm, không được thay thế bằng tiền.
Giới thiệu về nhum và mắm nhum
Nhum (còn được gọi là nhím biển, cầu gai) là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, sống thành từng nhóm, sống bám vào các bờ đá vùng ven bờ biển nước ấm, ở độ sâu chừng 4 m đến 20 m, nằm lẫn trong rong rêu, ăn sinh vật phù du.
Khi còn nhỏ, con nhum giống quả chôm chôm nhưng có màu đen thẫm, khi lớn thì nhum có hình cầu dẹt, đường kính thân khoảng 3 – 4cm, xum quanh thân có gai bảo vệ.
Ở miền Trung, vùng biển có nhiều nhum nhất là vùng vịnh Dung Quất, đảo Lý Sơn, gềnh đá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Phía Nam, nhum có nhiều ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Nhum được phân ra nhiều loại như: Nhum ta, nhum mỡ, nhum đen,… nhưng chỉ có “nhum ta” với màu đỏ thẫm, thịt chắc và thơm mới có thể làm mắm. Nhum ta sống nhiều ở các ghềnh đá khu vực biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định), có kích thước không lớn lắm, ít thịt, không dễ đánh bắt.
Khoảng thời gian bắt nhum bắt đầu từ tiết Xuân phân và kết thúc vào tiết lập Thu. Người bắt nhum lặn dọc theo các ghềnh đá, khi thấy con nhum, họ dùng chiếc móc sắt giật khẽ chúng về phía mình, rồi nhặt cho vào bao. Khi bắt nhum không được khua động mạnh nguồn nước, nếu không nhum sẽ bắn gai vào tay người rồi bám chặt vào vách đá rất khó gỡ.
Cách làm mắm nhum
Khi người ta bắt được những con nhum tươi sống về, đưa rửa sạch rong rêu bám quanh bên ngoài nhum, rồi sau đó dùng một thanh tre mỏng gỡ thịt nhum ra khỏi vỏ. Khi chúng ta bổ ra thấy thịt nhum kết thành 5 hoặc 8 múi, có màu vàng cam rất đẹp mắt.
Thịt nhum sau khi lấy ra thì cho vào một cái vại lớn. Rắc muối theo tỷ lệ một tô thịt nhum trộn một nắm to muối, đậy thật kín rồi đưa phơi ngoài nắng Khoảng 15 đến 20 ngày đến khi mắm nhum chín.
Chỉ qua mấy bước chế biến là ta đã có món Mắm Nhum thơm ngon hảo hạng rồi.
Chú ý: Khi làm mắm nhum thì không nên đổ đầy vại vì sau vài ngày thịt nhum nở ra, sủi bọt lăn tăn sẽ tràn ra ngoài.
[center]
[/center]
[red]Cách thưởng thức và bảo quản[/red]
Mắm nhum thường được làm nước chấm của các loại rau luộc hay thịt lợn luộc.
Mắm nhum để càng lâu thì càng ngon hơn thế nên bạn hãy bảo quản thật kỹ để không hỏng mất hũ mắm tuyệt hảo này nhé.
Bạn cũng muốn thưởng thức món ngon này, hãy đến với Chính Gốc để được thưởng thức những đặc sản Lý Sơn ngon nhất và nhiều đặc sản miền Trung nổi tiếng khác nữa để thưởng thức và làm quà nhé!
Liên hệ Hotline: 1900.636.747 để đặt hàng qua điện thoại
Đăng nhập để bình luận: