Những hình ảnh độc đáo về phố cổ Hà Nội thập niên 1990
Những bức ảnh màu đẹp của nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe về Phố cổ Hà Nội được chụp vào những năm từ 91-93 cho ta thấy sự giản dị và bình yên của nơi đây.Trong chuyến hành trình hơn 20 tỉnh tại Việt Nam, nhiếp ảnh gia đã có hơn 1600 tấm hinh đẹp về cuộc sống, con người và văn hóa Việt Nam. Chân thành cảm ơn tác giả Hans-Peter Grumpe!.
Không ảnh nhìn từ trên cao xuống Hà Nội. Chưa có các tòa nhà cao tầng chọc trời. Hà Nội đẹp bao quanh bờ sông Hồng với những cánh đồng đặc trưng
Nước Hồ Gươm ngày đó quang đãng, người dân tranh thủ đạp xe ra Hồ Gươm hóng gió.
Bên trong chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội và là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn.
Người bán hàng ở chợ tổng kết doanh thu hằng ngày, Bạn có thể nhìn thấy rõ các tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng và 1000 đồng.
Bãi gửi xe với đầy ắp những chiếc “siêu xe” ngày đó, chỉ gia đình có điều kiện mới sở hữu được 1 chiếc.
Vợ chồng người bán xà đang vẫy chào nhiếp ảnh gia.
Xưởng làm mũ cối – Loại mũ thịnh hành vào những năm đầu thập niên 90 với độ bền chắc và đa dụng của nó.
Những người bán tạp hóa đang nghỉ ngơi trong giây phút thảnh thơi vắng khách.
Cà Cuống, con vật nhìn qua thì tưởng là gián nhưng lại rất thơm và ngon được dùng phổ biến để làm mắm chấm.
Tiệm sửa đồ ven đường sửa các loại giày dép và đồ da.
Tiệm đánh máy được đưa ra vỉa hè khi máy tính chưa được phổ biến nhiều. Công việc này thời đó cho nhiều thu nhập.
Cắt tóc nam – nghề thịnh hành bậc nhất thời bấy giờ. Ngày đó tiệm cắt tóc thường mọc ở vỉa hè san sát nhau chứ không phải trong cửa tiệm lớn như bây giờ. Ngoài các vật dụng cắt tóc, chủ tiệm còn đầu tư sách báo cho khách đọc trong lúc chờ đi kèm nhiều tấm hình model cho khách hàng lựa kiểu tóc.
Năm 1991, các khu chợ cóc (chợ tự phát) rất phổ biến ở Hà Nội. Người họp chợ có thể mang đủ mặt hàng từ rau củ quả đến thịt cá ra bày bán.
Ông chủ tiệm sửa xe ven đường đang làm bi thuốc lào trong thời gian vắng khách. Ngày đó những tiệm sửa xe đạp dọc đường thu nhập cao bởi phương tiện củ yếu thời đó là xe đạp.
Đèn cù, món đồ chơi phổ biến cho trẻ nhỏ mỗi dịp tết Trung Thu.
Xích lô, phương tiện vận tải chủ yếu để vận chuyển hàng hóa và các vật dụng cồng kềnh khác khi xe tải chưa được phổ biến.
Bia hơi, cứ chiều chiều lại đông nghịt khách. Nền kinh tế sau thời “hậu bao cấp” được phục hồi giúp người dân có thêm ngân sách phục vụ cho việc giải trí.
Ngoài bia hơi, rượu uống kèm với món lòng, dồi cũng được ưa chuộng.
Chiếc xe hơi ngày đó là mơ ước của bao nhiêu người.
Những hàng hóa “cao cấp” được bầy bán phổ biến thời “hậu bao cấp” như phích nước Trung Quốc, phích đá Liên Xô, bếp điện Liên Xô và quạt tai voi.
Đăng nhập để bình luận: