Những chuyện thăng trầm xoay quanh tháp Rùa Hồ Gươm
Tháp rùa Hồ Gươm là một trong những hình ảnh biểu tượng của Hà Nội nhưng ít người biết rằng xung quanh nó có khá nhiều câu chuyện thăng trầm.
Vì sao có tháp rùa?
Hồ Hoàn Kiếm, theo các tài liệu lịch sử, từ thời đại phong kiến có tên là hồ Tả Vọng hoặc hồ Lục Thủy, đã là một hồ nước được dùng làm nơi vui chơi của vua chúa và hoàng gia. Đầu thời Lê, gò đất ở giữa hồ được dựng một cái đình nhỏ gọi là điếu đài để làm nơi cho vua ra câu cá. Đến khi các chúa Trịnh nắm thực quyền, họ lại cho dựng đình Tả Vọng ở trên đó. Tuy nhiên sau khi Lê Chiêu Thống nắm lại quyền hành, đã cho đập bỏ các di tích của họ Trịnh, trong đó có cả đình Tả Vọng.
Kể từ đó, do chiến tranh loạn lạc liên miên và sang thời Nguyễn, Thăng Long không còn là thủ đô nên gò đất giữa hồ Tả Vọng không có công trình nào được xây lên nữa. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, một ông bá hộ tin phong thủy cho gò đất này là mạch đất phát đế vương nên đã tìm mọi cách xây dựng một cái tháp trên đó.
[center]
Tháp Rùa vốn là công trình được bá hộ Kim làm với ý định táng cốt cha mẹ.[/center]
Theo lời các nhà nghiên cứu như Băng Sơn, Trần Quốc Vượng, sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy gò Rùa nằm giữa hồ là một thế đất đẹp. Nghĩ rằng đó là huyệt đất có thể phát bá vương nên bá hộ Kim âm mưu đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó.
Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Tòa tháp này ở hai tầng dưới làm theo kiến trúc kiểu phương Tây với các cửa vòm nhưng tầng 3 lại làm kiểu truyền thống với mái cong đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1998) khi nói về tháp Rùa có viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. Còn từ điển mở Wikipedia thì cho rằng đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc Đông Tây.
Sau khi xây xong tháp, bá hộ Kim âm mưu táng tro cốt cha mình vào đó. Trong một tập tùy bút của Băng Sơn, nhà văn kể: Hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ. Một câu chuyện khác do cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng kể với tác giả bài báo Có nên đập bỏ tháp rùa trên báo Tiền Phong cuối năm 2002 thì nói rằng: Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào vứt đâu không ai biết.
Làm chân đế cho nữ thần tự do
Sau khi âm mưu táng tro cốt cha vào tháp của bá hộ Kim bất thành, tòa tháp lại trở thành nơi đặt một phiên bản tượng nữ thần tự do.
[center] [/center]
Tượng nữ thần tự do phiên bản nhỏ được đặt trên nóc tháp Rùa từ năm 1891 đến 1896.
Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ. Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Năm sau, tượng được đưa lên tàu chiến Mỹ đem về đặt ở cảng New York.
Sau khi trao cho chính phủ Mỹ tượng thần tự do, người Pháp cũng tạo thêm một vài phiên bản nhỏ hơn nhiều để đem dự triển lãm. Một trong số những phiên bản đó được đem sang triển lãm ở Việt Nam năm 1887 và sau đó được tặng cho thành phố Hà Nội. Bức tượng mang sang Hà Nội cao 2,5m làm bằng đồng. Vì tượng mặc áo lòe xòe nên người dân gọi nôm na là tượng bà đầm xòe.
Theo bài báo Hà Nội từng có tượng thần tự do trên nóc tháp Rùa? đăng trên báo Tiền Phong, lúc đầu tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống. Thay vào đó, họ đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Năm 1896, bức tượng được di dời về vườn hoa Cửa Nam.
[center]
PGS Hà Đình Đức chăm sóc cụ rùa trên gò rùa giữa Hồ Gươm. Ảnh: Hà Đình Đức.[/center]
Sau năm 1896, tháp rùa không còn tượng nữ thần tự do và cơ bản giữ nguyên dạng đến ngày nay. Riêng gò đất mà tháp rùa đứng chân đó, các cụ rùa trong Hồ Gươm thỉnh thoảng lại bò lên phơi nắng. Một số nhà nghiên cứu cũng thường bơi thuyền ra gò đất đó để bỏ thức ăn hoặc nghiên cứu các dấu hiệu sức khỏe của rùa.
Bởi thế cái tên tháp Rùa bắt đầu được sử dụng mặc dù tháp không phải được xây lên để làm chỗ cho rùa nghỉ. Lâu dần cái tên tháp Rùa trở nên quen thuộc với mọi người và cũng trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng của Hà Nội. Tuy nhiên, hôm 19/1 vừa qua, cụ rùa được cho là cuối cùng ở hồ Gươm đã qua đời khiến rất nhiều người nuối tiếc. Có lẽ từ nay cái tên tháp Rùa sẽ chỉ còn là cái tên gọi mà không còn ý nghĩa bởi vì Hồ Gươm đã không còn cụ rùa nào nữa.
Vì sao có tháp rùa?
Hồ Hoàn Kiếm, theo các tài liệu lịch sử, từ thời đại phong kiến có tên là hồ Tả Vọng hoặc hồ Lục Thủy, đã là một hồ nước được dùng làm nơi vui chơi của vua chúa và hoàng gia. Đầu thời Lê, gò đất ở giữa hồ được dựng một cái đình nhỏ gọi là điếu đài để làm nơi cho vua ra câu cá. Đến khi các chúa Trịnh nắm thực quyền, họ lại cho dựng đình Tả Vọng ở trên đó. Tuy nhiên sau khi Lê Chiêu Thống nắm lại quyền hành, đã cho đập bỏ các di tích của họ Trịnh, trong đó có cả đình Tả Vọng.
Kể từ đó, do chiến tranh loạn lạc liên miên và sang thời Nguyễn, Thăng Long không còn là thủ đô nên gò đất giữa hồ Tả Vọng không có công trình nào được xây lên nữa. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi Pháp chiếm Hà Nội, một ông bá hộ tin phong thủy cho gò đất này là mạch đất phát đế vương nên đã tìm mọi cách xây dựng một cái tháp trên đó.
[center]
Tháp Rùa vốn là công trình được bá hộ Kim làm với ý định táng cốt cha mẹ.[/center]
Theo lời các nhà nghiên cứu như Băng Sơn, Trần Quốc Vượng, sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, dân vùng quanh hồ Hoàn Kiếm xiêu tán cả. Bấy giờ, bá hộ Kim (Nguyễn Ngọc Kim) là người làm trung gian liên lạc giữa dân bản xứ với chính quyền thực dân. Y thấy gò Rùa nằm giữa hồ là một thế đất đẹp. Nghĩ rằng đó là huyệt đất có thể phát bá vương nên bá hộ Kim âm mưu đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó.
Năm 1886, bá hộ Kim xin phép chính quyền thực dân và xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim. Tòa tháp này ở hai tầng dưới làm theo kiến trúc kiểu phương Tây với các cửa vòm nhưng tầng 3 lại làm kiểu truyền thống với mái cong đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, 1998) khi nói về tháp Rùa có viết: tháp Rùa không có giá trị về mặt kiến trúc. Còn từ điển mở Wikipedia thì cho rằng đó là một sự kết hợp thất bại hai nền kiến trúc Đông Tây.
Sau khi xây xong tháp, bá hộ Kim âm mưu táng tro cốt cha mình vào đó. Trong một tập tùy bút của Băng Sơn, nhà văn kể: Hôm táng, đêm tối nhá nhem, đám thợ sau khi hoàn thành công việc lẻn trở lại vứt cốt ông lão xuống hồ. Một câu chuyện khác do cố giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng kể với tác giả bài báo Có nên đập bỏ tháp rùa trên báo Tiền Phong cuối năm 2002 thì nói rằng: Bá Kim chờ đến đêm mới lẻn đem cốt bố ông ta ra tháp đặt. Có người rình ông ta vừa quay vào thì lập tức ra đào vứt đâu không ai biết.
Làm chân đế cho nữ thần tự do
Sau khi âm mưu táng tro cốt cha vào tháp của bá hộ Kim bất thành, tòa tháp lại trở thành nơi đặt một phiên bản tượng nữ thần tự do.
[center] [/center]
Tượng nữ thần tự do phiên bản nhỏ được đặt trên nóc tháp Rùa từ năm 1891 đến 1896.
Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ. Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Năm sau, tượng được đưa lên tàu chiến Mỹ đem về đặt ở cảng New York.
Sau khi trao cho chính phủ Mỹ tượng thần tự do, người Pháp cũng tạo thêm một vài phiên bản nhỏ hơn nhiều để đem dự triển lãm. Một trong số những phiên bản đó được đem sang triển lãm ở Việt Nam năm 1887 và sau đó được tặng cho thành phố Hà Nội. Bức tượng mang sang Hà Nội cao 2,5m làm bằng đồng. Vì tượng mặc áo lòe xòe nên người dân gọi nôm na là tượng bà đầm xòe.
Theo bài báo Hà Nội từng có tượng thần tự do trên nóc tháp Rùa? đăng trên báo Tiền Phong, lúc đầu tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống. Thay vào đó, họ đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ. Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Năm 1896, bức tượng được di dời về vườn hoa Cửa Nam.
[center]
PGS Hà Đình Đức chăm sóc cụ rùa trên gò rùa giữa Hồ Gươm. Ảnh: Hà Đình Đức.[/center]
Sau năm 1896, tháp rùa không còn tượng nữ thần tự do và cơ bản giữ nguyên dạng đến ngày nay. Riêng gò đất mà tháp rùa đứng chân đó, các cụ rùa trong Hồ Gươm thỉnh thoảng lại bò lên phơi nắng. Một số nhà nghiên cứu cũng thường bơi thuyền ra gò đất đó để bỏ thức ăn hoặc nghiên cứu các dấu hiệu sức khỏe của rùa.
Bởi thế cái tên tháp Rùa bắt đầu được sử dụng mặc dù tháp không phải được xây lên để làm chỗ cho rùa nghỉ. Lâu dần cái tên tháp Rùa trở nên quen thuộc với mọi người và cũng trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng của Hà Nội. Tuy nhiên, hôm 19/1 vừa qua, cụ rùa được cho là cuối cùng ở hồ Gươm đã qua đời khiến rất nhiều người nuối tiếc. Có lẽ từ nay cái tên tháp Rùa sẽ chỉ còn là cái tên gọi mà không còn ý nghĩa bởi vì Hồ Gươm đã không còn cụ rùa nào nữa.
Đăng nhập để bình luận: