Câu truyện của Lão Tử và Khổng Tử - Cúi đầu là lúa chín, ngẩng đầu là cỏ dại!
Cúi đầu là lúa chín, ngẩng đầu là cỏ dại!
Có lần Khổng Tử đến gặp Lão Tử. Ngày đó, Lão Tử đang làm quản lý thư viện của nhà nước, kiêm luôn chức Sử quan ghi chép lịch sử đất nước. Khổng Tử nhân cơ hội này để hỏi thêm về các nghi lễ và chế độ thời cổ đại.
Lão Tử từ tốn lần lượt trả lời hết các thắc mắc của Khổng Tử. Đến lúc Khổng Tử chuẩn bị ra về, thì Lão Tử mới khuyên răn:
“Người buôn bán biết làm ăn, sẽ không trưng bày nhiều sản phẩm trong cửa hàng. Cho nên thoạt nhìn tựa như không tích trữ nhiều. Người mua nhìn qua không thấy tồn hàng nhiều nên không trả giá thấp hoặc đối thủ sẽ không thấy vậy mà có ý định cạnh tranh bất chính.
Cũng tương tự, nếu là người có hiểu biết, đạo đức hơn người, nhìn bên ngoài sẽ lầm tưởng như không biết gì.
Còn ông, quá tự kiêu vào học vấn, những ham muốn khác cũng quá nhiều, tốt nhất nên sửa
đổi điểm này đi”.
Lời nói của Lão Tử tuy có thẳng thắn nhưng quả thật rất chính xác đã khiến Khổng Tử như bừng tỉnh và xúc động. Khổng Tử nhận ra, đúng là Khổng Tử rất có lý tưởng, cũng có năng lực nên thành ra cũng rất tự kiêu. Và sự tự kiêu này có lẽ đã bộc lộ ra bên ngoài thông qua lời nói và hành động nào đó nên đã bị Lão Tử nhìn ra.
Khổng Tử cảm ơn lời giáo huấn của Lão Tử. Về sau, Khổng Tử luôn ghi nhớ rèn luyện bản thân và dạy dỗ học trò mình phải xem trọng sự khiêm tốn: “Người càng hiểu biết bao nhiêu thì càng thu bản thân mình nhỏ bé lại bấy nhiêu”.
Lời bàn: Người có học vấn càng tiến bộ thì càng nên khiêm tốn. Dùng sự khiêm tốn để tiếp nhận lời chỉ bảo của người khác thì hiểu biết mới càng ngày càng phát triển. Người vừa mới đạt được ít kết quả liền tự cao, tỏ ra giỏi giang thì không thể tồn tại lâu dài được.
Đăng nhập để bình luận: