Khề khà chén rượu Kim Sơn
Vừa mở nút chai ra là ta đã cảm nhận được ngay cái đặc biệt hấp dẫn của hương nếp mới ngọt ngào, lan tỏa khắp phòng. Cánh mũi bỗng như mở rộng, phập phồng để tận hưởng cái nồng nàn, dịu mát và đầy quyến rũ của hương đồng gió nội.
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://naungon.com/blog/images/www.quangcaosanpham.com/images/picture/big_118113_09_nepkimson.jpg[/IMG]
[/center]
Cùng chung vui, ta nâng chén lên, rượu lung linh, trong trẻo kề sát môi mềm, bốn mươi độ mà cứ dịu êm thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng. Tửu lượng đã khá, tuy say sưa nhưng đầu không bị đau nhức, choáng váng. Chất men thơm cứ quấn quýt, nồng nàn lôi kéo ta vào cuộc. Tất cả những hương vị mà ta cảm nhận được như vậy chỉ thấy biểu hiện rõ nhất ở rượu Kim Sơn-một huyện miền biển Đông Nam của tỉnh Ninh Bình
Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển,bìm bịp .v.v. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://www.dulichninhbinh.com.vn/userfiles/Ruou%20Kim%20son%201.jpg[/IMG]
[/center]
Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình, đây là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đạt năng xuất lúa 5 tấn/ha (Cùng với Hải Hậu củaNam Định và Tiền Hải của Thái Bình). Các địa danh trên cùng nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thiên nhiên như thủy hải sản và lương thực. Đây là những vùng đất mở mới được khai hoang, lấn biển. Chính đặc điểm đó đã sản sinh và kích thích phát triển nghề nấu rượu trở thành các làng nghề truyền thống. Hiện nay có nhiều làng nghề chuyên về nấu rượu ở Kim Sơn như: Hòa Lạc, Ứng Luật .v.v. nhưng nhiều nhất và nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề nấu rượu ở xã Lai Thành .
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://rongbay2.vcmedia.vn/thumb_max/up_new/2012/12/19/0/201212201209_anh__ruou.jpg[/IMG]
[/center]
Lúa nếp gặt về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rượu. Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rượu.
Nhưng để có rượu ngon đặc biệt với hương vị độc đáo không chỉ có vậy mà quan trọng hơn cần có những chủ nhân yêu nghề và khéo tay nấu rượu, bán rượu. Những cô gái Phát Diệm (thị trấn Kim Sơn) lại có làn da trắng ngần, mịn màng, đặc biệt đôi mắt huyền hao hao mắt Đức Mẹ, thẳm sâu mơ màng hút hồn viễn khách. Trong số họ có những người đi bán rượu rong khắp nơi. Tiếng mời chào của họ cũng nồng đượm ngọt ngào như rượu, ngân nga như chuông và chẳng hiểu từ bao giờ nơi đây người ta hay đọc lại câu ca thoảng nghe như lời thề thủy chung với… rượu:
[center][i]Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa![/i][/center]
Có thể nói rượu Kim Sơn đã góp phần làm hấp dẫn thêm cái thú ẩm thực nhiều món đặc sản nổi tiếng của nơi sản sinh ra nó đó là món gỏi tôm, gỏi cá nhệch, cua bể luộc, chả rươi, tôm sú… Và đến lượt mình những đặc sản trên lại là người bạn thân cận, đồng hành và làm tôn vinh rượu Kim Sơn.
[i]Nguồn: Sưu tầm[/i]
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://naungon.com/blog/images/www.quangcaosanpham.com/images/picture/big_118113_09_nepkimson.jpg[/IMG]
[/center]
Cùng chung vui, ta nâng chén lên, rượu lung linh, trong trẻo kề sát môi mềm, bốn mươi độ mà cứ dịu êm thơm thảo. Cái vị cay cay, tê tê nơi đầu lưỡi rồi râm ran cả vòm miệng làm ta có cảm giác lâng lâng, ngất ngây và bay bổng. Tửu lượng đã khá, tuy say sưa nhưng đầu không bị đau nhức, choáng váng. Chất men thơm cứ quấn quýt, nồng nàn lôi kéo ta vào cuộc. Tất cả những hương vị mà ta cảm nhận được như vậy chỉ thấy biểu hiện rõ nhất ở rượu Kim Sơn-một huyện miền biển Đông Nam của tỉnh Ninh Bình
Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển,bìm bịp .v.v. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://www.dulichninhbinh.com.vn/userfiles/Ruou%20Kim%20son%201.jpg[/IMG]
[/center]
Kim Sơn là một huyện miền biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình, đây là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đạt năng xuất lúa 5 tấn/ha (Cùng với Hải Hậu củaNam Định và Tiền Hải của Thái Bình). Các địa danh trên cùng nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng nên rất giàu tài nguyên thiên nhiên như thủy hải sản và lương thực. Đây là những vùng đất mở mới được khai hoang, lấn biển. Chính đặc điểm đó đã sản sinh và kích thích phát triển nghề nấu rượu trở thành các làng nghề truyền thống. Hiện nay có nhiều làng nghề chuyên về nấu rượu ở Kim Sơn như: Hòa Lạc, Ứng Luật .v.v. nhưng nhiều nhất và nổi tiếng hơn cả vẫn là nghề nấu rượu ở xã Lai Thành .
[center]
[IMG alt=Khe kha chen ruou Kim Son]http://rongbay2.vcmedia.vn/thumb_max/up_new/2012/12/19/0/201212201209_anh__ruou.jpg[/IMG]
[/center]
Lúa nếp gặt về phơi khô, hong sạch cho vào chum bảo quản để nấu rượu. Nếu rượu được nấu từ nếp chiêm gọi là rượu chiêm và rượu được nấu từ gạo nếp vụ mùa thì gọi là rượu mùa. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô. Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu. Một nồi rượu tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ có thể cho từ 5 - 11 lít rượu.
Nhưng để có rượu ngon đặc biệt với hương vị độc đáo không chỉ có vậy mà quan trọng hơn cần có những chủ nhân yêu nghề và khéo tay nấu rượu, bán rượu. Những cô gái Phát Diệm (thị trấn Kim Sơn) lại có làn da trắng ngần, mịn màng, đặc biệt đôi mắt huyền hao hao mắt Đức Mẹ, thẳm sâu mơ màng hút hồn viễn khách. Trong số họ có những người đi bán rượu rong khắp nơi. Tiếng mời chào của họ cũng nồng đượm ngọt ngào như rượu, ngân nga như chuông và chẳng hiểu từ bao giờ nơi đây người ta hay đọc lại câu ca thoảng nghe như lời thề thủy chung với… rượu:
[center][i]Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa![/i][/center]
Có thể nói rượu Kim Sơn đã góp phần làm hấp dẫn thêm cái thú ẩm thực nhiều món đặc sản nổi tiếng của nơi sản sinh ra nó đó là món gỏi tôm, gỏi cá nhệch, cua bể luộc, chả rươi, tôm sú… Và đến lượt mình những đặc sản trên lại là người bạn thân cận, đồng hành và làm tôn vinh rượu Kim Sơn.
[i]Nguồn: Sưu tầm[/i]
Đăng nhập để bình luận: