Những lợi ích từ rau mầm và các loại rau mầm không nên ăn

Ngày đăng: 25/12/2014
Những lợi ích từ rau mầm:

Trong rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol.

Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 - 5 lần rau thường. Theo DS Lê Huy Hoàng, cán bộ nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Mô phôi tế bào vi sinh vật y học (Biomed), 50g rau mầm có giá trị dinh dưỡng bằng 200g rau thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, axit amin, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Với điều kiện cách trồng rau mầm đúng và an toàn

Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống ôxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. Chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại, chúng giúp cơ thể tự tẩy rửa, trừ khử, tái tạo và chữa lành mà trong rau mầm lại giàu antioxidants. Antioxidants enzim cũng rất là quan trọng vì chúng là tinh chất cho sự hoạt động của hệ miễn nhiễm. Cách trồng rau mầm tại nhàgiúp bạn tự cung cấp cho mình những chất bổ dưỡng này

Các loại rau mầm nên ăn :
Chỉ nên sử dụng các loại rau mầm đã được sử dụng phổ biến và nghiên cứu chứng minh là ăn được như :
- Rau mầm họ cải : Củ cải trắng, cải đỏ, mầm rau cải ngọt, mầm cải thìa, mầm súp lơ...- Suiforaphan có trong mầm súp lơ có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư. Estradiol có trong mầm rau cải tác dụng hạn chế quá trình não hóa ở phụ nữ… Rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng can xi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Chứa chất glucosinonates (GSL), khi nhai chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Cách trồng rau mầm tại nhà cho loại rau này để dùng là tốt nhất vì chất GSL có nhiều nhất trong hạt và mầm của suplơ xanh, củ cải trắng, và ít dần khi cây lớn.

- Rau Mầm lạc, mầm vừng: giàu carotene, vị ngọt, dai, ăn rất ngon, bổ dưỡng tốt cho trẻ em. Đây là loại rau mầm khó trồng, khó thu hoạch nhất trong các loại rau mầm. Cách trồng rau mầm tại nhà năng suất thấp này bạn phải nghiên cứu thật kỹ. Về công dụng thì rất có giá trị dinh dưỡng và có thể giúp thanh loc cơ thể.

- Rau Mầm đậu tương, mầm đậu xanh, mầm đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà Lan: Acid gama aminobutyric có trong mầm đậu tương - chất ảnh hưởng đến dẫn truyền, điều hòa các nơ-ron thần kinh hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người già. Theo lý giải của các nhà khoa học Mỹ và nhật Bản, trong mầm đậu tương có hai hoạt chất là phytoestro-genistein và daidzein nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương. Chúng là các nội tiết tố cho sinh dục nữ và làm đẹp cho nữ giới. Trong mầm của đậu tương còn chứa nhiều acid amin (50–55%), canxi và khoáng chất giúp chống lão hóa xương.

Rau Mầm rau muống, mầm rau dền: Estradiol có trong mầm rau muống tác dụng hạn chế quá trình não hóa ở phụ nữ…Thanh nhiệt giải độc mùa hè:dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu ***c, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ. Rau muống có thể giải độc.

Rau Mầm hướng dương: Thân cây hướng dương có thể sản sinh ra chất dicaffeoyl quinic acid (DCQA) – thành phần cơ bản có trong loại thuốc điều trị AIDS mới, có tác dụng ngăn cản quá trình tự nhân bản của vi-rút HIV trong tế bào. Khi cây hướng dương còn non những chất này còn có nhiều hơn.

Giáo sư Claudio Cerboncini, thành viên của CAESAR, một trong người tham gia công trình cho biết, trong quá trình thử nghiệm, loại thuốc mới không chỉ tỏ ra rất hiệu quả mà còn ít gây ra các phản ứng phụ hơn hẳn các loại thuốc khác. Cây hướng dương là loại cây thuốc quý. Rễ, thân, lá, cành, hoa, cánh đều là vị thuốc tốt cho cơ thể, cách trồng rau mầm tại nhà đặc biệt làm cho chị em phụ nữ thêm tươi trẻ. Hạt: Vị ngọt, tính bình, không độc, dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đại tiện ra máu, sởi không mọc được. Lá: Tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. Lõi thân cành: Chữa tiểu tiện xuất huyết, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó. Rễ: Chữa đau tức ngực, sườn và vùng thượng vị, thông đại tiểu tiện, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.

Rau Mầm mướp đắng: Suiforaphan có trong mầm mướp đắng có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư.

Danh sách các loại mầm không nên ăn:
- Mầm cây sắn
- Mầm khoai tây, khoai lang chứa độc chất alkaloid solanine.
- Mầm của các loại dưa dây chứa độc chất alkaloid solanine. Triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Đậu ván già
- Mầm măng: Cách trồng rau mầm tại nhà không được áp dụng, môi trường không có ánh sáng vì môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
- Đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim (cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này )

Theo báo chí Mỹ, rau mầm là nguyên nhân gây ra một số vụ ngộ độc thực phẩm ở Mỹ. Vì hầu hết Cách trồng rau mầm tại nhà đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau bị nhiễm khuẩn cũng là đương nhiên.

Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách.

Rau mua về nên sử dụng ngay trong vòng 24 giờ, cũng có thể bảo quản trong túi nilông hoặc hộp nhựa thoáng khí ở điều kiện 5oC, tối đa từ 4 – 5 ngày.

nguồn : http://hatgiong247.com

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan