Bún Sứa Nha Trang món ăn đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo
Cái nắng Sài Gòn làm tôi nhớ đến Nha Trang và món bún sứa Nha Trang. Món ăn đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát…
Cái nắng Sài Gòn làm tôi nhớ đến Nha Trang và món Bún Sứa Nha Trang. Món ăn đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát…
Cảm nhận về món Bún Sứa Nha Trang
Trong rất nhiều đặc sản của phố biển Nha Trang, tại sao không nhớ gì khác mà lại nhớ bún sứa? Đơn giản vì trong những đặc sản tôi đã từng thưởng thức, tuy mỗi món mang một hương vị riêng, một vẻ đẹp riêng, nhưng bún sứa là món ăn mang đậm cái hồn của biển nhất.
Đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát; đậm đà hương vị biển từ những miếng chả cá ngọt mềm, từ những miếng cá tươi chắc nịch; và nhất là thứ nước dùng trong veo mà ngọt lừ, thanh mát, thơm lành.
Do nguyên liệu đa phần đều từ biển cả, không mỡ, không béo nên bún cá sứa rất hợp để ăn khi trời nóng. Trong khi những loại bún phở mỡ màng khác, trời nóng nghĩ đến đã phát ngấy, phát mệt, thì bún sứa trời càng nóng ăn càng “vào”.
Thứ nước dùng thanh thanh, ngọt lừ của bún sứa ăn vào đâu là mát lòng mát dạ đến đó. Nhúng thêm ít rau sống gồm xà lách, rau thơm, giá đỗ, hoa chuối thái chỉ vào trong bát mà ăn thì còn gì tươi mát bằng! Không những thế, sứa còn là món ăn rất bổ, mát và có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè.
Vì thế sau khi chạy nhảy nô đùa trên bãi biển, trên cát nóng Nha Trang đến kiệt sức và khát cháy, được một tô bún sứa thì hồi sức lại ngay.
Vậy nguyên liệu từ biển cả để làm nên bún sứa Nha Trang gồm những gì?
Trước tiên và không thể thiếu ấy là sứa biển. Đây là loại sứa chân được ngư dân đánh bắt ở vùng biển xa bờ. Loại sứa này có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào cuối xuân đầu hạ.
Sau khi đánh bắt xong, sứa được làm sạch nhớt và sơ chế sẵn theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng của dân đi biển để khi mang về đất liền là có thể sử dụng ngay.
Thành phần từ biển tiếp theo ấy là chả cá và cá thu tươi. Những miếng cá tươi chắc nịch, đậm đà, những miếng chả cá ngọt mềm, thơm phức làm cho bát bún sứa thêm vị phong phú, đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho tô bún.
[center][/center]
Và thành phần quan trọng để làm nên một tô bún sứa đậm đà vị biển, ấy là nước dùng. Không như những loại nước dùng chan bún, phở khác được nấu từ xương, thịt gia cầm, nước dùng chan bún sứa Nha Trang được nấu hoàn toàn từ cá và xương cá biển, trong đó đáng chú ý là loại cá liệt – một loại cá nhỏ, không xương có thịt rất thơm và ngọt.
Chính vì cách nấu nước dùng này mà cùng là bún sứa, nhưng bún sứa Nha Trang lại có một phong vị hoàn toàn khác biệt so với các loại bún sứa khác. Chẳng hạn như ở Bình Định, nước dùng được nấu từ xương lợn, nên béo và ngậy hơn.
Vì nước dùng được nấu từ các loại cá, nên không không bất ngờ khi nhìn vào nồi nước dùng không thấy mỡ béo, mà chỉ thấy một màu trong văn vắt. Nhưng đừng vội bình luận gì về cái thứ nước dùng trong veo ấy cho tới khi múc một muỗng và đưa lên miệng.
Vị ngọt thanh của nó chắc chắn sẽ làm bạn ngây lịm cả người. Ăn hết bát bún, húp tới giọt nước dùng cuối cùng, mồ hôi toát ra mà cơ thể lại thấy thoanh thoát và nhẹ nhàng vô cùng – như thể một cơn gió biển sớm mai mát lành vừa ùa qua, xua tan đi cái nắng nóng mùa hè.
Bởi thế làm gì có món ăn nào lại mang đậm hương vị biển hơn bún sứa? Và cũng chẳng ngạc nhiên khi nhớ tới Nha trang là không thể không nhớ ngay bún sứa – một món quà từ biển cả.
Địa chỉ ăn bún sứa ở Nha Trang
Quán Năm Beo (B2 chung cư Phan Bội Châu, TP. Nha Trang). Bún sứa ở đây bán kèm với chả cá, cá tươi và nước dùng ngọt trong. Quán còn bán thêm bánh bột lọc và một số đặc sản Nha Trang làm quà biếu như: nem, bánh xoài, mực tẩm…
Quán Nguyên Loan (số 123 Ngô Gia Tự) cũng là một địa chỉ được nhiều du khách tìm đến để thưởng thức món bún sứa.
Quán bún lá Cây Bàng (số 6 Hàn Thuyên).
Quán bún cá, sứa, bánh canh cua ngã tư Yersin – Bà Triệu…
Địa chỉ ở Sài Gòn có thể ăn bún Sứa Nha Trang
Quán 49 – Đặc sản Nha Trang
[blue]49 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 01[/blue]
Mở cửa: sáng từ 7h đến 2h30 trưa, chiều từ 4h đến 10h30 tối
Giá:bún chả cá sứa (55.000đ/tô)
Cái nắng Sài Gòn làm tôi nhớ đến Nha Trang và món Bún Sứa Nha Trang. Món ăn đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát…
Cảm nhận về món Bún Sứa Nha Trang
Trong rất nhiều đặc sản của phố biển Nha Trang, tại sao không nhớ gì khác mà lại nhớ bún sứa? Đơn giản vì trong những đặc sản tôi đã từng thưởng thức, tuy mỗi món mang một hương vị riêng, một vẻ đẹp riêng, nhưng bún sứa là món ăn mang đậm cái hồn của biển nhất.
Đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát; đậm đà hương vị biển từ những miếng chả cá ngọt mềm, từ những miếng cá tươi chắc nịch; và nhất là thứ nước dùng trong veo mà ngọt lừ, thanh mát, thơm lành.
Do nguyên liệu đa phần đều từ biển cả, không mỡ, không béo nên bún cá sứa rất hợp để ăn khi trời nóng. Trong khi những loại bún phở mỡ màng khác, trời nóng nghĩ đến đã phát ngấy, phát mệt, thì bún sứa trời càng nóng ăn càng “vào”.
Thứ nước dùng thanh thanh, ngọt lừ của bún sứa ăn vào đâu là mát lòng mát dạ đến đó. Nhúng thêm ít rau sống gồm xà lách, rau thơm, giá đỗ, hoa chuối thái chỉ vào trong bát mà ăn thì còn gì tươi mát bằng! Không những thế, sứa còn là món ăn rất bổ, mát và có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè.
Vì thế sau khi chạy nhảy nô đùa trên bãi biển, trên cát nóng Nha Trang đến kiệt sức và khát cháy, được một tô bún sứa thì hồi sức lại ngay.
Vậy nguyên liệu từ biển cả để làm nên bún sứa Nha Trang gồm những gì?
Trước tiên và không thể thiếu ấy là sứa biển. Đây là loại sứa chân được ngư dân đánh bắt ở vùng biển xa bờ. Loại sứa này có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào cuối xuân đầu hạ.
Sau khi đánh bắt xong, sứa được làm sạch nhớt và sơ chế sẵn theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng của dân đi biển để khi mang về đất liền là có thể sử dụng ngay.
Thành phần từ biển tiếp theo ấy là chả cá và cá thu tươi. Những miếng cá tươi chắc nịch, đậm đà, những miếng chả cá ngọt mềm, thơm phức làm cho bát bún sứa thêm vị phong phú, đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho tô bún.
[center][/center]
Và thành phần quan trọng để làm nên một tô bún sứa đậm đà vị biển, ấy là nước dùng. Không như những loại nước dùng chan bún, phở khác được nấu từ xương, thịt gia cầm, nước dùng chan bún sứa Nha Trang được nấu hoàn toàn từ cá và xương cá biển, trong đó đáng chú ý là loại cá liệt – một loại cá nhỏ, không xương có thịt rất thơm và ngọt.
Chính vì cách nấu nước dùng này mà cùng là bún sứa, nhưng bún sứa Nha Trang lại có một phong vị hoàn toàn khác biệt so với các loại bún sứa khác. Chẳng hạn như ở Bình Định, nước dùng được nấu từ xương lợn, nên béo và ngậy hơn.
Vì nước dùng được nấu từ các loại cá, nên không không bất ngờ khi nhìn vào nồi nước dùng không thấy mỡ béo, mà chỉ thấy một màu trong văn vắt. Nhưng đừng vội bình luận gì về cái thứ nước dùng trong veo ấy cho tới khi múc một muỗng và đưa lên miệng.
Vị ngọt thanh của nó chắc chắn sẽ làm bạn ngây lịm cả người. Ăn hết bát bún, húp tới giọt nước dùng cuối cùng, mồ hôi toát ra mà cơ thể lại thấy thoanh thoát và nhẹ nhàng vô cùng – như thể một cơn gió biển sớm mai mát lành vừa ùa qua, xua tan đi cái nắng nóng mùa hè.
Bởi thế làm gì có món ăn nào lại mang đậm hương vị biển hơn bún sứa? Và cũng chẳng ngạc nhiên khi nhớ tới Nha trang là không thể không nhớ ngay bún sứa – một món quà từ biển cả.
Địa chỉ ăn bún sứa ở Nha Trang
Quán Năm Beo (B2 chung cư Phan Bội Châu, TP. Nha Trang). Bún sứa ở đây bán kèm với chả cá, cá tươi và nước dùng ngọt trong. Quán còn bán thêm bánh bột lọc và một số đặc sản Nha Trang làm quà biếu như: nem, bánh xoài, mực tẩm…
Quán Nguyên Loan (số 123 Ngô Gia Tự) cũng là một địa chỉ được nhiều du khách tìm đến để thưởng thức món bún sứa.
Quán bún lá Cây Bàng (số 6 Hàn Thuyên).
Quán bún cá, sứa, bánh canh cua ngã tư Yersin – Bà Triệu…
Địa chỉ ở Sài Gòn có thể ăn bún Sứa Nha Trang
Quán 49 – Đặc sản Nha Trang
[blue]49 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 01[/blue]
Mở cửa: sáng từ 7h đến 2h30 trưa, chiều từ 4h đến 10h30 tối
Giá:bún chả cá sứa (55.000đ/tô)
Đăng nhập để bình luận: