Blogger Mỹ gợi ý 10 món ăn ngon nên thử khi đến du lịch Sài Gòn
Mark Wiens là một blogger du lịch, sinh ra ở Arizona, Mỹ. Anh có nhiều bài viết, video giới thiệu món, địa chỉ ăn ngon trên blog du lịch làm từ năm 2009. Kênh Youtube của anh có gần 400.000 người theo dõi. Hiện nay, anh sống tại Bangkok, Thái Lan nhưng vẫn thường xuyên du lịch và khám phá ẩm thực khắp nơi cùng vợ. Dưới đây là 10 món anh gợi ý:
[i][center]
Phở là món ăn kết hợp giữa bánh phở, nước dùng, với thịt bò hoặc gà được gia giảm vừa miệng, bên trên bát là hành, ớt, giá đỗ… Phở Sài Gòn còn có thêm một đĩa rau sống để thực khách ăn kèm. Cùng với giấm tỏi, ớt, rau thơm chính là thành phần mà Mark Wiens thích nhất khi ăn phở. Địa chỉ gợi ý: Phở số 1 Hà Nội, đường Nguyễn Thị Minh Khai và phở Phượng 25, đường Hoàng Sa.[/center][/i]
[center][i]
Bún riêu: Sau khi thử nhiều món ở Sài Gòn, Mark Wiens thừa nhận anh đã thay đổi cách nhìn về ẩm thực của mình và bún riêu là món ăn mà anh rất yêu thích. Nước dùng nấu từ riêu cua và cà chua tạo mùi vị tự nhiên. Sợi bún mềm dai cũng góp phần cho món ăn thêm ngon miệng. Bát bún riêu còn có thêm đậu phụ rán vàng, tiết heo, chả cua, đôi khi có cả thịt viên. Địa chỉ gợi ý: Bún riêu đường Nguyễn Cảnh Chân.[/i][/center]
[center][i]
Bún mắm: Đây là một món ăn đặc biệt của miền Nam, có mặt ở rất nhiều tiệm ở Sài Gòn. Bát bún mắm có màu sậm của nước dùng với nước mắm. Sự kết hợp của các loại gia vị, nhất là mắm tạo cân bằng cho mùi vị món ăn. Bún mắm Sài Gòn còn có cả vị ngọt vừa của đường và nước me. Đối với khẩu vị của Mark Wiens thì nó khá ngọt nhưng thực khách vẫn nên thử bởi bún mắm là một trong những món phổ biến ở Việt Nam. Địa chỉ gợi ý: Bún mắm đường Phan Bội Châu.[/i][/center]
[i][center]
Bún bò Huế: Đây là món mà Mark Wiens nhắc khá nhiều trong blog ẩm thực của mình. Bún bò Huế không xuất phát từ Sài Gòn, tuy nhiên vẫn là món ưa thích của Mark mỗi lần anh đến đây. Món ăn này nổi tiếng với vị cay nồng. Nước dùng được lấy từ nước hầm xương bò với sả. Bát bún phải có vài lát thịt bò, chả lụa, giò heo, hành lá… Địa chỉ gợi ý: Bún bò Huế Chú Há, đường Võ Văn Tần.[/center][/i]
[i][center]
Bún mọc: Bún là một món dễ ăn. Bún mọc đơn giản là có thêm mọc làm từ thịt heo và nước dùng nhẹ nhàng, không quá cay. Món ăn này thích hợp cho một ngày mưa ở Sài Gòn. Mặc dù có xuất xứ từ miền Bắc, thực khách vẫn nên thưởng thức bún mọc Sài Gòn bởi hàng bán món này ở khắp nơi. Địa chỉ gợi ý: Các hàng bún mọc gần chợ Bàn Cờ.[/center][/i]
[center][i]
Hủ tiếu Nam Vang: Mặc dù là đặc sản của miền Nam, hủ tiếu Nam Vang lại có nguồn gốc từ Campuchia kết hợp cách làm hủ tiếu của Trung Quốc. Món ăn bắt buộc có tôm, vài miếng gan, thịt heo băm, chút ớt cay và rau thơm ăn kèm. Một số tiệm ăn có biến tấu khi thêm sốt ớt và nước mắm. Địa chỉ gợi ý: Hủ tiếu Nam Vang ở đường Cao Thắng gần Nguyễn Đình Chiểu hay hủ tiếu Nam Vang Nhân Quán, 72 đường Nguyễn Thượng Hiền[/i][/center]
[center][i]
Bún chả: Giống bún bò Huế và hủ tiếu Nam Vang, bún chả không phải món ăn có gốc gác Sài Gòn. Nhưng nếu chưa có dịp tới miền Bắc, bạn vẫn có thể thưởng thức món ngon này. Món có chả làm từ thịt heo nướng trên than hồng, các loại rau sống, bún và nước chấm chế từ giấm, ớt, tỏi… Địa chỉ gợi ý: Bún chả Ánh Hồng Hà Nội, đường Lý Chính Thắng. [/i][/center]
[i][center]
Bánh canh cua: Mark Wiens nhận xét món ăn này ban đầu trông giống mì udon của Nhật Bản. Tuy nhiên, nguyên liệu thì khác biệt với bánh canh gạo cọng to, nước dùng từ nước hầm xương, tôm, chả cua, tiết heo. Hương vị đặc trưng của món ăn là vị cua. Trên cùng bát bánh canh là ớt, hành tươi, bạn có thể dùng thêm chanh. Địa chỉ gợi ý: Bánh canh cua, đường Trần Khắc Chân.[/center][/i]
[center][i]
Bún thịt nướng: Món bún này được cho rau vào đầu tiên rồi đến bún, trên cùng là thịt nướng, nước sốt, hành tươi, chút rau củ muối. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm chả giò. Đây cũng là món ngon không thể bỏ qua khi du lịch ở Sài Gòn. Địa chỉ gợi ý: Bún thịt nướng Chị Thông, đường Cô Giang[/i][/center]
[center][i]
Bánh tằm bì: Bánh tằm bì là món ăn xuất hiện nhiều ở miền Nam. Nếu yêu thích vị cốt dừa thì món ăn này bạn không thể không thử. Món này cũng sử dụng bánh canh nhưng hương vị và thành phần đi kèm khác hẳn với bánh canh cua. Một bát bánh tằm bì có nhiều húng quế, thịt heo xé nhỏ, hành tươi, sốt làm từ nước cốt dừa. Mark Wiens yêu thích món ăn này vì hương vị hấp dẫn, ngọt vừa phải mà vẫn cảm nhận được vị cay. Địa chỉ gợi ý: Bánh tằm bì Đồng Tháp, đường Nguyễn Trãi.[/i] [/center]
Theo Vnexpress
[i][center]
Phở là món ăn kết hợp giữa bánh phở, nước dùng, với thịt bò hoặc gà được gia giảm vừa miệng, bên trên bát là hành, ớt, giá đỗ… Phở Sài Gòn còn có thêm một đĩa rau sống để thực khách ăn kèm. Cùng với giấm tỏi, ớt, rau thơm chính là thành phần mà Mark Wiens thích nhất khi ăn phở. Địa chỉ gợi ý: Phở số 1 Hà Nội, đường Nguyễn Thị Minh Khai và phở Phượng 25, đường Hoàng Sa.[/center][/i]
[center][i]
Bún riêu: Sau khi thử nhiều món ở Sài Gòn, Mark Wiens thừa nhận anh đã thay đổi cách nhìn về ẩm thực của mình và bún riêu là món ăn mà anh rất yêu thích. Nước dùng nấu từ riêu cua và cà chua tạo mùi vị tự nhiên. Sợi bún mềm dai cũng góp phần cho món ăn thêm ngon miệng. Bát bún riêu còn có thêm đậu phụ rán vàng, tiết heo, chả cua, đôi khi có cả thịt viên. Địa chỉ gợi ý: Bún riêu đường Nguyễn Cảnh Chân.[/i][/center]
[center][i]
Bún mắm: Đây là một món ăn đặc biệt của miền Nam, có mặt ở rất nhiều tiệm ở Sài Gòn. Bát bún mắm có màu sậm của nước dùng với nước mắm. Sự kết hợp của các loại gia vị, nhất là mắm tạo cân bằng cho mùi vị món ăn. Bún mắm Sài Gòn còn có cả vị ngọt vừa của đường và nước me. Đối với khẩu vị của Mark Wiens thì nó khá ngọt nhưng thực khách vẫn nên thử bởi bún mắm là một trong những món phổ biến ở Việt Nam. Địa chỉ gợi ý: Bún mắm đường Phan Bội Châu.[/i][/center]
[i][center]
Bún bò Huế: Đây là món mà Mark Wiens nhắc khá nhiều trong blog ẩm thực của mình. Bún bò Huế không xuất phát từ Sài Gòn, tuy nhiên vẫn là món ưa thích của Mark mỗi lần anh đến đây. Món ăn này nổi tiếng với vị cay nồng. Nước dùng được lấy từ nước hầm xương bò với sả. Bát bún phải có vài lát thịt bò, chả lụa, giò heo, hành lá… Địa chỉ gợi ý: Bún bò Huế Chú Há, đường Võ Văn Tần.[/center][/i]
[i][center]
Bún mọc: Bún là một món dễ ăn. Bún mọc đơn giản là có thêm mọc làm từ thịt heo và nước dùng nhẹ nhàng, không quá cay. Món ăn này thích hợp cho một ngày mưa ở Sài Gòn. Mặc dù có xuất xứ từ miền Bắc, thực khách vẫn nên thưởng thức bún mọc Sài Gòn bởi hàng bán món này ở khắp nơi. Địa chỉ gợi ý: Các hàng bún mọc gần chợ Bàn Cờ.[/center][/i]
[center][i]
Hủ tiếu Nam Vang: Mặc dù là đặc sản của miền Nam, hủ tiếu Nam Vang lại có nguồn gốc từ Campuchia kết hợp cách làm hủ tiếu của Trung Quốc. Món ăn bắt buộc có tôm, vài miếng gan, thịt heo băm, chút ớt cay và rau thơm ăn kèm. Một số tiệm ăn có biến tấu khi thêm sốt ớt và nước mắm. Địa chỉ gợi ý: Hủ tiếu Nam Vang ở đường Cao Thắng gần Nguyễn Đình Chiểu hay hủ tiếu Nam Vang Nhân Quán, 72 đường Nguyễn Thượng Hiền[/i][/center]
[center][i]
Bún chả: Giống bún bò Huế và hủ tiếu Nam Vang, bún chả không phải món ăn có gốc gác Sài Gòn. Nhưng nếu chưa có dịp tới miền Bắc, bạn vẫn có thể thưởng thức món ngon này. Món có chả làm từ thịt heo nướng trên than hồng, các loại rau sống, bún và nước chấm chế từ giấm, ớt, tỏi… Địa chỉ gợi ý: Bún chả Ánh Hồng Hà Nội, đường Lý Chính Thắng. [/i][/center]
[i][center]
Bánh canh cua: Mark Wiens nhận xét món ăn này ban đầu trông giống mì udon của Nhật Bản. Tuy nhiên, nguyên liệu thì khác biệt với bánh canh gạo cọng to, nước dùng từ nước hầm xương, tôm, chả cua, tiết heo. Hương vị đặc trưng của món ăn là vị cua. Trên cùng bát bánh canh là ớt, hành tươi, bạn có thể dùng thêm chanh. Địa chỉ gợi ý: Bánh canh cua, đường Trần Khắc Chân.[/center][/i]
[center][i]
Bún thịt nướng: Món bún này được cho rau vào đầu tiên rồi đến bún, trên cùng là thịt nướng, nước sốt, hành tươi, chút rau củ muối. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm chả giò. Đây cũng là món ngon không thể bỏ qua khi du lịch ở Sài Gòn. Địa chỉ gợi ý: Bún thịt nướng Chị Thông, đường Cô Giang[/i][/center]
[center][i]
Bánh tằm bì: Bánh tằm bì là món ăn xuất hiện nhiều ở miền Nam. Nếu yêu thích vị cốt dừa thì món ăn này bạn không thể không thử. Món này cũng sử dụng bánh canh nhưng hương vị và thành phần đi kèm khác hẳn với bánh canh cua. Một bát bánh tằm bì có nhiều húng quế, thịt heo xé nhỏ, hành tươi, sốt làm từ nước cốt dừa. Mark Wiens yêu thích món ăn này vì hương vị hấp dẫn, ngọt vừa phải mà vẫn cảm nhận được vị cay. Địa chỉ gợi ý: Bánh tằm bì Đồng Tháp, đường Nguyễn Trãi.[/i] [/center]
Theo Vnexpress
Đăng nhập để bình luận: