VỀ BẠC LIÊU THĂM DINH THỰ CỦA ĐẠI CÔNG TỬ “ĐỐT TIỀN ĐỂ NẤU CHÈ”
Nổi bật nhất trong số các công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940.
[center][/center]
Khả năng tài chính và độ phóng túng đối của công tử này đứng hàng số một, không một ai trong nhóm có thể tranh chấp, đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông . Những giai thoại như “đốt tiền nấu chè”, tranh giành người đẹp… đã biến cái tên Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy trở thành một huyền thoại.
[center][/center]
Vùng đất Bạc Liêu nổi tiếng là chốn ăn chơi gắn liền với tên tuổi của Hắc Công tử (Biệt danh của Công tử Bạc Liêu) lừng lẫy một thời. Căn biệt thự màu trắng tọa vẫn lạc tại đường Điện Biên Phủ, TP Bạc Liêu hiện nay như một chứng tích về sự giàu sang tột đỉnh của gia đình Công tử Bạc Liêu thời trước.
[center][/center]
Căn nhà được xây theo lối kiến trúc Pháp do chính các kiến trúc sư đến từ đất nước hình lục lăng thiết thế.
[center][/center]
Trong dinh thự vẫn còn có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt trong đó là hai chiếc giường bằng gỗ sưa có kiểu dáng tinh xảo . Giá trị của mỗi chiếc được cho là khoảng 7 tỷ đồng
[center][/center]
Những câu chuyện kể về Hắc Công tử say mê tửu sắc và thú chơi “ngông” đã trở thành những giai thoại bất hủ cho đến ngày nay. Tất cả những giai thoại ấy, qua sự bồi đắp của thời gian và sự truyền miệng trong dân gian, cứ thế vang vọng mãi, nhưng sự thật về nó thì rất ít ai biết chính xác được.
[center]
[center]
Chiếc đĩa lớn[/center]
[center]
[i]
Chiếc máy hát còn nguyên vẹn
[i]Hay tivi ..[/i][/center]
[center]
Những chiếc xe kéo
Phương tiện di chuyển chính của gia đình công tử
Những vật dụng trang trí trong nhà
Cha mẹ thân sinh của công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Bạch và Phan Thị Muối
Công tử Trần Trinh Huy và bà vợ hai Ngô Thị Đen cũng được treo ngay ngắn trong nhà[/i][/center]
[/center]
Thời gian gần đây, dư luận báo chí lại ồn ã chuyện con trai Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Đức thất nghiệp rồi được cấp nhà.
Trong những lần trả lời báo chí, ông Trần Trinh Đức đã từng chua xót giành cả đời để đính chính những giai thoại xung quanh chuyện ăn chơi trác táng của cha mình mà “hổng ai tin”. Rõ ràng, chỉ vài câu nói của người con trai về cha mình mà không có vật chứng đi kèm thì thật khó để đính chính lại một câu chuyện đã thành…giai thoại. Ám ảnh với những lời trải lòng của hậu duệ của Công tử Bạc Liêu, tôi quyết định về lại xứ này để mong tìm ra sự thật với những điều mắt thấy tai nghe.
Cuộc hội ngộ nhân chứng đặc biệt
Vùng đất Bạc Liêu nổi tiếng là chốn ăn chơi gắn liền với tên tuổi của Hắc Công tử (Biệt danh của Công tử Bạc Liêu) lừng lẫy một thời. Căn biệt thự màu trắng tọa vẫn lạc tại đường Điện Biên Phủ, TP Bạc Liêu hiện nay như một chứng tích về sự giàu sang tột đỉnh của gia đình Công tử Bạc Liêu thời trước. Những câu chuyện kể về Hắc Công tử say mê tửu sắc và thú chơi “ngông” đã trở thành những giai thoại bất hủ cho đến ngày nay. Tất cả những giai thoại ấy, qua sự bồi đắp của thời gian và sự truyền miệng trong dân gian, cứ thế vang vọng mãi, nhưng sự thật về nó thì rất ít ai biết chính xác được.
Đi tìm lời giải cho những điều ấy, tôi lặn lội tìm gặp ông Trần Trinh Đức (67 tuổi, con ruột Công tử Bạc Liêu, hiện đang sống tại Bạc Liêu). Nhưng trong cuộc trò chuyện, anh Đức bảo chính mình cũng nghe nói vậy nhưng không…có chứng cứ gì. Dù anh đã nhiều lần đính chính nhưng vì “con bênh cha” mà không có bằng chứng nên cũng chẳng mấy ai nghe. Để tìm hiểu rõ hơn những giai thoại của Hắc Công tử, anh Trần Trinh Đức ngẫm nghĩ một lát rồi quyết định dẫn tôi đến nhà bà Hồ Ngọc Sương (78 tuổi, ngụ tại ấp Tân Tạo, xã Châu Hưng, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), trước đây là vú em của những người con Công tử Bạc Liêu, cũng là cháu ruột quản gia nhà họ Trần.
Sinh thời, bà Sương là cháu ruột của ông Hồ Văn Thọ (Năm Thọ), quản gia nhà Công tử Bạc Liêu. Từ năm 15 tuổi, bà đã theo ông Thọ (bác ruột) vào làm trong nhà Công tử Bạc Liêu, chịu trách nhiệm chăm sóc, lo việc ăn uống học hành cho những người con của cậu Ba (ba Huy, tức Công tử Bạc Liêu). Cũng bởi vậy mà những chuyện diễn ra trong gia đình của cậu Ba Huy, bà Sương chính là người thông tỏ hơn ai hết.
Khi tôi và ông Đức tìm đến nhà bà, vừa tới cổng, một người đàn ông chừng 40 tuổi từ trong nhà chạy ra với vẻ mặt vui mừng và cất tiếng chào hỏi thân tình “Chào Cậu, Cậu tới chơi…”. Bà Sương ngồi ở tấm phản gỗ bên hiên nhà, nghe thấy tiếng ông Đức gọi bèn nhổm người dậy, mở đôi mắt nhìn ra xa xem có ai tới. Hướng đôi mắt mờ ***c, bà nhìn vào ông Đức, người đã được bà nuôi dưỡng và chăm sóc trước đây. Một giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài, khi người vú năm xưa chứng kiến cậu ấm ngày nào giờ trở hao mòn và phong sương vì cuộc sống đời thường khốn khó.
Câu chuyện về Công tử Bạc Liêu được bà Sương bồi hồi nhớ lại. Lúc ở tại nhà Công tử Bạc Liêu, mọi người ai nấy đều yêu mến và kính trọng cậu Ba Huy bởi cậu Ba rất thương người. Tất cả từ người nhà cho tới kẻ làm công, cậu Ba đều đối xử công bằng, lại hay giúp đỡ những người nghèo khổ mỗi khi thấy họ đi ngang qua nhà. Tuy nhiên, cuộc sống hằng ngày cậu Ba cũng rất xa hoa. Cậu Ba thường thích ăn chơi, bận quần áo đẹp đi đến những chốn sang trọng để nhảy đầm và tìm kiếm gái đẹp. “Tôi còn nhớ hôm ấy, cậu Ba đi nhảy đầm về rồi bảo tôi: “Chuột ơi, tao lạnh quá”. Lúc đó, tôi mới nói một câu có ý châm chọc cậu ấy về thói trăng hoa: “Cậu để con chạy tới Bangtalo (nơi chứa gái điếm) rước vài con về ôm cho cậu ấm nghen”. Sau đó, cậu Ba trách mắng tôi là hay châm chọc cậu ấy…”, bà Sương bồi hồi tâm sự.
[center]
[i] Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy[/i][/center]
Những giai thoại “ăn chơi” chỉ là thêu dệt
Khi ông Trần Trinh Đức đưa cho bà xem những tấm hình của gia đình Công tử Bạc Liêu còn lưu giữ lại, bàn tay già nua yếu ớt của bà lần giở từng trang, rồi đôi mắt rưng rưng lệ. Bà nhớ về những người trước đây đã từng sống chung trong một căn nhà, cùng ăn cùng uống với họ… Cố ngăn dòng xúc cảm, bà kể tiếp cậu chuyện về Công tử Bạc Liêu theo dòng suy nghĩ bị ngắt quãng, nhớ tới đâu là bà lại kể đến đó…Khi tôi ngắt lời bà và hỏi về chuyện chơi ngông rồi đốt tiền nấu trứng hay nấu chè…của Công tử Bạc Liêu, thì bà Sương tỏ ra buồn rầu rồi khẳng định “tuyệt đối không có chuyện đó”.
Bà Sương cho biết, ngày đó lúc nghe chuyện cậu Ba “chơi ngông”, nhiều gia nhân trong nhà cũng đàm tiếu. Cậu Ba nghe chỉ cười rồi bảo: “Chuyện ngồi lê đôi mách là chuyện muôn đời, Đông - Tây đều có, mình làm mình phải biết, hơi đâu mà lưu ý những “miệng lằn lưỡi mối”. Sự thực câu chuyện đốt tiền của cậu Ba Huy mà bà Sương được nghe chính Công tử của mình thuật lại: Lúc đó trên Sài Gòn có cô Ba Trà xinh đẹp, ăn mặc sang nhất, ít người dám nhìn mó tới. Hôm ấy, cậu Ba mời cô Ba Trà đi xem phim. Cùng lúc, cậu Phước (tức Bạch công tử) cũng mời cô Ba đi xem thế là cả ba cùng đi chung. Trong rạp phim, cô Ba Trà sơ ý làm rớt tờ giấy Con công (năm đồng) nên cúi xuống tìm. Do trong rạp phim tối, cậu Ba Huy đã móc máy quẹt ra, định quẹt để giúp người đẹp tìm. Đột nhiên, Bạch Công tử ngồi bên cạnh cầm tờ giấy Con đầm (hai chục đồng) đưa vô bật lửa rồi đốt cho cô Ba tìm tờ giấy Con công. Lúc thấy Bạch Công tử đốt tờ giấy hai chục cho mình tìm tờ giấy năm đồng, cô Ba đã thốt lên “Bạch Công tử chơi ngông quá”. Bạch công tử mới cười và bảo “tưởng cô Ba làm mất tờ lớn (Bộ lư-100 đồng) chớ”. Chuyện chỉ có thế nhưng sau buổi xem phim ấy nhiều người đã đàm tiếu, rồi đồn là hai công tử Bạch và Hắc đốt tiền trong rạp để lấy lòng người đẹp…”.
Câu chuyện về hai công tử Hắc - Bạch sau đó lại thi thố của cải bằng việc “lấy tiền nấu chè” ngay tại nhà lớn của Công tử Bạc Liêu, bà Sương cũng cho biết là chưa từng thấy và nghe Công tử nói bao giờ. “Tôi khẳng định là việc lấy tiền nấu trứng hay nấu chè là hoàn toàn không có thực. Nếu có thì đó cũng chỉ là chuyện hư cấu. Tôi theo Công tử từ năm 15 tuổi, đến nay đã gần 80 tuổi, những năm sống trong nhà cậu Ba, tôi chưa từng thấy có chuyện ấy xảy ra và cũng không nghe cậu Ba hay người nào nói về chuyện này”.
Trước lúc chúng tôi ra về, bà Sương lưu luyến bảo: “Tôi muốn giúp cậu Ba đính chính lại những gì thiên hạ đồn đại. Sự thực, suốt cuộc đời công tử Ba Huy không hề có chuyện “chơi ngông” quá đáng như những giai thoại gắn liền với Công tử Bạc Liêu. Mặt khác, cậu Ba Huy thường hay giúp đỡ người nghèo và ít khi nào đòi nợ những người tá điền. Thế nhưng, có một điều là cậu Ba Huy rất mê gái đẹp, những mối tình của cậu Ba chắc không ai có thể biết hết được. Nhưng nếu cậu Ba thích và ở với người phụ nữ nào thì cậu đều chăm lo và chu cấp cho họ, tuyệt đối không bỏ rơi bất cứ ai”.
Quá khứ vàng son của gia đình ông Trần Trinh Đức giàu sang là thế, 100 ngàn mẫu ruộng với 1.000 cánh đồng muối trải dài khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, có máy bay chỉ sau Vua Bảo Đại, mà bây giờ trắng tay, làm đủ nghề để nuôi vợ nuôi con.
“Từ người có tài sản rồi trắng tay, phải đi thuê nhà để ở, chạy xe ôm kiếm tiền và bây giờ tôi đã được tỉnh Bạc Liêu cho mượn căn nhà để vợ, con tá túc rồi bản thân tôi được nhận vào làm hướng dẫn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu, vừa làm hướng dẫn viên vừa bán sách”, ông Đức buồn nói.
[center][/center]
Khả năng tài chính và độ phóng túng đối của công tử này đứng hàng số một, không một ai trong nhóm có thể tranh chấp, đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông . Những giai thoại như “đốt tiền nấu chè”, tranh giành người đẹp… đã biến cái tên Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy trở thành một huyền thoại.
[center][/center]
Vùng đất Bạc Liêu nổi tiếng là chốn ăn chơi gắn liền với tên tuổi của Hắc Công tử (Biệt danh của Công tử Bạc Liêu) lừng lẫy một thời. Căn biệt thự màu trắng tọa vẫn lạc tại đường Điện Biên Phủ, TP Bạc Liêu hiện nay như một chứng tích về sự giàu sang tột đỉnh của gia đình Công tử Bạc Liêu thời trước.
[center][/center]
Căn nhà được xây theo lối kiến trúc Pháp do chính các kiến trúc sư đến từ đất nước hình lục lăng thiết thế.
[center][/center]
Trong dinh thự vẫn còn có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt trong đó là hai chiếc giường bằng gỗ sưa có kiểu dáng tinh xảo . Giá trị của mỗi chiếc được cho là khoảng 7 tỷ đồng
[center][/center]
Những câu chuyện kể về Hắc Công tử say mê tửu sắc và thú chơi “ngông” đã trở thành những giai thoại bất hủ cho đến ngày nay. Tất cả những giai thoại ấy, qua sự bồi đắp của thời gian và sự truyền miệng trong dân gian, cứ thế vang vọng mãi, nhưng sự thật về nó thì rất ít ai biết chính xác được.
[center]
[center]
Chiếc đĩa lớn[/center]
[center]
[i]
Chiếc máy hát còn nguyên vẹn
[i]Hay tivi ..[/i][/center]
[center]
Những chiếc xe kéo
Phương tiện di chuyển chính của gia đình công tử
Những vật dụng trang trí trong nhà
Cha mẹ thân sinh của công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Bạch và Phan Thị Muối
Công tử Trần Trinh Huy và bà vợ hai Ngô Thị Đen cũng được treo ngay ngắn trong nhà[/i][/center]
[/center]
Thời gian gần đây, dư luận báo chí lại ồn ã chuyện con trai Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Đức thất nghiệp rồi được cấp nhà.
Trong những lần trả lời báo chí, ông Trần Trinh Đức đã từng chua xót giành cả đời để đính chính những giai thoại xung quanh chuyện ăn chơi trác táng của cha mình mà “hổng ai tin”. Rõ ràng, chỉ vài câu nói của người con trai về cha mình mà không có vật chứng đi kèm thì thật khó để đính chính lại một câu chuyện đã thành…giai thoại. Ám ảnh với những lời trải lòng của hậu duệ của Công tử Bạc Liêu, tôi quyết định về lại xứ này để mong tìm ra sự thật với những điều mắt thấy tai nghe.
Cuộc hội ngộ nhân chứng đặc biệt
Vùng đất Bạc Liêu nổi tiếng là chốn ăn chơi gắn liền với tên tuổi của Hắc Công tử (Biệt danh của Công tử Bạc Liêu) lừng lẫy một thời. Căn biệt thự màu trắng tọa vẫn lạc tại đường Điện Biên Phủ, TP Bạc Liêu hiện nay như một chứng tích về sự giàu sang tột đỉnh của gia đình Công tử Bạc Liêu thời trước. Những câu chuyện kể về Hắc Công tử say mê tửu sắc và thú chơi “ngông” đã trở thành những giai thoại bất hủ cho đến ngày nay. Tất cả những giai thoại ấy, qua sự bồi đắp của thời gian và sự truyền miệng trong dân gian, cứ thế vang vọng mãi, nhưng sự thật về nó thì rất ít ai biết chính xác được.
Đi tìm lời giải cho những điều ấy, tôi lặn lội tìm gặp ông Trần Trinh Đức (67 tuổi, con ruột Công tử Bạc Liêu, hiện đang sống tại Bạc Liêu). Nhưng trong cuộc trò chuyện, anh Đức bảo chính mình cũng nghe nói vậy nhưng không…có chứng cứ gì. Dù anh đã nhiều lần đính chính nhưng vì “con bênh cha” mà không có bằng chứng nên cũng chẳng mấy ai nghe. Để tìm hiểu rõ hơn những giai thoại của Hắc Công tử, anh Trần Trinh Đức ngẫm nghĩ một lát rồi quyết định dẫn tôi đến nhà bà Hồ Ngọc Sương (78 tuổi, ngụ tại ấp Tân Tạo, xã Châu Hưng, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), trước đây là vú em của những người con Công tử Bạc Liêu, cũng là cháu ruột quản gia nhà họ Trần.
Sinh thời, bà Sương là cháu ruột của ông Hồ Văn Thọ (Năm Thọ), quản gia nhà Công tử Bạc Liêu. Từ năm 15 tuổi, bà đã theo ông Thọ (bác ruột) vào làm trong nhà Công tử Bạc Liêu, chịu trách nhiệm chăm sóc, lo việc ăn uống học hành cho những người con của cậu Ba (ba Huy, tức Công tử Bạc Liêu). Cũng bởi vậy mà những chuyện diễn ra trong gia đình của cậu Ba Huy, bà Sương chính là người thông tỏ hơn ai hết.
Khi tôi và ông Đức tìm đến nhà bà, vừa tới cổng, một người đàn ông chừng 40 tuổi từ trong nhà chạy ra với vẻ mặt vui mừng và cất tiếng chào hỏi thân tình “Chào Cậu, Cậu tới chơi…”. Bà Sương ngồi ở tấm phản gỗ bên hiên nhà, nghe thấy tiếng ông Đức gọi bèn nhổm người dậy, mở đôi mắt nhìn ra xa xem có ai tới. Hướng đôi mắt mờ ***c, bà nhìn vào ông Đức, người đã được bà nuôi dưỡng và chăm sóc trước đây. Một giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài, khi người vú năm xưa chứng kiến cậu ấm ngày nào giờ trở hao mòn và phong sương vì cuộc sống đời thường khốn khó.
Câu chuyện về Công tử Bạc Liêu được bà Sương bồi hồi nhớ lại. Lúc ở tại nhà Công tử Bạc Liêu, mọi người ai nấy đều yêu mến và kính trọng cậu Ba Huy bởi cậu Ba rất thương người. Tất cả từ người nhà cho tới kẻ làm công, cậu Ba đều đối xử công bằng, lại hay giúp đỡ những người nghèo khổ mỗi khi thấy họ đi ngang qua nhà. Tuy nhiên, cuộc sống hằng ngày cậu Ba cũng rất xa hoa. Cậu Ba thường thích ăn chơi, bận quần áo đẹp đi đến những chốn sang trọng để nhảy đầm và tìm kiếm gái đẹp. “Tôi còn nhớ hôm ấy, cậu Ba đi nhảy đầm về rồi bảo tôi: “Chuột ơi, tao lạnh quá”. Lúc đó, tôi mới nói một câu có ý châm chọc cậu ấy về thói trăng hoa: “Cậu để con chạy tới Bangtalo (nơi chứa gái điếm) rước vài con về ôm cho cậu ấm nghen”. Sau đó, cậu Ba trách mắng tôi là hay châm chọc cậu ấy…”, bà Sương bồi hồi tâm sự.
[center]
[i] Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy[/i][/center]
Những giai thoại “ăn chơi” chỉ là thêu dệt
Khi ông Trần Trinh Đức đưa cho bà xem những tấm hình của gia đình Công tử Bạc Liêu còn lưu giữ lại, bàn tay già nua yếu ớt của bà lần giở từng trang, rồi đôi mắt rưng rưng lệ. Bà nhớ về những người trước đây đã từng sống chung trong một căn nhà, cùng ăn cùng uống với họ… Cố ngăn dòng xúc cảm, bà kể tiếp cậu chuyện về Công tử Bạc Liêu theo dòng suy nghĩ bị ngắt quãng, nhớ tới đâu là bà lại kể đến đó…Khi tôi ngắt lời bà và hỏi về chuyện chơi ngông rồi đốt tiền nấu trứng hay nấu chè…của Công tử Bạc Liêu, thì bà Sương tỏ ra buồn rầu rồi khẳng định “tuyệt đối không có chuyện đó”.
Bà Sương cho biết, ngày đó lúc nghe chuyện cậu Ba “chơi ngông”, nhiều gia nhân trong nhà cũng đàm tiếu. Cậu Ba nghe chỉ cười rồi bảo: “Chuyện ngồi lê đôi mách là chuyện muôn đời, Đông - Tây đều có, mình làm mình phải biết, hơi đâu mà lưu ý những “miệng lằn lưỡi mối”. Sự thực câu chuyện đốt tiền của cậu Ba Huy mà bà Sương được nghe chính Công tử của mình thuật lại: Lúc đó trên Sài Gòn có cô Ba Trà xinh đẹp, ăn mặc sang nhất, ít người dám nhìn mó tới. Hôm ấy, cậu Ba mời cô Ba Trà đi xem phim. Cùng lúc, cậu Phước (tức Bạch công tử) cũng mời cô Ba đi xem thế là cả ba cùng đi chung. Trong rạp phim, cô Ba Trà sơ ý làm rớt tờ giấy Con công (năm đồng) nên cúi xuống tìm. Do trong rạp phim tối, cậu Ba Huy đã móc máy quẹt ra, định quẹt để giúp người đẹp tìm. Đột nhiên, Bạch Công tử ngồi bên cạnh cầm tờ giấy Con đầm (hai chục đồng) đưa vô bật lửa rồi đốt cho cô Ba tìm tờ giấy Con công. Lúc thấy Bạch Công tử đốt tờ giấy hai chục cho mình tìm tờ giấy năm đồng, cô Ba đã thốt lên “Bạch Công tử chơi ngông quá”. Bạch công tử mới cười và bảo “tưởng cô Ba làm mất tờ lớn (Bộ lư-100 đồng) chớ”. Chuyện chỉ có thế nhưng sau buổi xem phim ấy nhiều người đã đàm tiếu, rồi đồn là hai công tử Bạch và Hắc đốt tiền trong rạp để lấy lòng người đẹp…”.
Câu chuyện về hai công tử Hắc - Bạch sau đó lại thi thố của cải bằng việc “lấy tiền nấu chè” ngay tại nhà lớn của Công tử Bạc Liêu, bà Sương cũng cho biết là chưa từng thấy và nghe Công tử nói bao giờ. “Tôi khẳng định là việc lấy tiền nấu trứng hay nấu chè là hoàn toàn không có thực. Nếu có thì đó cũng chỉ là chuyện hư cấu. Tôi theo Công tử từ năm 15 tuổi, đến nay đã gần 80 tuổi, những năm sống trong nhà cậu Ba, tôi chưa từng thấy có chuyện ấy xảy ra và cũng không nghe cậu Ba hay người nào nói về chuyện này”.
Trước lúc chúng tôi ra về, bà Sương lưu luyến bảo: “Tôi muốn giúp cậu Ba đính chính lại những gì thiên hạ đồn đại. Sự thực, suốt cuộc đời công tử Ba Huy không hề có chuyện “chơi ngông” quá đáng như những giai thoại gắn liền với Công tử Bạc Liêu. Mặt khác, cậu Ba Huy thường hay giúp đỡ người nghèo và ít khi nào đòi nợ những người tá điền. Thế nhưng, có một điều là cậu Ba Huy rất mê gái đẹp, những mối tình của cậu Ba chắc không ai có thể biết hết được. Nhưng nếu cậu Ba thích và ở với người phụ nữ nào thì cậu đều chăm lo và chu cấp cho họ, tuyệt đối không bỏ rơi bất cứ ai”.
Quá khứ vàng son của gia đình ông Trần Trinh Đức giàu sang là thế, 100 ngàn mẫu ruộng với 1.000 cánh đồng muối trải dài khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, có máy bay chỉ sau Vua Bảo Đại, mà bây giờ trắng tay, làm đủ nghề để nuôi vợ nuôi con.
“Từ người có tài sản rồi trắng tay, phải đi thuê nhà để ở, chạy xe ôm kiếm tiền và bây giờ tôi đã được tỉnh Bạc Liêu cho mượn căn nhà để vợ, con tá túc rồi bản thân tôi được nhận vào làm hướng dẫn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu, vừa làm hướng dẫn viên vừa bán sách”, ông Đức buồn nói.
Đăng nhập để bình luận: