Sự khác biệt thú vị trong văn hóa Tết 3 miền
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn của người Việt. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền vẫn được trân trọng và gìn giữ. Đặc biệt, chính sự khác biệt trong văn hóa 3 miền đã làm nên những nét rất đặc sắc của Tết Nguyên Đán.
Bánh cổ truyền
Miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong. Cùng với bánh dày, bánh chưng là thức ăn trang trọng nhất được đặt lên bàn thờ ngày Tết để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục bao la như trời đất của ông bà, tổ tiên.
[center] [/center]
Bánh chưng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cùng với đỗ xanh và thịt mỡ. Người xưa tin rằng, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Bánh được gói hay trang trí với lá dong hoặc lá chuối, luộc trong ít nhất mười tiếng đồng hồ.
Tết Miền Trung đặc trưng với món bánh tét, được gói bằng lá chuối theo hình trụ, ăn với dưa món (củ cải, cà rốt, dưa leo ngâm trong nước mắm đường)
[center]
Món bánh rò- đặc sản ngày Tết của miền Trung.[/center]
Bánh rò cũng là một đặc sản miền Trung không thể thiếu trong các ngày lễ Tết hay giỗ chạp. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh rò còn được xem như là một bản sao của món bánh chưng nổi tiếng
Miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở hình trụ dài của bánh, khi ăn có thể cắt ra thành từng khoanh tiện lợi.
Bánh tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc. Mỗi một loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối…
Trang trí ngày Tết
Miền Bắc
Do tính chất khí hậu nên người miền Bắc rất chuộng chơi đào, quất.
Hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc cả năm. Theo truyền thuyết, ở trên vùng núi cao phía Bắc có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu. Trên cây đào có hai vị thần tài giỏi, luôn bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào, cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa.
[center] [/center]
Hàng năm, gần đến Tết, hai vị thần này lại phải lên trời gặp Ngọc Hoàng. Vì lo sợ không có người bảo vệ nên dân trong làng rủ nhau lên rừng chặt đào mang về cắm trong nhà để phòng ma quỷ. Cứ như vậy, đào dần trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.
Miền Nam, miền Trung
Ở miền Nam hay miền Trung, sắc mai vàng đã trở nên quen thuộc hơn cả. Trong truyền thuyết, hoa mai liên quan đến hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, nết na và giàu tình yêu thương.
[center] [/center]
Sau khi giao đấu, diệt trừ yêu quái để cứu dân, cô đã không thể sống sót. Nhưng hàng năm, cứ vào 29 Tết, cô lại quay lại với chiếc áo vàng mẹ nhuộm cho trước lúc ra đi, cùng ăn tết với gia đình. Mãi về sau, khi biết sự thật ấy, xóm làng thương nhớ và tri ân cô bằng cách lập một miếu thờ, hàng ngày hương khói.
[center]
Hoa mai vàng gắn với câu chuyện dân gian về một người con gái ngoan hiền, hiếu thảo.[/center]
Trước ngôi miếu mọc lên một loại cây lá xanh um. Cứ vào những ngày giáp Tết, lá lại rụng trơ cành và toàn thân xuất hiện những nụ bông vàng năm cánh rực rỡ.
Cành mai được chọn trên những tiêu chí như: sắc thắm, cánh phân bố đều , nhụy thắm. Bên cạnh đó, mai còn đẹp ở sự gân guốc của cành, với những khoảng gập khúc của dáng cành theo hình chữ nữ. Thần thái ấy mang hình ảnh của một ẩn sĩ nơi thâm sơn, kiêu hãnh nhưng thanh thoát, vững chải trước nắng gió và thời gian.
Mâm ngũ quả
Miền Bắc
Mâm ngũ quả ở miền Bắc nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Trên mâm ngũ quả của người miền Bắc bao giờ cũng có 1 đến 2 nải chuối to và đẹp để làm bệ đỡ cho các lại quả khác.
[center] [/center]
Miền Nam
Đối lập với miền Bắc, người miền Nam rất kiêng để chuối trên mâm ngũ quả. Nguyên nhân do từ chuối đồng âm với từ chúi theo cách phát âm của người miền Nam, làm người ta dễ liên tưởng đến sự đi xuống hay làm ăn thất bát.
[center]
[/center]
Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Những loại quả này khi kết hợp lại, đọc chệch âm đi thì thành “cầu vừa đủ xài” – mong muốn của người dân trong năm mới.
Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn “đầy đủ, sung túc”.
Miền Trung
Khúc ruột miền Trung quanh năm bão lũ, nên người dân quê một nắng hai xương tâm niệm đặt cái tâm là trên hết, có gì cúng nấy.
Cũng vì ảnh hưởng, sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả miền Trung vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Họ không bày cam quýt vì theo quan niệm “cam đành quýt đoạn”.
Du xuân đầu năm mới
Miền Bắc
Người miền Bắc đã quen với quan niệm “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Thế nên vào 3 ngày Tết chính, các gia đình thường dành hai ngày đầu năm mới trọn vẹn cho gia đình nội ngoại, sang ngày thứ 3 là ngày để “tết Thầy”.
Người Bắc coi trọng tục lệ xông nhà nên buổi sáng mùng Một sẽ đi chơi hoặc ở nhà ăn Tết mà không vào nhà ai cả. Họ kiêng kỵ như thế là vì có những người “nặng vía” sẽ làm cho gia chủ năm đó làm ăn thất bát, xảy ra cơ sự… Vì thế, ngay đêm giao thừa, nhiều gia đình sẽ mời người “nhẹ vía” hoặc hợp tuổi với gia chủ để xông đất.
Miền Trung
Ngày mồng Một Tết, người miền Trung đi thăm mộ, lên chùa khấn vái, cầu nguyện ông bà hoặc các vị thần linh phù hộ cho mọi thành viên trong gia tộc.
Sang mồng 2, mồng 3 Tết mới bắt đầu đi thăm láng giềng, bà con xa hoặc bạn bè thân cận. Miền Trung cũng có tục xông đất như người Bắc. Gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.
Miền Nam
Ba ngày tết của người miền Nam là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành.
Người miền Nam với suy nghĩ và tư duy thoáng hơn, họ cho rằng ngày Tết là để nghỉ ngơi nên thường dành thời gian và tiền bạc tích lũy được trong năm để đi du lịch, khám phá đây đó với người thân và bạn bè.
Bánh cổ truyền
Miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong. Cùng với bánh dày, bánh chưng là thức ăn trang trọng nhất được đặt lên bàn thờ ngày Tết để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục bao la như trời đất của ông bà, tổ tiên.
[center] [/center]
Bánh chưng được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cùng với đỗ xanh và thịt mỡ. Người xưa tin rằng, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Bánh được gói hay trang trí với lá dong hoặc lá chuối, luộc trong ít nhất mười tiếng đồng hồ.
Tết Miền Trung đặc trưng với món bánh tét, được gói bằng lá chuối theo hình trụ, ăn với dưa món (củ cải, cà rốt, dưa leo ngâm trong nước mắm đường)
[center]
Món bánh rò- đặc sản ngày Tết của miền Trung.[/center]
Bánh rò cũng là một đặc sản miền Trung không thể thiếu trong các ngày lễ Tết hay giỗ chạp. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh rò còn được xem như là một bản sao của món bánh chưng nổi tiếng
Miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở hình trụ dài của bánh, khi ăn có thể cắt ra thành từng khoanh tiện lợi.
Bánh tét miền Nam rất đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc. Mỗi một loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối…
Trang trí ngày Tết
Miền Bắc
Do tính chất khí hậu nên người miền Bắc rất chuộng chơi đào, quất.
Hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc cả năm. Theo truyền thuyết, ở trên vùng núi cao phía Bắc có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu. Trên cây đào có hai vị thần tài giỏi, luôn bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào, cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa.
[center] [/center]
Hàng năm, gần đến Tết, hai vị thần này lại phải lên trời gặp Ngọc Hoàng. Vì lo sợ không có người bảo vệ nên dân trong làng rủ nhau lên rừng chặt đào mang về cắm trong nhà để phòng ma quỷ. Cứ như vậy, đào dần trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.
Miền Nam, miền Trung
Ở miền Nam hay miền Trung, sắc mai vàng đã trở nên quen thuộc hơn cả. Trong truyền thuyết, hoa mai liên quan đến hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, nết na và giàu tình yêu thương.
[center] [/center]
Sau khi giao đấu, diệt trừ yêu quái để cứu dân, cô đã không thể sống sót. Nhưng hàng năm, cứ vào 29 Tết, cô lại quay lại với chiếc áo vàng mẹ nhuộm cho trước lúc ra đi, cùng ăn tết với gia đình. Mãi về sau, khi biết sự thật ấy, xóm làng thương nhớ và tri ân cô bằng cách lập một miếu thờ, hàng ngày hương khói.
[center]
Hoa mai vàng gắn với câu chuyện dân gian về một người con gái ngoan hiền, hiếu thảo.[/center]
Trước ngôi miếu mọc lên một loại cây lá xanh um. Cứ vào những ngày giáp Tết, lá lại rụng trơ cành và toàn thân xuất hiện những nụ bông vàng năm cánh rực rỡ.
Cành mai được chọn trên những tiêu chí như: sắc thắm, cánh phân bố đều , nhụy thắm. Bên cạnh đó, mai còn đẹp ở sự gân guốc của cành, với những khoảng gập khúc của dáng cành theo hình chữ nữ. Thần thái ấy mang hình ảnh của một ẩn sĩ nơi thâm sơn, kiêu hãnh nhưng thanh thoát, vững chải trước nắng gió và thời gian.
Mâm ngũ quả
Miền Bắc
Mâm ngũ quả ở miền Bắc nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Trên mâm ngũ quả của người miền Bắc bao giờ cũng có 1 đến 2 nải chuối to và đẹp để làm bệ đỡ cho các lại quả khác.
[center] [/center]
Miền Nam
Đối lập với miền Bắc, người miền Nam rất kiêng để chuối trên mâm ngũ quả. Nguyên nhân do từ chuối đồng âm với từ chúi theo cách phát âm của người miền Nam, làm người ta dễ liên tưởng đến sự đi xuống hay làm ăn thất bát.
[center]
[/center]
Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Những loại quả này khi kết hợp lại, đọc chệch âm đi thì thành “cầu vừa đủ xài” – mong muốn của người dân trong năm mới.
Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn “đầy đủ, sung túc”.
Miền Trung
Khúc ruột miền Trung quanh năm bão lũ, nên người dân quê một nắng hai xương tâm niệm đặt cái tâm là trên hết, có gì cúng nấy.
Cũng vì ảnh hưởng, sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả miền Trung vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Họ không bày cam quýt vì theo quan niệm “cam đành quýt đoạn”.
Du xuân đầu năm mới
Miền Bắc
Người miền Bắc đã quen với quan niệm “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Thế nên vào 3 ngày Tết chính, các gia đình thường dành hai ngày đầu năm mới trọn vẹn cho gia đình nội ngoại, sang ngày thứ 3 là ngày để “tết Thầy”.
Người Bắc coi trọng tục lệ xông nhà nên buổi sáng mùng Một sẽ đi chơi hoặc ở nhà ăn Tết mà không vào nhà ai cả. Họ kiêng kỵ như thế là vì có những người “nặng vía” sẽ làm cho gia chủ năm đó làm ăn thất bát, xảy ra cơ sự… Vì thế, ngay đêm giao thừa, nhiều gia đình sẽ mời người “nhẹ vía” hoặc hợp tuổi với gia chủ để xông đất.
Miền Trung
Ngày mồng Một Tết, người miền Trung đi thăm mộ, lên chùa khấn vái, cầu nguyện ông bà hoặc các vị thần linh phù hộ cho mọi thành viên trong gia tộc.
Sang mồng 2, mồng 3 Tết mới bắt đầu đi thăm láng giềng, bà con xa hoặc bạn bè thân cận. Miền Trung cũng có tục xông đất như người Bắc. Gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.
Miền Nam
Ba ngày tết của người miền Nam là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành.
Người miền Nam với suy nghĩ và tư duy thoáng hơn, họ cho rằng ngày Tết là để nghỉ ngơi nên thường dành thời gian và tiền bạc tích lũy được trong năm để đi du lịch, khám phá đây đó với người thân và bạn bè.
Đăng nhập để bình luận: