Ly cà phê và triết lý về con người
Liệu cà phê sâu sắc nhiều hơn mức người ta tưởng không? David Robson gặp và phỏng vấn một triết gia tin chắc như vậy và đang gắng sức dùng cà phê để thăm dò suy nghĩ của con người.
Nhấp cà phê mà tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực sắp lụi - có vị khói và nhuốm mùi crê-ô-zốt. Khi tập trung chú ý hơn nữa, tôi nhận thấy nó êm hơn, bề ngoài nhơn nhớt như che dấu một bề trong sắc bén hơn, như thể một lưỡi dao được bọc vải nhung.
[center][IMG alt=Ly ca phe va triet ly ve con nguoi]http://media.ola88.com/images/82015/giai-tri-viet/120150812003711.jpg[/IMG]
Khi bạn nhấm nháp một ngụm cà phê đen thì bạn trải nghiệm bao nhiêu thuộc tính của nó? (Ảnh: Thinkstock)[/center]
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý nhiều đến thế cho một ly cà phê. Tôi không chắc rằng tôi đã nắm được những điều bí mật về nó. Nhưng nếu tôi có biết được thì nó cũng chỉ cho là một khái niệm lờ mờ về một số trong những câu hỏi lớn trong cuộc sống.
Người hướng dẫn tôi trong nỗ lực tìm hiểu này là David Berman từ Trường Trinity Dublin, một triết gia dành nhiều thời gian để nghiên cứu những phức tạp trong cơ cấu bên trong và các giác quan của tâm trí con người. Nay ông quan tâm đến đồ uống ưa thích của mình và những câu hỏi sâu có thể ẩn náu ở đáy ly cà phê. Kết quả sẽ là một cuốn sách mới mang tên Triết lý Thưởng thức Cà phê.
Với một ly cà phê Americano đặc và mang tâm lý cởi mở đón nhận mọi thứ, tôi bảo ông hãy cho tôi biết một số suy nghĩ của ông. Và rồi cuộc chuyện trò diễn ra sau đó giúp tôi khám phá những giá trị của sự chiêm nghiệm cũng như lý do vì sao người thích cà phê lại rất khác những người uống trà.
Dân sành cà phê có thể tâm huyết cho món đồ uống này, nhưng thật ngạc nhiên khi có một triết gia lại dành thời gian suy nghĩ về chất lượng của cà phê. Hẳn là họ đã rất hao tâm tổn trí nghiên cứu triết lý của Plato và Hume chứ?
Tuy nhiên, với Berman thì đây lại là một bước đi rất đỗi tự nhiên. Một trong những điều ông quan tâm là cơ chế hoạt động bên trong của trí óc.
Con người ta thường có xu thế dùng ngôn từ để khái quát hóa thế giới, nhưng Berman và một số người khác thì cho rằng cách làm đó sẽ làm nhạt nhòa đi những cảm giác căn bản, khiến chúng ta không hiểu được một cách rõ ràng về sự hoạt động tinh tế của trí óc.
Ý tưởng này không chỉ bó hẹp trong triết học. Có bằng chứng cho thấy những thứ như ngôn ngữ quả thực có thể làm thay đổi nhận thức - một hiện tượng được gọi là “quá trình xử lý từ trên xuống”. Và cách mà các giác quan phối hợp với nhau để tạo ra ý thức con người thì đã được biết đến như “vấn đề hóc búa” trong ngành thần kinh học.
Do vậy, nếu bóc tách được các thứ này thì ta sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và về thế giới nội tại.
“Nếu như bạn uống cà phê một cách nghiêm túc như tôi, mặc dù không cần thiết phải làm vậy, thì hãy cố gắng có được trải nghiệm trực tiếp,” ông giải thích. Ông nghĩ rằng cà phê là đặc biệt hiệu quả cho thử nghiệm này. “Khi uống cà phê, ta hấp thụ chất caffeine, trí óc được kích thích và trở nên nhạy bén hơn. Thần kinh của chúng ta sẽ không trong trạng thái lờ đờ mà sáng suốt, minh mẫn.”
Vậy tôi làm một nhấp và cố gắng cảm thụ hương vị cà phê.
Berman giải thích nghiên cứu của ông đã giúp ông hiểu biết về cà phê như thế nào. Tất cả các loại cà phê đều có một nốt nhạc chung bắt nguồn chỉ từ một loại dầu, đó là caffeol. “Nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,5% của hạt cà phê.” ông nói, thế nhưng nếu không có nó thì ta không nhận ra cà phê nữa. Trái lại, ông nói, ở trà thì hoàn toàn không có “tinh chất trà”; trà được hình thành từ hợp chất, nhưng không một chất đơn lẻ nào là cốt yếu cả.
Sự khác biệt giữa trà và cà phê
Do vậy Berman cho rằng cà phê và trà minh họa cho hai tầm nhìn triết học khác nhau.
Trà là cái mà rất nhiều thành phần hương vị khác nhau bổ trợ lẫn nhau, ông nói, gợi nhớ tới triết học phương Đông là mọi vật đều đan xen, kết nối với nhau.
Ngược lại, cà phê được định hình bởi thành phần cốt yếu duy nhất là caffeol như đã nói ở trên, tách rời với các vị khác, mà có lẽ cũng là một ẩn dụ thích hợp cho xu thế phương Tây phân làn ranh giới giữa thân thể và tâm linh. Tôi có cảm giác rằng lý luận này của ông không phải ai cũng thấy thuyết phục.
Tuy nhiên thành phần đơn độc của cà phê có thể đánh lừa cảm giác. Khi nhấp một ngụm tôi cảm thấy hình như hương vị caffeol rõ nét đang kích hoạt lưỡi mình, nhưng đó chỉ là ảo giác. Để giải thích điều này, Berman bảo tôi bịt mũi lại và nhấp một ngụm khác. Tất cả còn lại với tôi chỉ là một thoáng mờ nhạt của hương vị lúc trước.
“Đó là một trong những điều ngạc nhiên ở cà phê,” ông nói. “Ta nghĩ rằng ta đang thưởng thức cà phê, nhưng nếu ta soi xét nội tâm, ta sẽ phát hiện ra rằng thực tế nó là một mùi được nhận biết sai lệch như một hương vị.”
Những người sành cà phê sẽ nói với ta rằng việc có một tố chất chính không ngăn cản được các nhân viên pha cà phê ở quán tạo ra nhiều loại cà phê khác nhau. Việc rang sơ qua sẽ làm cho acid của cà phê bóng đều, tạo ra thành phẩm trông “sáng hơn”.
Ngược lại, việc rang lâu hơn, thẫm mầu hơn, sẽ tích tụ proteins và enzymes mới phía trong hạt cà phê. Những hóa chất này cấu thành nên “phần chất” của cà phê; chúng làm cho cà phê đậm hơn, sánh hơn, và chúng chặn vị chua của acid.
Berman nói rằng trong nhiều thập niên gu uống cà phê được thay đổi dao động qua lại giữa chua, nhạt với đắng, đậm đặc.
Cà phê thời kỳ đầu là loại nguyên hạt được rang già, sau đó là làn sóng đầu tiên của loại cà phê sản xuất công nghiệp có vị chua hơn. Tiếp đến là làn sóng thứ hai, loại cà phê phục vụ trong các quán như Starbucks và Costa, cũng là sự trở lại với gu cà phê có vị đắng hơn, rồi tiếp nữa là làn sóng thứ ba với các quán pha chế lẻ, người ta lại thích loại cà phê ngả vị chua, có pha trộn vị thơm.
Berman cho rằng sự thay đổi qua lại giữa hai thái cực cho ta nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về tính cách con người nói chung.
Ông ngờ rằng gu thích dùng cà phê đắng hoặc cà phê thơm thể hiện một “kiểu” nghĩ căn bản, tức là nếu ta đứng về một phe thì ta sẽ thấy rất khó để hiểu nổi quan điểm của phe kia. “Điều mà ta phát hiện ra trong các gu uống cà phê khác nhau cho thấy con người ta bất đồng với nhau đến đâu trong những vấn đề căn bản,” ông nói.
Cuộc chuyện trò của tôi với Berman chắc chắn sẽ cho tôi nhiều điều đáng để suy ngẫm. Khi uống đến tận giọt cà phê cuối cùng trong ly, tôi mới nhận ra rằng đã lâu lắm tôi mới tận hưởng một ly cà phê thú vị như vậy.
Ngay cả nếu ta không bị thuyết phục bởi giá trị triết học của cà phê thì có lẽ Berman cũng đã đưa một ý kiến hay về việc suy xét nội tâm con người.
nguồn [blue]http://caphengon.net[/blue]
Nhấp cà phê mà tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực sắp lụi - có vị khói và nhuốm mùi crê-ô-zốt. Khi tập trung chú ý hơn nữa, tôi nhận thấy nó êm hơn, bề ngoài nhơn nhớt như che dấu một bề trong sắc bén hơn, như thể một lưỡi dao được bọc vải nhung.
[center][IMG alt=Ly ca phe va triet ly ve con nguoi]http://media.ola88.com/images/82015/giai-tri-viet/120150812003711.jpg[/IMG]
Khi bạn nhấm nháp một ngụm cà phê đen thì bạn trải nghiệm bao nhiêu thuộc tính của nó? (Ảnh: Thinkstock)[/center]
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý nhiều đến thế cho một ly cà phê. Tôi không chắc rằng tôi đã nắm được những điều bí mật về nó. Nhưng nếu tôi có biết được thì nó cũng chỉ cho là một khái niệm lờ mờ về một số trong những câu hỏi lớn trong cuộc sống.
Người hướng dẫn tôi trong nỗ lực tìm hiểu này là David Berman từ Trường Trinity Dublin, một triết gia dành nhiều thời gian để nghiên cứu những phức tạp trong cơ cấu bên trong và các giác quan của tâm trí con người. Nay ông quan tâm đến đồ uống ưa thích của mình và những câu hỏi sâu có thể ẩn náu ở đáy ly cà phê. Kết quả sẽ là một cuốn sách mới mang tên Triết lý Thưởng thức Cà phê.
Với một ly cà phê Americano đặc và mang tâm lý cởi mở đón nhận mọi thứ, tôi bảo ông hãy cho tôi biết một số suy nghĩ của ông. Và rồi cuộc chuyện trò diễn ra sau đó giúp tôi khám phá những giá trị của sự chiêm nghiệm cũng như lý do vì sao người thích cà phê lại rất khác những người uống trà.
Dân sành cà phê có thể tâm huyết cho món đồ uống này, nhưng thật ngạc nhiên khi có một triết gia lại dành thời gian suy nghĩ về chất lượng của cà phê. Hẳn là họ đã rất hao tâm tổn trí nghiên cứu triết lý của Plato và Hume chứ?
Tuy nhiên, với Berman thì đây lại là một bước đi rất đỗi tự nhiên. Một trong những điều ông quan tâm là cơ chế hoạt động bên trong của trí óc.
Con người ta thường có xu thế dùng ngôn từ để khái quát hóa thế giới, nhưng Berman và một số người khác thì cho rằng cách làm đó sẽ làm nhạt nhòa đi những cảm giác căn bản, khiến chúng ta không hiểu được một cách rõ ràng về sự hoạt động tinh tế của trí óc.
Ý tưởng này không chỉ bó hẹp trong triết học. Có bằng chứng cho thấy những thứ như ngôn ngữ quả thực có thể làm thay đổi nhận thức - một hiện tượng được gọi là “quá trình xử lý từ trên xuống”. Và cách mà các giác quan phối hợp với nhau để tạo ra ý thức con người thì đã được biết đến như “vấn đề hóc búa” trong ngành thần kinh học.
Do vậy, nếu bóc tách được các thứ này thì ta sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và về thế giới nội tại.
“Nếu như bạn uống cà phê một cách nghiêm túc như tôi, mặc dù không cần thiết phải làm vậy, thì hãy cố gắng có được trải nghiệm trực tiếp,” ông giải thích. Ông nghĩ rằng cà phê là đặc biệt hiệu quả cho thử nghiệm này. “Khi uống cà phê, ta hấp thụ chất caffeine, trí óc được kích thích và trở nên nhạy bén hơn. Thần kinh của chúng ta sẽ không trong trạng thái lờ đờ mà sáng suốt, minh mẫn.”
Vậy tôi làm một nhấp và cố gắng cảm thụ hương vị cà phê.
Berman giải thích nghiên cứu của ông đã giúp ông hiểu biết về cà phê như thế nào. Tất cả các loại cà phê đều có một nốt nhạc chung bắt nguồn chỉ từ một loại dầu, đó là caffeol. “Nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,5% của hạt cà phê.” ông nói, thế nhưng nếu không có nó thì ta không nhận ra cà phê nữa. Trái lại, ông nói, ở trà thì hoàn toàn không có “tinh chất trà”; trà được hình thành từ hợp chất, nhưng không một chất đơn lẻ nào là cốt yếu cả.
Sự khác biệt giữa trà và cà phê
Do vậy Berman cho rằng cà phê và trà minh họa cho hai tầm nhìn triết học khác nhau.
Trà là cái mà rất nhiều thành phần hương vị khác nhau bổ trợ lẫn nhau, ông nói, gợi nhớ tới triết học phương Đông là mọi vật đều đan xen, kết nối với nhau.
Ngược lại, cà phê được định hình bởi thành phần cốt yếu duy nhất là caffeol như đã nói ở trên, tách rời với các vị khác, mà có lẽ cũng là một ẩn dụ thích hợp cho xu thế phương Tây phân làn ranh giới giữa thân thể và tâm linh. Tôi có cảm giác rằng lý luận này của ông không phải ai cũng thấy thuyết phục.
Tuy nhiên thành phần đơn độc của cà phê có thể đánh lừa cảm giác. Khi nhấp một ngụm tôi cảm thấy hình như hương vị caffeol rõ nét đang kích hoạt lưỡi mình, nhưng đó chỉ là ảo giác. Để giải thích điều này, Berman bảo tôi bịt mũi lại và nhấp một ngụm khác. Tất cả còn lại với tôi chỉ là một thoáng mờ nhạt của hương vị lúc trước.
“Đó là một trong những điều ngạc nhiên ở cà phê,” ông nói. “Ta nghĩ rằng ta đang thưởng thức cà phê, nhưng nếu ta soi xét nội tâm, ta sẽ phát hiện ra rằng thực tế nó là một mùi được nhận biết sai lệch như một hương vị.”
Những người sành cà phê sẽ nói với ta rằng việc có một tố chất chính không ngăn cản được các nhân viên pha cà phê ở quán tạo ra nhiều loại cà phê khác nhau. Việc rang sơ qua sẽ làm cho acid của cà phê bóng đều, tạo ra thành phẩm trông “sáng hơn”.
Ngược lại, việc rang lâu hơn, thẫm mầu hơn, sẽ tích tụ proteins và enzymes mới phía trong hạt cà phê. Những hóa chất này cấu thành nên “phần chất” của cà phê; chúng làm cho cà phê đậm hơn, sánh hơn, và chúng chặn vị chua của acid.
Berman nói rằng trong nhiều thập niên gu uống cà phê được thay đổi dao động qua lại giữa chua, nhạt với đắng, đậm đặc.
Cà phê thời kỳ đầu là loại nguyên hạt được rang già, sau đó là làn sóng đầu tiên của loại cà phê sản xuất công nghiệp có vị chua hơn. Tiếp đến là làn sóng thứ hai, loại cà phê phục vụ trong các quán như Starbucks và Costa, cũng là sự trở lại với gu cà phê có vị đắng hơn, rồi tiếp nữa là làn sóng thứ ba với các quán pha chế lẻ, người ta lại thích loại cà phê ngả vị chua, có pha trộn vị thơm.
Berman cho rằng sự thay đổi qua lại giữa hai thái cực cho ta nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về tính cách con người nói chung.
Ông ngờ rằng gu thích dùng cà phê đắng hoặc cà phê thơm thể hiện một “kiểu” nghĩ căn bản, tức là nếu ta đứng về một phe thì ta sẽ thấy rất khó để hiểu nổi quan điểm của phe kia. “Điều mà ta phát hiện ra trong các gu uống cà phê khác nhau cho thấy con người ta bất đồng với nhau đến đâu trong những vấn đề căn bản,” ông nói.
Cuộc chuyện trò của tôi với Berman chắc chắn sẽ cho tôi nhiều điều đáng để suy ngẫm. Khi uống đến tận giọt cà phê cuối cùng trong ly, tôi mới nhận ra rằng đã lâu lắm tôi mới tận hưởng một ly cà phê thú vị như vậy.
Ngay cả nếu ta không bị thuyết phục bởi giá trị triết học của cà phê thì có lẽ Berman cũng đã đưa một ý kiến hay về việc suy xét nội tâm con người.
nguồn [blue]http://caphengon.net[/blue]
Đăng nhập để bình luận: