Ký ức thời bao cấp - Kỳ 2: Chuyện ăn, đi và thi của sinh viên
Thời bao cấp, thi đậu vào đại học là khát khao của học sinh tốt nghiệp cấp 3, nhưng do chỉ tiêu lấy ít, thi nghiêm túc và đề thi cũng khó nên tỷ lệ đỗ rất thấp.
Bởi vậy sinh viên (SV) mới có thơ:
[center]Cổng trường đại học cao vời vợi
Mười thằng trèo tới chín thằng rơi[/center]
Đậu đại học (ĐH) tức là thành SV mà SV không phải lo ăn, lo chỗ ở vì trường nào cũng có ký túc xá, có bếp ăn tập thể cho SV nội trú. Mỗi SV được hưởng 17 kg lương thực, tiêu chuẩn tem phiếu thực phẩm, bách hóa và mỗi tháng lĩnh 21 đồng học bổng. Vì được hưởng chế độ cung cấp nên ngành lương thực, thực phẩm bán cho gì thì ăn nấy. Và ăn độn là điều không thể tránh được.
Cơm độn mì, bo bo
Tùy theo thời kỳ, có khi phải ăn độn ngô, bo bo, sắn khô nhưng ở Hà Nội chủ yếu là độn mì. Buổi sáng mỗi SV nội trú xuống nhà ăn nhận một cục luộc (bột mì nhào nước nặn giống như bánh bao sau đó cho vào chảo luộc) vừa cứng vừa khô rất khó nuốt. Bữa trưa thì cơm độn với mì sợi, bữa chiều thì mì sợi độn với cơm. Ngày nào cũng như ngày nào nên SV than:
[center]
[i]Một ngày hai bữa cơm mì
Năm năm đại học còn gì là xuân[/i]
[/center]
Những năm 1984, 1985, tuy không còn ăn độn nhưng cơm SV thì “canh toàn quốc, nước chấm đại dương”. Năm đó tôi học ĐH Sân khấu -Điện ảnh Hà Nội, có hôm không mang cặp ***g cơm đành sang ăn ké bạn bè ở ĐH Thương mại. Một suất cơm chỉ có tí canh rau lõng bõng nước và đúng 20 hột lạc rang muối. Thế nên mới có chuyện vui, cánh đàn ông chuyên đi lấy phân ở nhà vệ sinh công cộng tại các trường ĐH chia làm hai phe, một phe thích vì nó không có mùi, phe kia không thích vì không bao giờ đầy hai sọt.
SV ngoại trú thì treo toòng teng cặp ***g cơm trên ghi đông xe đạp. Vào lớp để dưới gầm bàn, giờ nghỉ trưa mang xuống nhờ các bà ở bếp hâm lại cho nóng. Các bà mở cặp ***g cơm là biết ngay điều kiện gia đình. Lại còn chuyện SV đi học bằng xe buýt. Gặp hôm xe đông khách, đám SV nữ chấp nhận “sơ hở” một vài chỗ nhưng dứt khoát phải che chắn cặp ***g cơm vì nếu bị bẹp cơm canh phòi ra là mất bữa trưa. “Lính tráng có suất”, chả ai từ thiện cho mình bữa trưa.
Dùng “mỹ nhân kế” đi xe buýt
Cuối thập niên 1970, các trường ĐH Xây dựng, Kiến trúc, Sư phạm vẫn còn ở tỉnh Vĩnh Phúc nên SV Hà Nội lên trường thường chọn đi tàu chợ. Nam hay nữ đều tìm mọi cách trốn vé, trên toa nhìn thấy ông soát vé là lẩn nhanh hơn trạch. Tàu về đến gần ga Hà Nội giảm tốc độ là nhanh chóng nhảy xuống chỗ chắn tàu Cửa Nam vì vào trong ga lúc ra cửa không có vé sẽ bị phạt.
Đầu thập niên 1980, nói chung các trường ĐH đã chuyển hết cơ sở về Hà Nội và khu vực Thanh Xuân có 3 trường là Tổng hợp, Ngoại ngữ và Kiến trúc. Với SV nội trú thì không có vấn đề gì, chỉ vài bước chân là đến giảng đường nhưng với SV ngoại trú lại là một câu chuyện. Anh chàng nào có bạn gái cùng trường thì bằng mọi giá thửa bằng được chiếc xe cuốc, tháo chắn bùn cho em ngồi lên gióng, đi học như đi chơi phố. Tuy nhiên lại có SV chọn tàu điện hay xe buýt nhưng đi xe buýt là đông nhất vì ngành giao thông giảm giá vé đi tháng cho SV. Vì ít xe nên nửa tiếng mới có một chuyến, lỡ chuyến là đi học muộn nên ai cũng chen chúc cố vào bằng được.
Chuyến đi gian nan nhưng chuyến về lắm bận còn khổ hơn. Buổi trưa, tuyến Nhổn - Bờ Hồ bao giờ cũng đông mà bến Thương mại lại tập trung quá nhiều trường: Sân khấu - Điện ảnh, Thương mại, Xiếc, Múa, SV đa phần dùng vé tháng nên tài xế thấy đông là bỏ bến. Có kêu cũng chả ai giải quyết nên SV bến này đành dùng kế hạ sách nhất là “mỹ nhân kế”, cho mấy nữ SV trường múa hay sân khấu trẻ trung vờ lả lơi, thế là xe đông mấy các bác tài cũng ghé bến. Và khi xe đỗ lập tức đám SV nấp bên trong ùa ra chen nhau lên xe. Biết bị lừa nhưng các bác tài vẫn cứ đỗ, ra ai cũng thích các em trẻ đẹp, nóng bỏng.
Thời bao cấp, thời gian học ĐH là 5 năm. Giáo trình in roneo trên giấy đen xì. Có khi chữ mờ, có khi thiếu dấu nên vừa học vừa luận, ví dụ như “Nhà máy cơ khí Gia Lâm” vì không có dấu lại luận ra thành “Nhà mày có khỉ già lắm”. Thiếu thốn nhưng thời đó thầy dạy thật và trò cũng học thật, thi học kỳ rất nghiêm túc nên có ca dao:
[center]Năm năm có chín kỳ thi
Một kỳ tốt nghiệp còn gì là xuân[/center]
Năm 1985, tôi chơi với nhiều SV trường y, tưởng các bác sĩ tương lai chăm chỉ, nghiêm túc nhưng không phải vậy. Với một số môn không phải chuyên ngành lại thi vấn đáp, họ bí mật cho viên thuốc lợi tiểu vào cốc nước của các thầy, đang hỏi thầy đành xin lỗi ra ngoài. Còn SV khu vực Mai Dịch cứ thi các môn chính trị là vào nghĩa trang Mai Dịch thắp hương trên mộ các “cụ” xin các “cụ” phù hộ. Lại có SV ĐH Tổng hợp thi bị điểm 2 (có thời kỳ ĐH chấm thang điểm 5) trưa nắng mặc áo bông, đi bộ gần đến nhà thầy mới cởi áo bông nhét vô bị rồi vào nhăn nhó xin điểm, thầy thấy trò mồ hôi nhễ nhại thương tình nâng lên điểm 3.
Bởi vậy sinh viên (SV) mới có thơ:
[center]Cổng trường đại học cao vời vợi
Mười thằng trèo tới chín thằng rơi[/center]
Đậu đại học (ĐH) tức là thành SV mà SV không phải lo ăn, lo chỗ ở vì trường nào cũng có ký túc xá, có bếp ăn tập thể cho SV nội trú. Mỗi SV được hưởng 17 kg lương thực, tiêu chuẩn tem phiếu thực phẩm, bách hóa và mỗi tháng lĩnh 21 đồng học bổng. Vì được hưởng chế độ cung cấp nên ngành lương thực, thực phẩm bán cho gì thì ăn nấy. Và ăn độn là điều không thể tránh được.
Cơm độn mì, bo bo
Tùy theo thời kỳ, có khi phải ăn độn ngô, bo bo, sắn khô nhưng ở Hà Nội chủ yếu là độn mì. Buổi sáng mỗi SV nội trú xuống nhà ăn nhận một cục luộc (bột mì nhào nước nặn giống như bánh bao sau đó cho vào chảo luộc) vừa cứng vừa khô rất khó nuốt. Bữa trưa thì cơm độn với mì sợi, bữa chiều thì mì sợi độn với cơm. Ngày nào cũng như ngày nào nên SV than:
[center]
[i]Một ngày hai bữa cơm mì
Năm năm đại học còn gì là xuân[/i]
[/center]
Những năm 1984, 1985, tuy không còn ăn độn nhưng cơm SV thì “canh toàn quốc, nước chấm đại dương”. Năm đó tôi học ĐH Sân khấu -Điện ảnh Hà Nội, có hôm không mang cặp ***g cơm đành sang ăn ké bạn bè ở ĐH Thương mại. Một suất cơm chỉ có tí canh rau lõng bõng nước và đúng 20 hột lạc rang muối. Thế nên mới có chuyện vui, cánh đàn ông chuyên đi lấy phân ở nhà vệ sinh công cộng tại các trường ĐH chia làm hai phe, một phe thích vì nó không có mùi, phe kia không thích vì không bao giờ đầy hai sọt.
SV ngoại trú thì treo toòng teng cặp ***g cơm trên ghi đông xe đạp. Vào lớp để dưới gầm bàn, giờ nghỉ trưa mang xuống nhờ các bà ở bếp hâm lại cho nóng. Các bà mở cặp ***g cơm là biết ngay điều kiện gia đình. Lại còn chuyện SV đi học bằng xe buýt. Gặp hôm xe đông khách, đám SV nữ chấp nhận “sơ hở” một vài chỗ nhưng dứt khoát phải che chắn cặp ***g cơm vì nếu bị bẹp cơm canh phòi ra là mất bữa trưa. “Lính tráng có suất”, chả ai từ thiện cho mình bữa trưa.
Dùng “mỹ nhân kế” đi xe buýt
Cuối thập niên 1970, các trường ĐH Xây dựng, Kiến trúc, Sư phạm vẫn còn ở tỉnh Vĩnh Phúc nên SV Hà Nội lên trường thường chọn đi tàu chợ. Nam hay nữ đều tìm mọi cách trốn vé, trên toa nhìn thấy ông soát vé là lẩn nhanh hơn trạch. Tàu về đến gần ga Hà Nội giảm tốc độ là nhanh chóng nhảy xuống chỗ chắn tàu Cửa Nam vì vào trong ga lúc ra cửa không có vé sẽ bị phạt.
Đầu thập niên 1980, nói chung các trường ĐH đã chuyển hết cơ sở về Hà Nội và khu vực Thanh Xuân có 3 trường là Tổng hợp, Ngoại ngữ và Kiến trúc. Với SV nội trú thì không có vấn đề gì, chỉ vài bước chân là đến giảng đường nhưng với SV ngoại trú lại là một câu chuyện. Anh chàng nào có bạn gái cùng trường thì bằng mọi giá thửa bằng được chiếc xe cuốc, tháo chắn bùn cho em ngồi lên gióng, đi học như đi chơi phố. Tuy nhiên lại có SV chọn tàu điện hay xe buýt nhưng đi xe buýt là đông nhất vì ngành giao thông giảm giá vé đi tháng cho SV. Vì ít xe nên nửa tiếng mới có một chuyến, lỡ chuyến là đi học muộn nên ai cũng chen chúc cố vào bằng được.
Chuyến đi gian nan nhưng chuyến về lắm bận còn khổ hơn. Buổi trưa, tuyến Nhổn - Bờ Hồ bao giờ cũng đông mà bến Thương mại lại tập trung quá nhiều trường: Sân khấu - Điện ảnh, Thương mại, Xiếc, Múa, SV đa phần dùng vé tháng nên tài xế thấy đông là bỏ bến. Có kêu cũng chả ai giải quyết nên SV bến này đành dùng kế hạ sách nhất là “mỹ nhân kế”, cho mấy nữ SV trường múa hay sân khấu trẻ trung vờ lả lơi, thế là xe đông mấy các bác tài cũng ghé bến. Và khi xe đỗ lập tức đám SV nấp bên trong ùa ra chen nhau lên xe. Biết bị lừa nhưng các bác tài vẫn cứ đỗ, ra ai cũng thích các em trẻ đẹp, nóng bỏng.
Thời bao cấp, thời gian học ĐH là 5 năm. Giáo trình in roneo trên giấy đen xì. Có khi chữ mờ, có khi thiếu dấu nên vừa học vừa luận, ví dụ như “Nhà máy cơ khí Gia Lâm” vì không có dấu lại luận ra thành “Nhà mày có khỉ già lắm”. Thiếu thốn nhưng thời đó thầy dạy thật và trò cũng học thật, thi học kỳ rất nghiêm túc nên có ca dao:
[center]Năm năm có chín kỳ thi
Một kỳ tốt nghiệp còn gì là xuân[/center]
Năm 1985, tôi chơi với nhiều SV trường y, tưởng các bác sĩ tương lai chăm chỉ, nghiêm túc nhưng không phải vậy. Với một số môn không phải chuyên ngành lại thi vấn đáp, họ bí mật cho viên thuốc lợi tiểu vào cốc nước của các thầy, đang hỏi thầy đành xin lỗi ra ngoài. Còn SV khu vực Mai Dịch cứ thi các môn chính trị là vào nghĩa trang Mai Dịch thắp hương trên mộ các “cụ” xin các “cụ” phù hộ. Lại có SV ĐH Tổng hợp thi bị điểm 2 (có thời kỳ ĐH chấm thang điểm 5) trưa nắng mặc áo bông, đi bộ gần đến nhà thầy mới cởi áo bông nhét vô bị rồi vào nhăn nhó xin điểm, thầy thấy trò mồ hôi nhễ nhại thương tình nâng lên điểm 3.
Đăng nhập để bình luận: