Cá còi loài cá “kỳ lạ nhất hành tinh”
Cá còi được xếp vào một trong 6 loài cá “kỳ lạ nhất hành tinh”, nhưng người dân xã Đa Lộc (Thanh Hóa) lại được “lộc” trời ban khi ở đây xuất hiện rất nhiều loại cá này. Nghề săn cá còi đang là nghề mang lại thu nhập cao cho bà con ở đây.
Theo tài liệu tham khảo thì cá còi còn được gọi là cá thòi lòi, thuộc họ cá bống trắng, vừa có mang, vừa có phổi, cá còi di chuyển nhanh nhạy cả dưới nước và trên bờ. Hình thù xấu xí, con to nhất dài chỉ 20cm, chúng sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông và ở những vùng biển khu vực nhiệt đới. Những khu vực có nhiều loài cá này là Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á…
Loài cá này được người dân ven biển xã Đa Lộc phát hiện hàng chục năm nay. Mặc dù có thân hình xấu xí nhưng cá còi được đánh giá là “đặc sản”, ăn rất ngon, béo ngậy như thịt lợn. Bởi thế mà khoảng chục năm trở lại đây, nghề này cho thu nhập ổn định với giá bán đắt và luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Thương lái thường đến từng gia đình thu gom rồi chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.
[center]
Nghề "săn" cá còi cũng là nghề vô cùng vất vả[/center]
Sáng nào cũng vậy, khi thủy triều rút xuống là hàng chục phụ nữ, đàn ông ở các thôn Ninh Phú, Đông Hải, Yên Lộc, Mỹ Điền… xã Đa Lộc, lại kéo nhau ra biển để “săn” cá còi. Đồ nghề cho 1 ngày “úp mặt” ngoài bãi triều là một chiếc giỏ đeo bên mình, hoặc thêm 1 chiếc cần câu. Người dân nơi này cho biết, nghề săn cá còi không biết có từ khi nào chỉ biết rằng từ lâu, cứ lớn lên chừng 10 tuổi là con nít ở đây bắt đầu theo người lớn ra sông bắt cá còi.
Trực tiếp lội bì bõm xuống vùng triều cửa biển Hậu Lộc, được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây “thu phục” cá còi mới biết nghề này cũng cơ cực như bao nghề khác. Theo bà con thì săn cá còi có 2 cách chính là dùng tay đào “tổ” của cá hoặc để cá bò lên mặt nước đi kiếm ăn rồi dùng câu để câu. Thường thì người dân ở đây vẫn dùng cách bắt truyền thống là đào “tổ” của cá vì cách này đơn giản hơn và hiệu quả cao hơn.
“Cá còi có nhiều ở các bãi lầy thuộc cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao và lên xuống trong ngày. Loài cá này thường đào lỗ sống sâu dưới bùn như lươn, trạch. Mỗi ngày khi thủy triều rút xuống, cá còi chui ra khỏi hang đi kiếm ăn, chúng di chuyển nhanh lắm, thoát một cái là lao ngay xuống bùn nên săn cá còi cũng cực lắm. Phụ nữ ở xã tôi, ai mà làm nghề đi săn cá còi nhìn đôi bàn tay là biết, lúc nào cũng xù xì, nhợt nhạt do ngâm nước lâu. Đặc biệt các đầu ngón tay tứa máu vì đào phải đá, vỏ ngao, sò” – chị Trần Thị Thức (thôn Đông Thành) cho biết.
[center]
Loài cá này được đánh giá là "đặc sản", thơm ngon hơn thịt[/center]
Cũng theo chị Thức thì loài cá này rất đặc biệt chúng chỉ to bằng các ngón tay và dài chừng hơn 10cm, hình thù rất xấu xí với đối mắt lòi ra, đầu như cá trê với hàm răng sắc nhọn, mình giống cá quả, da màu đen và có nhiều hoa văn nhìn như những hình xăm. Loài cá này khi sống trên cạn thì hô hấp bằng phổi, dưới nước hô hấp bằng mang nên chúng sống rất lâu.
“Đi săn cá còi phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thủy triều lên xuống. Ở vùng biển Hậu Lộc này, thủy triều thường rút xuống khoảng 8 đến 9 giờ sáng, nên bà con đào, câu cá vào đúng thời điểm nóng nhất trong ngày, bởi chỉ đến khoảng 13 – 14 giờ chiều nước lại lên cao không bắt được nữa. Nghề đi bắt cá còi thường diễn ra từ tháng 12 cho đến tháng 7 âm lịch hàng năm” – ông Vũ Văn Cần (thôn Yên Lộc) chia sẻ.
Cho thu nhập “khủng”
Theo người dân địa phương thì cá còi là loài cá ăn thơm ngon, béo ngậy hơn cả thịt nên được thị trường ưa chuộng. Khoảng vài năm trở lại đây, cá còi được xuất sang Trung Quốc rất nhiều nên nghề này cũng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Đầu vụ 1 kg cá còi thương lái thu mua tới 200 – 250.000 đồng, nên nhiều gia đình có 2 vợ chồng đi bắt cá thu được bạc triệu mỗi ngày là chuyện không hiếm. Thời điểm bây giờ, người dân cho biết gần cuối mùa nên giá cá chỉ còn 100.000 đồng/kg, nhưng được cái cá lúc nào cũng “cháy hàng”, chỉ cần người dân lên đến bờ là đã có người chờ sẵn để thu mua.
Cá còi hiện nay được thương lái thu mua nhập cho các nhà hàng, khách sạn và xuất sang thị trường Trung Quốc. Theo một thương lái thì cá câu họ thu mua rồi nhập cho các nhà hàng vì loài cá này bị thường không sống lâu được, còn cá đào bắt thì họ đóng thùng xuất sang Trung Quốc. Cũng theo người này, cá còi đào được thường có giá cao hơn từ 30 - 50.000 đồng/kg so với cá câu và tùy từng thời điểm.
[center]
Người dân phấn khởi vì nghề "săn" cá còi cho thu nhập cao[/center]
Được biết, do nghề săn cá còi cho thu nhập cao, ổn định nên hiện nay cũng có rất nhiều người ở địa phương khác ngoài Đa Lộc như: Minh Lộc, Hải Lộc… cũng tham gia đi bắt cá còi. Thời điểm chính mùa bãi triều này có cả trăm người tham gia đi săn cá nên hiện nay cá còi cũng ngày một ít đi. Loài cá này sinh sản cũng nhiều, nhưng do thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên người đi săn, bắt ngày một đông. Ngoài ra vùng triều này đang bị nhiều hộ gia đình cắm cọc đổ cát để nuôi ngao nên diện tích để cho cá còi sinh sống ngày một thu hẹp.
Ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: “Nghề đào bắt cá còi là một nghề có từ rất lâu của địa phương, mặc dù không phải là nghề chính nhưng lại mang lại thu nhập cao cho người dân. Mấy năm gần đây, vùng triều ngày một thu hẹp gây khó khăn cho người dân đánh bắt cá tự do nên chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng yêu cầu các hộ nuôi ngao không được cắm cọc cách chân đê kè 500 m, giúp cho tàu bè ra vào thuận lợi và quan trọng hơn là giữ lại vùng triều để người dân có nơi đào bắt cá còi”
Nguyễn Thùy - Dân Trí
Theo tài liệu tham khảo thì cá còi còn được gọi là cá thòi lòi, thuộc họ cá bống trắng, vừa có mang, vừa có phổi, cá còi di chuyển nhanh nhạy cả dưới nước và trên bờ. Hình thù xấu xí, con to nhất dài chỉ 20cm, chúng sống chủ yếu ở vùng hạ lưu sông và ở những vùng biển khu vực nhiệt đới. Những khu vực có nhiều loài cá này là Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á…
Loài cá này được người dân ven biển xã Đa Lộc phát hiện hàng chục năm nay. Mặc dù có thân hình xấu xí nhưng cá còi được đánh giá là “đặc sản”, ăn rất ngon, béo ngậy như thịt lợn. Bởi thế mà khoảng chục năm trở lại đây, nghề này cho thu nhập ổn định với giá bán đắt và luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Thương lái thường đến từng gia đình thu gom rồi chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc.
[center]
Nghề "săn" cá còi cũng là nghề vô cùng vất vả[/center]
Sáng nào cũng vậy, khi thủy triều rút xuống là hàng chục phụ nữ, đàn ông ở các thôn Ninh Phú, Đông Hải, Yên Lộc, Mỹ Điền… xã Đa Lộc, lại kéo nhau ra biển để “săn” cá còi. Đồ nghề cho 1 ngày “úp mặt” ngoài bãi triều là một chiếc giỏ đeo bên mình, hoặc thêm 1 chiếc cần câu. Người dân nơi này cho biết, nghề săn cá còi không biết có từ khi nào chỉ biết rằng từ lâu, cứ lớn lên chừng 10 tuổi là con nít ở đây bắt đầu theo người lớn ra sông bắt cá còi.
Trực tiếp lội bì bõm xuống vùng triều cửa biển Hậu Lộc, được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây “thu phục” cá còi mới biết nghề này cũng cơ cực như bao nghề khác. Theo bà con thì săn cá còi có 2 cách chính là dùng tay đào “tổ” của cá hoặc để cá bò lên mặt nước đi kiếm ăn rồi dùng câu để câu. Thường thì người dân ở đây vẫn dùng cách bắt truyền thống là đào “tổ” của cá vì cách này đơn giản hơn và hiệu quả cao hơn.
“Cá còi có nhiều ở các bãi lầy thuộc cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao và lên xuống trong ngày. Loài cá này thường đào lỗ sống sâu dưới bùn như lươn, trạch. Mỗi ngày khi thủy triều rút xuống, cá còi chui ra khỏi hang đi kiếm ăn, chúng di chuyển nhanh lắm, thoát một cái là lao ngay xuống bùn nên săn cá còi cũng cực lắm. Phụ nữ ở xã tôi, ai mà làm nghề đi săn cá còi nhìn đôi bàn tay là biết, lúc nào cũng xù xì, nhợt nhạt do ngâm nước lâu. Đặc biệt các đầu ngón tay tứa máu vì đào phải đá, vỏ ngao, sò” – chị Trần Thị Thức (thôn Đông Thành) cho biết.
[center]
Loài cá này được đánh giá là "đặc sản", thơm ngon hơn thịt[/center]
Cũng theo chị Thức thì loài cá này rất đặc biệt chúng chỉ to bằng các ngón tay và dài chừng hơn 10cm, hình thù rất xấu xí với đối mắt lòi ra, đầu như cá trê với hàm răng sắc nhọn, mình giống cá quả, da màu đen và có nhiều hoa văn nhìn như những hình xăm. Loài cá này khi sống trên cạn thì hô hấp bằng phổi, dưới nước hô hấp bằng mang nên chúng sống rất lâu.
“Đi săn cá còi phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thủy triều lên xuống. Ở vùng biển Hậu Lộc này, thủy triều thường rút xuống khoảng 8 đến 9 giờ sáng, nên bà con đào, câu cá vào đúng thời điểm nóng nhất trong ngày, bởi chỉ đến khoảng 13 – 14 giờ chiều nước lại lên cao không bắt được nữa. Nghề đi bắt cá còi thường diễn ra từ tháng 12 cho đến tháng 7 âm lịch hàng năm” – ông Vũ Văn Cần (thôn Yên Lộc) chia sẻ.
Cho thu nhập “khủng”
Theo người dân địa phương thì cá còi là loài cá ăn thơm ngon, béo ngậy hơn cả thịt nên được thị trường ưa chuộng. Khoảng vài năm trở lại đây, cá còi được xuất sang Trung Quốc rất nhiều nên nghề này cũng mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Đầu vụ 1 kg cá còi thương lái thu mua tới 200 – 250.000 đồng, nên nhiều gia đình có 2 vợ chồng đi bắt cá thu được bạc triệu mỗi ngày là chuyện không hiếm. Thời điểm bây giờ, người dân cho biết gần cuối mùa nên giá cá chỉ còn 100.000 đồng/kg, nhưng được cái cá lúc nào cũng “cháy hàng”, chỉ cần người dân lên đến bờ là đã có người chờ sẵn để thu mua.
Cá còi hiện nay được thương lái thu mua nhập cho các nhà hàng, khách sạn và xuất sang thị trường Trung Quốc. Theo một thương lái thì cá câu họ thu mua rồi nhập cho các nhà hàng vì loài cá này bị thường không sống lâu được, còn cá đào bắt thì họ đóng thùng xuất sang Trung Quốc. Cũng theo người này, cá còi đào được thường có giá cao hơn từ 30 - 50.000 đồng/kg so với cá câu và tùy từng thời điểm.
[center]
Người dân phấn khởi vì nghề "săn" cá còi cho thu nhập cao[/center]
Được biết, do nghề săn cá còi cho thu nhập cao, ổn định nên hiện nay cũng có rất nhiều người ở địa phương khác ngoài Đa Lộc như: Minh Lộc, Hải Lộc… cũng tham gia đi bắt cá còi. Thời điểm chính mùa bãi triều này có cả trăm người tham gia đi săn cá nên hiện nay cá còi cũng ngày một ít đi. Loài cá này sinh sản cũng nhiều, nhưng do thị trường Trung Quốc ưa chuộng nên người đi săn, bắt ngày một đông. Ngoài ra vùng triều này đang bị nhiều hộ gia đình cắm cọc đổ cát để nuôi ngao nên diện tích để cho cá còi sinh sống ngày một thu hẹp.
Ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: “Nghề đào bắt cá còi là một nghề có từ rất lâu của địa phương, mặc dù không phải là nghề chính nhưng lại mang lại thu nhập cao cho người dân. Mấy năm gần đây, vùng triều ngày một thu hẹp gây khó khăn cho người dân đánh bắt cá tự do nên chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng yêu cầu các hộ nuôi ngao không được cắm cọc cách chân đê kè 500 m, giúp cho tàu bè ra vào thuận lợi và quan trọng hơn là giữ lại vùng triều để người dân có nơi đào bắt cá còi”
Nguyễn Thùy - Dân Trí
Đăng nhập để bình luận: