Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 25/12/2014
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý…
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

[red]1. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
đúc đồng phước kiềuLàng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) là làng nghề truyền thống lâu đời nhất của tỉnh Quảng Nam. Hơn 400 năm qua, những thế hệ nghệ nhân của làng nghề không những giữ được nghề mà còn đưa các sản phẩm vươn ra thế giới.
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .

[red]2. Nghề làm đèn ***g Hội An[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
đèn lông hội anPhố cổ Hội An cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống rất đáng tự hào như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… nhưng làm nên dấu ấn độc đáo của khu đô thị cổ chính là nghề làm đèn ***g ở Hội An. Nghề làm đèn ***g Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.

[red]3. Làng Lụa Duy Trinh[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Làng lụa Duy Trinh nổi tiếng không kém những vùng khác. Trong lịch sử, ở thời điểm hưng thịnh của ngành trồng dâu, nuôi tằm tại địa phương, diện tích dâu lên đến 160ha và gần 200 hộ gia đình tham gia nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và dệt vải. Đến thăm làng nghề, du khách sẽ được tận mắt quan sát các công đoạn và thao tác để tạo ra những dải lụa mềm mại nổi tiếng.

[red]4. Làng Chiếu Bàn Thạch[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.

[red]5. Làng Trống Lâm Yên[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Khởi thuỷ về một làng nghề này thì không ai nhớ là nghề làm trống ở Lâm Yên có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội:” Cử chinh cổ” người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên…thường nhắc đến câu ca:” Trống Lâm Yên– Chiêng Phước Kiều“.Đa phần các hộ làm trống ở Ấp Nam hiện nay là người họ Phan. Chỉ cần nhắc đến dòng họ này, người dân nơi đây liền liên tưởng ngay đến những người suốt ngày “khoai chiêng, gõ trống”, làm nên thứ âm thanh đặc trưng không thể lẫn so với những làng quê khác.

[red]6. Làng Gốm Thanh Hà[/red]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
[center]Khám phá 6 làng nghề truyền thống đặc trưng của tỉnh Quảng Nam [/center]
Du khách đến phố cổ Hội An thường thấy các bà các chị hàng rong bày bán những con thổi hay những quà lưu niệm khác được chế tác từ đất nung. Đó chính là những món quà từ làng gốm Thanh Hà – làng gốm có hơn 500 tuổi ở Hội An.

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan


Về tác giả
vũ hồng hoa
Tác giả chưa tạo trang cá nhân !!!
Gửi tin nhắn