Tới tháng (có kinh, ngày đèn đỏ) nên ăn gì, kiêng gì?

Ngày đăng: 25/12/2014

Một số thực phẩm có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt, trong khi một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, tìm hiểu thông tin tới tháng nên ăn gì và kiêng gì để có chế độ bổ sung phù hợp.

Có khoảng 90% các cá nhân gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt như:

  1. Đau bụng kinh
  2. Đau lưng dưới
  3. Mệt mỏi
  4. Thay đổi tâm trạng
  5. Đầy hơi chướng bụng
  6. Táo bón hoặc tiêu chảy
  7. Đau đầu
  8. Ngực mềm hoặc đau ngực
  9. Nổi mụn

Một số số loại thực phẩm cụ thể được cho là có thể cải thiện và giảm bớt các triệu chứng nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm khác có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu có các triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm và tránh sử dụng một số thực phẩm để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tới tháng nên ăn gì?
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể cải thiện khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

1.Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là điều quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Giữ nước trong cơ thể có thể hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng mất nước và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến mất nước trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, uống đủ lượng nước cần thiết cũng có thể giúp cơ thể giữ nước và hạn chế đầy hơi.

2. Trái cây
Các loại trái cây giữ nước như dưa hấu là một loại trái cây phù hợp để giữ nước trong chu kỳ kinh nguyệt. Các loại trái cây có thể cải thiện tình trạng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

Tới tháng (có kinh, ngày đèn đỏ) nên ăn gì, kiêng gì?

Cam: Cam chứa nhiều canxi, vitamin D có thể cải thiện cảm giác chán nản, lo lắng và điều chỉnh tâm trạng ở phụ nữ tới tháng. Ngoài ra, hàm lượng canxi cao được cho là có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh và hỗ trợ làm giãn cơ.
Chuối: Chuối có thể cải thiện tâm trạng nhờ vào lượng vitamin B6 hàm lượng cao. Bên cạnh đó, chuối cũng giàu kali, magie, có thể hạn chế tình trạng tích trữ nước ở bụng và cải thiện tình trạng đầy hơi. Chuối cũng hỗ trợ điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và cải thiện rối loạn tiêu hóa trong chu kỳ kinh nguyệt.
Dưa hấu: Dưa hấu là trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung đường tự nhiên và giúp cơ thể chống lại tình trạng yếu đuối, mệt mỏi. Bên cạnh đó, lượng đường tự nhiên trong dưa hấu, mận, sung và các loại quả mọng khác có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi.
3. Rau xanh
Bổ sung rau xanh trong thời gian tới tháng có thể bổ sung lượng sắt bị mất, đặc biệt là ở người có dòng chảy kinh nguyệt nặng hoặc bị rong kinh. Sử dụng một số loại rau xanh có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau cơ bắp và chóng mặt.

Các loại rau phù hợp bổ sung trong ngày đèn đỏ bao gồm:

Rau bina: Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ sắt có thể giảm xuống, gây thiết chất sắt và mệt mỏi nói chung. Do đó, bổ sung rau bina, cải xoăn và các loại rau màu xanh đậm có thể hỗ trợ bổ sung sắt cho cơ thể.
Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, magie, kali, canxi, vitamin A, C, B6 và E trong bông cải xanh cũng có thể tăng cường tâm trạng, chống mệt mỏi và trầm cảm.
4. Gừng
Gừng có tác dụng chống viêm và làm dịu các cơ bắp đang đau nhức. Do đó, sử dụng một cốc trà gừng ấm có thể cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh đó, sử dụng gừng cũng có thể giảm buồn nôn.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều gừng. Tiêu thụ nhiều hơn 4 gram mỗi ngày có thể dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày và gây đau dạ dày.

5. Một số loại cá
Một số loại các rất giàu chất sắt, protein và axit béo omega 3. Do đó, bổ sung cá vào chế độ ăn uống có thể hạn chế tình trạng mất sắt trong chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Các loại cá có thể cải thiện các cơn đau khi tới tháng có thể bao gồm:

  1. Cá hồi
  2. Cá ngừ
  3. Cá mòi

Ngoài ra, bổ sung axit béo omega 3 cũng có thể cải thiện tâm trạng và tình trạng trầm cảm liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

6. Chocolate
Chocolate đen là món ăn nhẹ, ngon và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Chocolate giàu chất sắt, magie, trong 100 gram chocolate có chứa khoảng 70 – 85% lượng sắt và 58% lượng magie khuyến nghị hàng ngày.

Nhiều nhiều cứu cho biết magie có thể cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt và giúp phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn trong chu kỳ kinh.

Tới tháng (có kinh, ngày đèn đỏ) nên ăn gì, kiêng gì?

7. Dầu hạt lanh
Theo các nghiên cứu, cứ 15 ml dầu hạt lạnh có thể chứa 7.195 miligam axit béo Omega 3. Omega 3 được cho là có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh hoặc làm giảm đáng kể cường độ các cơn đau.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho biết tiêu thụ dầu hạt lạnh có thể làm dịu con táo bón, một triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tác dụng của dầu hạt lanh đối với hệ thống tiêu hóa cần được nghiên cứu và làm rõ thêm.

8. Sữa chua
Nhiều phụ nữ có thể bị nhiễm trùng nấm men trong thời kỳ đèn đỏ hoặc sau chu kỳ. Do đó, những người thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo có thể sử dụng sữa chua hoặc các sản phẩm sinh học tương tự như sữa chua để nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong âm đạo và chống lại nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, các loại sữa chua cũng giàu magie và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như canxi, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

9. Đậu phụ
Đậu phụ là một nguồn protein phổ biến cho người ăn chay và người thuần chay. Đậu phụ được làm từ đậu nành, do đó đậu phụ rất giàu chất sắt, magie, canxi và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả.

Ngày đèn đỏ cần kiêng gì?
Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm đều không gây ảnh hưởng đến ngày đèn đỏ ở mức độ vừa phải, tuy nhiên nếu bạn muốn tránh các cơn đau, khó chịu và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác, bạn nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm. Cụ thể, các loại thức ăn cần hạn chế sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

1. Muối
Tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng tích trữ nước trong cơ thể và gây đầy hơi. Để cải thiện tình trạng này, phụ nữ đến tháng nên sử dụng ít muối trong thức ăn và tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao.

2. Đường
Đường có thể tiêu thụ một cách điều độ. Nhưng sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến sự tăng năng lượng đột ngột và kích thích các cơn đau bụng kinh nguyệt. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều đường cũng có thể gây thay đổi tâm trạng, dẫn đến cảm giác ủ rũ, chán nản, lo lắng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Vì vậy, điều chỉnh lượng đường phù hợp có thể cải thiện tâm trạng và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung đường từ các loại trái cây ngọt tự nhiên.

3. Cà phê
Caffeine có thể gây giữ nước và đầy hơi. Điều này có thể khiến các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ đau đầu. Tuy nhiên với những người thường xuyên uống cà phê, việc cắt giảm caffeine cũng có thể gây đau đầu. Do đó, không nên cắt bỏ hoàn toàn thay vào đó chỉ nên sử dụng 1 tách mỗi ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, cà phê cũng được cho là dẫn đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Do đó, nếu bạn có xu hướng tiêu chảy trong chu kỳ, việc giảm lượng cà phê có thể ngăn ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy.

4. Rượu
Việc sử dụng rượu có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực trong cơ thể và khiến các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, rượu có thể gây mất nước, dẫn đến đau đầu và đầy hơi. Ngoài ra, rượu cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và buồn nôn.

Ngoài ra, tiêu thụ rượu, bia và các chất cồn trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến các triệu chứng khác như:

Đau đầu

  1. Buồn nôn
  2. Nôn
  3. Tiêu chảy
  4. Mệt mỏi

5. Thực phẩm cay
Các loại thực phẩm cay có thể gây khó chịu cho dạ dày, tăng nguy cơ tiêu chảy, đau dạ dày và buồn nôn. Trong chu kỳ kinh nguyệt, dạ dày đặc biệt nhạy cảm và không thể tiêu hóa các loại thức ăn cay nóng.

Do đó, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng trong chu kỳ kinh nguyệt.

6. Thịt đỏ
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tạo ra hormone prostaglandins. Các hợp chất này có thể giúp nội mạc tử cung co lại, thoát ra khỏi niêm mạc tử cung và hình thành dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên ở nồng độ cao, prostaglandins có thể dẫn đến các cơn chuột rút ở bụng và đau bụng kinh.

Thịt đỏ chứa nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều prostaglandins. Do đó, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng để cải thiện các cơn đau bụng kinh.

7. Thực phẩm không dung nạp tốt
Nếu nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thực phẩm nhất định nào đó, bạn nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng các loại thực phẩm không dung nạp có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể khiến các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn.

Một số lưu ý trong ngày đèn đỏ
Tìm hiểu thông tin tới tháng nên ăn gì và kiêng gì không phải là cách duy nhất để cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh đó, phụ nữ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện các triệu chứng khác như:

  • Tập thể dục cường độ nhẹ như yoga hoặc đi bộ ngắn có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh.
  • Chườm nóng bằng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng có thể làm dịu các cơn đau ở bụng và lưng.
  • Xoa bóp, massage ở bụng dưới và lưng có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh.
  • Thuốc theo toa như Ibuprofen có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng kinh.

Một số loại thực phẩm có thể sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt để cải thiện các triệu chứng. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt có thể cải thiện các cơn đau và hạn chế tình trạng mất máu. Đối với những người có các triệu chứng nghiêm trọng trong chu kỳ kinh nguyệt nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan