Dạo quanh làng tơ Cổ Chất, Nam Định
[center]Nam Định có bến đò Chè – Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.[/center]
Câu ca đưa ta về với làng nghề Cổ Chất, Nằm bên dòng sông Ninh thơ mộng làng nghề dệt Cổ Chất nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đến nơi đây bạn sẽ có được cảm giác yên ả của một vùng quê và khám phá nhiều điều mới mẻ.
Làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm.
‘Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ’, ca dao tục ngữ từ trong tâm thức bao người nhưng mấy ai được tận mắt nhìn thấy quy trình từ kén tằm kéo ra tơ. Nhưng chỉ một ngày ngắn ngủi dạo qua làng tơ Cổ Chất, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh làng quê thanh bình mà còn được biết các công đoạn của quá trình làm tơ ra sao.
[center] [/center]
Đi dạo một vòng quanh làng, bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh thanh bình của làng quê, với dòng sông, bến nước, những ngôi nhà mái ngói rêu phong cổ kính và sự thân thiện, mến khách của người dân trong làng.
[center] [/center]
Người dân trong làng rất thân thiện, họ sẵn lòng trò chuyện với du khách khi đến thăm làng nghề, về những trăn trở với làng nghề. Họ giới thiệu nhiệt tình các công đoạn làm ra sợi tơ và làm việc tự nhiên trước ống kính máy ảnh.
[center] [/center]
Người dân còn giới thiệu với du khách đến từng nhà cụ thể để có được những tấm hình, những hoạt động điển hình của làng nghề để tác nghiệp. Họ quan niệm, hình ảnh của làng nghề được đưa ra cộng đồng cũng là một hình thức tuyên truyền về vẻ đẹp của nghề thủ công lâu đời, không ngại những ý kiến phản biện, ý kiến đóng góp xây dựng cho làng nghề ngày một phát triển hơn.
[center] [/center]
Trong những xưởng kéo tơ, người thợ làm việc trong màn khói bốc lên nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Tằm trưởng thành nhả tơ tạo thành kén, khoảng 20 đến 25 ngày sau kén tằm được mang đi kéo sợi.
[center] [/center]
Người ta đổ nong kén tằm vào nước và đun cho nước sôi lên rồi tiếp tục đổ cả nồi nước sôi có kén tằm trong đó vào một hũ nước để bắt đầu công đoạn kéo tơ.
[center] [/center]
Máy quay rè rè, nước bốc khói nghi ngút, vòng kéo chạy chầm chậm và từng sợ tơ vàng hoặc trắng được quấn quanh khung. Đây mới chỉ là công đoạn đầu tiên gọi là kéo tơ. Kéo tơ xong người thợ còn phải chỉnh tơ: Nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ. Sau đó những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng. Từ những bó tơ này, thương lái khắp nơi đến thu mua để dệt thành lụa.
[center] [/center]
Các sản phẩm tơ của làng Cổ Chất tuy nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt và độ bền đẹp nhưng ngày nay làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một nhiều. Mặc dù nghề làm tơ cũng đem lại thu nhập khá ổn cho người thợ làm nghề nhưng những người trẻ trong làng dường như không còn ai theo nghề.
[center]
[/center]
Người dân ở đây chia sẻ rằng nguyên nhân có thể là do người trẻ đi học, họ mong muốn được làm những nghề sạch sẽ, muốn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền nhiều hơn, muốn có địa vị trong xã hội trong khi nếu theo nghề thì thu nhập dù ổn nhưng chi tiêu hàng ngày là hết, những khoản tích lũy có nhưng không nhiều.
Bên cạnh đó, làm nghề này phải chấp nhận sự vất vả khi phải ngồi bên cạnh lò than nóng rực, bốc hơi nghi ngút, ai cũng phải mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Quá trình làm còn phải trải qua những công đoạn tiếp xúc nhiều với con tằm nhộng, những phần da biểu bì hữu cơ của tằm nhộng đôi khi khiến cho chân tay luôn nhớp nháp.
Đến với Cổ Chất, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người già, phụ nữ miệt mài với những công đoạn làm nghề. Những bó tơ vàng óng ánh giăng đầy khắp nơi, trong sân, ngoài ngõ, trên tường rào, óng ánh sắc vàng.
Theo: Cải Chíp – Congluan
Câu ca đưa ta về với làng nghề Cổ Chất, Nằm bên dòng sông Ninh thơ mộng làng nghề dệt Cổ Chất nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đến nơi đây bạn sẽ có được cảm giác yên ả của một vùng quê và khám phá nhiều điều mới mẻ.
Làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh nằm cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm.
‘Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ’, ca dao tục ngữ từ trong tâm thức bao người nhưng mấy ai được tận mắt nhìn thấy quy trình từ kén tằm kéo ra tơ. Nhưng chỉ một ngày ngắn ngủi dạo qua làng tơ Cổ Chất, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh làng quê thanh bình mà còn được biết các công đoạn của quá trình làm tơ ra sao.
[center] [/center]
Đi dạo một vòng quanh làng, bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh thanh bình của làng quê, với dòng sông, bến nước, những ngôi nhà mái ngói rêu phong cổ kính và sự thân thiện, mến khách của người dân trong làng.
[center] [/center]
Người dân trong làng rất thân thiện, họ sẵn lòng trò chuyện với du khách khi đến thăm làng nghề, về những trăn trở với làng nghề. Họ giới thiệu nhiệt tình các công đoạn làm ra sợi tơ và làm việc tự nhiên trước ống kính máy ảnh.
[center] [/center]
Người dân còn giới thiệu với du khách đến từng nhà cụ thể để có được những tấm hình, những hoạt động điển hình của làng nghề để tác nghiệp. Họ quan niệm, hình ảnh của làng nghề được đưa ra cộng đồng cũng là một hình thức tuyên truyền về vẻ đẹp của nghề thủ công lâu đời, không ngại những ý kiến phản biện, ý kiến đóng góp xây dựng cho làng nghề ngày một phát triển hơn.
[center] [/center]
Trong những xưởng kéo tơ, người thợ làm việc trong màn khói bốc lên nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Tằm trưởng thành nhả tơ tạo thành kén, khoảng 20 đến 25 ngày sau kén tằm được mang đi kéo sợi.
[center] [/center]
Người ta đổ nong kén tằm vào nước và đun cho nước sôi lên rồi tiếp tục đổ cả nồi nước sôi có kén tằm trong đó vào một hũ nước để bắt đầu công đoạn kéo tơ.
[center] [/center]
Máy quay rè rè, nước bốc khói nghi ngút, vòng kéo chạy chầm chậm và từng sợ tơ vàng hoặc trắng được quấn quanh khung. Đây mới chỉ là công đoạn đầu tiên gọi là kéo tơ. Kéo tơ xong người thợ còn phải chỉnh tơ: Nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ. Sau đó những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng. Từ những bó tơ này, thương lái khắp nơi đến thu mua để dệt thành lụa.
[center] [/center]
Các sản phẩm tơ của làng Cổ Chất tuy nổi tiếng khắp nơi bởi chất lượng tốt và độ bền đẹp nhưng ngày nay làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một nhiều. Mặc dù nghề làm tơ cũng đem lại thu nhập khá ổn cho người thợ làm nghề nhưng những người trẻ trong làng dường như không còn ai theo nghề.
[center]
[/center]
Người dân ở đây chia sẻ rằng nguyên nhân có thể là do người trẻ đi học, họ mong muốn được làm những nghề sạch sẽ, muốn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền nhiều hơn, muốn có địa vị trong xã hội trong khi nếu theo nghề thì thu nhập dù ổn nhưng chi tiêu hàng ngày là hết, những khoản tích lũy có nhưng không nhiều.
Bên cạnh đó, làm nghề này phải chấp nhận sự vất vả khi phải ngồi bên cạnh lò than nóng rực, bốc hơi nghi ngút, ai cũng phải mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Quá trình làm còn phải trải qua những công đoạn tiếp xúc nhiều với con tằm nhộng, những phần da biểu bì hữu cơ của tằm nhộng đôi khi khiến cho chân tay luôn nhớp nháp.
Đến với Cổ Chất, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người già, phụ nữ miệt mài với những công đoạn làm nghề. Những bó tơ vàng óng ánh giăng đầy khắp nơi, trong sân, ngoài ngõ, trên tường rào, óng ánh sắc vàng.
Theo: Cải Chíp – Congluan
Đăng nhập để bình luận: