Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội

Ngày đăng: 25/12/2012

Không khí rộn ràng của ngày Tết đang len lỏi trong từng góc phố Hà Nội. Ngày nay nhắc đến Tết người ta nghĩ đến những chuyến du lịch dài ngày, những bộ đồ mới xúng xính chơi xuân. Ít ai biết rằng người Hà Nội đã từng có những cái Tết gắn liền với hình ảnh ông đồ già, câu đối đỏ, bánh chưng, tép pháo cùng với tấm vải lụa hiếm hoi để may đồ. Tết xưa tuy thiếu thốn nhưng ấm áp hơn, trọn vẹn hơn.
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Có người đã từng nói “Trẻ em thời nay thiệt thòi trăm thứ”, sự thiệt thòi này không phải là thiếu thốn về vật chất mà chính là vì sự mai một của những giá trị tinh thần mà trẻ em thời nay không thể cảm nhận được. Tết đến nhà nhà người người ai cũng muốn sắm cho gia đình mình những thứ tốt nhất, đẹp nhất với hi vọng năm mới lúc nào cũng đủ đầy. Cũng là bánh chưng, là cây mai cành đào, là bộ đồ mới diện tết nhưng Tết xưa và Tết nay đã khác nhau rất nhiều.
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Thú chơi hoa ngày Tết của người Việt từ xưa đến nay vẫn không hề giảm “nhiệt”. Cứ đến ngày Tết nhất định phải có hoa ở trong nhà, đặc biệt là hoa đào, hoa mai. Ngày xưa, 1 tháng trước Tết các gia đình rủ nhau đi tìm các giống cây tốt để về trồng, háo hức chờ đợi, chăm sóc, “canh me” xem hoa có nở đúng vào mồng một Tết hay không?

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội


Cảm giác thích thú ngắm nhìn những chồi non lộc biếc do công mình chăm sóc khoe sắc trong ngày Tết giờ khó có thể tìm lại, bởi người dân ngày nay cứ đến những ngày giáp Tết lại đổ xô ra các chợ hoa như Nhật Tân, Hàng Lược… để mua về cho mình những cành hoa đủ màu sắc, chủng loại theo ý thích.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội


Chính ra những ngày giáp Tết mới chính là khoảng thời gian vui nhất, có không khí Tết nhất. Trong quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết phải ăn no mặc đẹp thì cả năm đó mới có thể ấm no, đầy đủ, vậy nên, ai ai cũng cật lực làm việc chỉ để mong đến Tết được tiêu pha “xả láng”. Trẻ con ngày xưa háo hức biết bao khi cả năm mới có được bộ đồ mới, mới có bánh kẹo, mứt để ăn thỏa thê, lâu lắm mới được ăn những bữa ăn thịnh soạn có đủ cơm, thịt mỡ.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Công cuộc chuẩn bị Tết của người xưa cũng vất vả hơn nhưng ấm áp và ý nghĩa hơn nhiều. Dù bận rộn đến mấy nhưng hình ảnh gói bánh chưng, ngồi canh lửa nấu bánh cùng với hàng trăm câu chuyện phiếm trên đời, tiếng cười rôm rả của những đứa trẻ lần đầu được tham gia gói bánh…không bao giờ thiếu trong những ngày giáp Tết.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên phong tục gói bánh chưng ngày Tết không còn phổ biến nữa, người ta thường chọn mua bánh chưng sẵn, thậm chí thuê dịch vụ bày mâm cỗ, xếp mâm ngũ quả để đón giao thừa.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội


Đối với người Hà Nội xưa, Tết chính là dịp để cả gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau. Dân gian ta có câu “Mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy” cũng là một cách đề cao các giá trị truyền thống, đề cao công nuôi dưỡng dạy dỗ của các bậc sinh thành, giúp con cháu luôn hướng về nguồn cội. Đêm giao thừa cả gia đình ngồi quây quần bên nhau chờ đợi đến khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng để cúng lễ, rồi lần lượt chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, mong muốn năm mới bình an, may mắn, nhận những tờ tiền lì xì tuy ít nhưng mang đầy ý nghĩa.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Và dĩ nhiên đêm giao thừa thì không thể thiếu tiếng pháo nổ đì đùng ngoài cửa, những tép pháo kêu to như tiếng cười đùa reo vang khắp mọi con phố, với mong muốn xua đuổi tà ma, những điều kém may mắn của năm cũ, chào đón năm mới ngập tràn niềm vui. Có nhiều nhà còn rủ nhau “thi pháo”, xem pháo nhà ai kêu to hơn, lâu hơn, những cuộc thi đấu như vậy luôn thu hút rất đông người đến xem cùng với tiếng reo hò rộn rã.

Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Tuy nhiên, do ngày nay việc đốt pháo đã bị cấm nên bây giờ đến Tết chỉ có thể ngắm pháo hoa mà thôi. Cũng chính vì vậy mà đêm giao thừa mọi người đổ xô ra đường, tập kết ở Bờ Hồ để ngắm pháo chứ ít ai ngồi quây quần ở nhà như xưa.
[center]Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội[/center]
Người Hà Nội rất chú trọng về đời sống tâm linh, vậy nên sáng mồng 1 luôn là thời gian để các gia đình đến thăm ông bà, cha mẹ và đi lễ chùa cầu may. Đi chùa đầu năm đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung, của người Hà Nội nói riêng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải là đa số nhưng nhiều gia đình lại xem Tết như một dịp nghỉ lễ, là cơ hội để đi du lịch xa mà ngày thường không có cơ hội.
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Tìm lại miền kí ức Tết xưa của người Hà Nội
Cuộc sống bận rộn, con người bị cuốn theo guồng quay của công việc khiến cho cả ngày lễ Tết đang mất dần đi những ý nghĩa, giá trị truyền thống tốt đẹp. Dù không thể so sánh Tết thời nào vui hơn nhưng có thể thấy Tết xưa tuy thiếu thốn nhưng ấm áp và tràn đầy yêu thương.

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan