Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay

Ngày đăng: 25/12/2014

Gió đưa cây cải về trời



Sự tích của câu ca dao :

[center]Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.[/center]

Câu sau lẽ ra phải là :
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
Nhưng cò lẽ vì dân gian đọc trại sau này ra thành chữ lời …

Nếu hiểu hai câu này một cách đơn giản mộc mạc là câu chuyện nói về một người chết đi để cho người còn sống ở lại phải chịu lời đay nghiến chi chiết, thí dụ như là chuyuện ngày xưa có ông chồng kia có hai người vợ lẽ. Rồi vì tranh cãi sao đó mà một người phải qua đời (Cây cải về trời) và người còn sống ở lại thì phải chịu lời chì chiết của ông chồng (chịu lời đắng cay) v.v... thì có lẽ không đúng.

Theo sự tích lịch sử dân gian thì hai câu này có xuất xứ ở tại vùng Quảng Trị & Thừa Thiên.

Sự tích như sau:

Vào thời vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), lúc ấy nhà Lê đã đến kỳ tàn mạt, cho nên giặc giã nổi lên khắp nơi. Ba anh em nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dấy quân tại vùng Bình Định (1775) và thành lập nhà Tây Sơn, chiếm đóng đàng trong (ngoài Bắc) và đánh đuổi Nguyễn Ánh phải bỏ chạy vào Nam, rồi lại phải chạy ra Côn Đảo (Pulau Condor). Lúc ấy, Nguyễn Ánh thua đến thất điên bát đảo nhiều trận, quân sĩ tan rã gần hết.

Thế cùng lực tận Nguyễn Ánh xin với giám mục Bá Đa Lộc (Pignau De Behaine) đem con trai của ông là Hội An, tên tục là Cải, làm con tin, mang theo về Pháp để xin viện binh đánh Tây Sơn (… cõng rắn cắn gà nhà nhiều lần với Pháp không xong, sau này Nguyễn Ánh lại thông với quân Xiêm, cõng rắn về nhà. Bị vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) , đóng cọc lòng sông và dùng hoả công đánh vỡ tan chiến thuyền Xiêm, máu chảy đỏ cả dòng sông, thây chất thối sông. Việc này xảy ra trước việc Hoàng tử Cảnh.

Khi đó, mẹ của Hội An (tức Cải) là bà Phi Yến, tên tục là Răm là một người trung liệt bèn căn ngăn rằng: - Việc đánh nhau với Tây Sơn là việc trong nước, chỉ nên chiêu mộ quân lính đánh lại. Chớ nên rước người ngoại quốc cõng rắn cắn gà nhà, sau này sẽ gây tai họa, ngoài ra còn sẽ bị dân chúng chê cười.

Nguyễn Ánh chẳng những không nghe, mà còn nổi giận, cho rằng bà Phi Yến thông đồng với Tây Sơn, trong lúc nổi giận, thét quân lính mang bà ra chém. Các cận thần phải xúm lại can xin, Nguyễn Ánh mới nguôi ngoai và sai mang bà Phi Yến giam vào hang đá, chờ sau này dẹp xong Tây Sơn sẽ xét tội.
Khi bị đem đi giam, bà Phi Yến chỉ đem theo ít lương khô, chỉ đủ ăn trong mươi ngày thôi.

Vài ngày sau, đại quân Tây Sơn kéo tới đánh. Nguyễn Ánh cực chẳng đã đành phải mang gia quyến và một ít tàn binh lên thuyền chạy ra Phú Quốc rồi sau lại chạy ra Côn đảo.

Khi lên thuyền, cậu Cải Hội An đòi ra hang đá mang mẹ theo cho được, nếu không thì cậu nhất định xuống thuyền ở lại với mẹ.

Nguyễn Ánh giận dữ, cho rằng con trai mình cũng là dòng phản phúc, theo mẹ mà thông đồng với giặc, bèn ném cậu xuống biển, mà nói: - Mày muốn phản tao, thì xuống biển mà theo mẹ mày.

Vì vậy, cậu Cải Hội An chết đuối. Dân làng thấy vậy bèn vớt xác cậu vào bờ, đem chôn cất tử tế.

Do đó dân làng mới làm câu ca dao:
Gió đưa cây Cải về trời,
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay.

Hai câu muốn than van cho bà Phi Yến. Cậu Cải Hội An chết tức tửi, mẹ cậu là bà Phi Yến tức Răm còn sống. Chịu đời đắng cay, cô quạnh, con chết, chồng bỏ. Làm thân phận đàn bà có hai nỗi khổ lớn nhất trong đời: con chết, chồng bỏ.

Bà Phi Yến gặp cả hai cảnh ngộ khổ đau này.
Khi con chết, chồng bỏ, bà có làm bài thơ oán than cho số mệnh như sau:

Đốt nén hương thề lạy hóa công,
Vì can mắc tội tiếng thông đồng.
Ngai vàng một thuở ngồi chưa vững,
Hang đá nghìn năm lệ nhỏ hồng.
Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp,
Nồi da xáo thịt thỏa tình ông.
Sầu sông thảm núi hờn hoa cỏ
Con hỡi hồn con, chồng hỡi chồng.

Khi bà mất, dân làng đồn là vào những đêm mưa to gió lớn, họ nghe vọng từ trên trời xuống tiếng hai mẹ con khóc than vì số phận đắng cay của họ.

Sau này, dân làng tin là hai mẹ con bà hiển thánh, thường hay cứu độ dân và lập đền thờ cả hai mẹ con trong vùng.
Rồi truyền tụng ca dao và trại thành ra lời đắng cay …

Tuy nhiên, câu chuyện vẫn là một sự tích, cho dù là lịch sử, và như vậy chưa chắc là đúng hẳn hoàn toàn.



Có bản khác giải thích như sau:

Ông Bút Chì ở tòa soạn đã giải thích (Làng Văn 26, trang 94), tôi xin đi sâu vào chi tiết hơn nữa:

Sách Việt Nam Phong Sử của Nguyễn Văn Mại (tủ sách Cổ Văn, phủ Văn Hóa, Sài Gòn 1972, trang 126), do Tạ Quang Phát phiên dịch, ghi như sau:

Gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.



Thơ phong sử này thuộc tỷ. Cải rau cải có thể làm dưa, tháng mùa đông bắt đầu gieo hột mà trồng. Trời, thiên triều, triều nhà Thanh bên Tàu. Nước ta trải các đời đều chịu triều đình Trung Quốc phong cho, cho nên gọi Trung Quốc là thiên triều. Răm, thứ rau có vị cay, mọc ở chỗ đất thấp. Theo Sử ký, Nguyễn Thị Kim, người ở làng Tỳ Bà, huyện Lương Tài, là cung phi của vua Lê Mẫn Đế.

Lúc ấy quân Tây Sơn chiếm cứ thành Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái Hậu với cung phi chạy lên Cao Bằng, nếm mọi nỗi đắng cay.

Đến khi vua Chiêu Thống sai người sang cầu cứu với nhà Thanh thì trước hết bí mật khiến người hộ tống Thái Hậu và Nguyên Tử (con trai trưởng của vua) đi sang Tàu.

Còn Cung Phi Nguyễn Thị Kim đi theo không kịp, phải buồn hận trở về, âm thầm ẩn tránh trong dân gian lo việc làm ruộng nuôi tằm, dệt vải để sống bằng sức lực của mình.

Ngày xưa sống với phấn sáp cung trang, ngày nay nàng trở thành người đàn bà quê với áo vải hoa gai, vua thì chạy đi, nước thì tan mất, nỗi đắng cay không xiết được, cho nên làm thơ phong dao để tự ví mình.


Cải, là thứ rau có vị đắng, ví với Thái Hậu

Rau răm cũng có vị đắng, ví với Cung Phi



“Ý nói là Thái Hậu đi xa sang Thiên Triều chưa biết kham khổ ra sao. Một mình Cung Phi ở lại trong đất giặc chiếm đóng phải chịu những nỗi cay đắng ấy. Đấy cũng là lời than thở.

“Về sau vua Chiêu Thống ở Yên Kinh bị bịnh mà chết.

Sau khi lấy được nước và định quốc đô, Triều Nguyễn ta xin nhà Thanh đưa linh cữu vua Lê Chiêu Thống về nước.

Cung Phi Nguyễn Thị Kim đến trước linh cữu lạy khóc rồi uống thuốc độc mà chết. Thương thay! Trung thần liệt nữ từ xưa đều thế” (trích dẫn nguyên văn).



Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan