Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang

Ngày đăng: 25/12/2012
Bún cá Kiên Giang

Thành phần không thể thiếu trong món này đó là cá nhưng phải là cá lóc đồng. Bộ lòng cá được làm sạch để mang đi nấu nước lèo, còn thịt cá sau khi chín, rỉa hết xương thì được tách ra từng miếng và được xào sơ qua để khi ăn không bị tanh. Ngoài cá ra thì thêm ít tôm nữa mới đủ làm nên món bún cá.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Do đặc thù vùng sông nước nên tôm ở đây là tôm thẻ, to và thịt ngon hơn chứ không dùng tôm khô như thường thấy ở các quán trên Sài Gòn.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Quan trọng nhất đối với các món dùng nước phải nói tới nước lèo, ngoài dùng cá nấu được nói ở trên thì nước dùng có thêm xương ống heo và một tí gia vị nêm nếm cho đậm đà. Giá, rau răm, rau diếp cá, rau thơm, nước mắm ớt cũng là những thứ ăn kèm không thể thiếu.

Bánh canh ghẹ chả

Bánh canh chả ghẹ mang hương vị đặc trưng của xứ biển Kiên Giang. Nhìn tô bánh canh chả ghẹ, dĩa rau tươi xanh nào bắp chuối, rau quế, xà lách, rau muống… đã hấp dẫn thực khách ngay từ ban đầu khi mới dọn ra. Tô bánh gần như lấp đầy mặt là thịt ghẹ, chả cá thu và vài cọng ngò như thêm hoa, thêm nhụy. Tô bánh ngon nhờ miếng ghẹ nào cũng béo ngọt, miếng chả cá thu mằn mặn, vừa dẻo vừa dai, cọng bánh canh trắng trong dai giòn hấp dẫn.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Nồi nước lèo của bánh canh được nấu với tôm khô và thịt, xương, đặc biệt là nấu đầu cá thu vừa mặn mà không làm mất đi độ ngọt của cá tươi, tôm khô. Chả được làm bằng thịt cá thu tươi mua về rửa sạch nạo ra, cùng hỗn hợp gia vị tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, một chút nước mắm trộn đều cho vào cối quết, quết càng nhuyễn thì thịt cá càng dai, để tạo thêm vị béo cho thêm ít mở xắt hạt lựu trộn chung, trôn gia vị vừa ăn, nhất là có ít tiêu tạo thêm đậm đà cho miếng chả.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Hấp dẫn gỏi cá Cây Bàng

Hà Tiên có nhiều cá ngon bởi đây là ngư trường gần, ghe tàu đánh bắt, vận chuyển cá về cảng trong ngày. Đã từng đến Hà Tiên, nhiều người vẫn không sao quên được món gỏi cá ở ngã ba Cây Bàng – cách thị xã Hà Tiên khoảng 5 cây số. Người địa phương sành ăn bảo: cá Hà Tiên là “số dách” nhưng gỏi cá thì phải ra ngã ba Cây Bàng mà ăn.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Cá ở khu vực Cây Bàng được lấy trực tiếp từ các ghe của ngư dân bản địa, còn tươi roi rói. Cá mang về làm sạch, thái mỏng và trộn với các loại gia vị, nước giấm đường, hành tây, hành phi, rau mùi… đã có món ăn đặc trưng của biển. Món gỏi cá ngon lành bởi mùi vị đậm đà, cá không còn mùi tanh. Nước chấm được chế biến có vị chua và ngọt.

Rất nhiều nơi có món gỏi cá, cá tái chanh nhưng không đâu bằng ngã ba Cây Bàng. Không gian ở đây làm cho món ăn ngon hơn. Khách được ngồi trên sàn nhà, quay ra mặt biển. Lúc thủy triều lên, sóng biển ngập gần sàn nhà, rất thú vị. Vừa thưởng thức món ăn đặc trưng của biển, vừa nghe tiếng sóng vỗ, gió vi vu thì còn gì bằng.

Xôi Hà Tiên

Xôi là món ăn bình dị làm từ nếp nhiều nơi có nhưng thưởng thức món ăn này tại Hà Tiên lại khác lạ: vẻ bóng bẩy, óng ánh của xôi khiến du khách không kềm lòng được… Nhiều du khách đến Hà Tiên (Kiên Giang) thưởng thức xôi dân dã vào bữa sáng đã buột miệng khen: “Xôi Hà Tiên ngon và đẹp”. Màu óng ánh và vị thơm của nếp, vị béo của dừa làm xao xuyến lòng người…

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Xôi được nấu từ nếp thơm nên khi vừa chín đã thơm lừng. Đặc biệt, phụ nữ Hà Tiên nấu xôi rất khéo, hạt nếp chín có màu trắng ngà bóng lưỡng, thoạt nhìn đã kích thích thị giác và truyền xung thần kinh đến não tạo cảm giác thèm ăn nơi đầu lưỡi. Nếu chỉ ăn xôi không cũng thấy ngon vì mùi thơm lừng của nếp và độ vừa ăn. Xôi Hà Tiên có 2 loại ngọt và mặn. Xôi ngọt có thêm nước dừa sặc sánh và xoài chín được chế biến sền sệt như nước sốt. Bên trên để thêm chút dừa nạo sợi. Ăn vào béo ngậy, thơm tho. Xôi mặn Hà Tiên không để nhiều gia vị, thịt như các nơi khác. Xôi mặn Hà Tiên chỉ có lớp tôm khô giã sợi nhuyễn để trên bề mặt nhưng hương vị rất đậm đà. Mỗi gói xôi Hà Tiên nhỏ gọn nằm trong lòng bàn tay.

Hải sản Hà Tiên

Trước nay, khi bắt được ốc giác theo những mẻ lưới tôm cá, ngư dân thường thưởng thức ngay món ốc này trên tàu như một tặng vật ngon lành của biển cả. Cách thưởng thức đơn giản món ốc giác là luộc hay nướng lên rồi chấm với muối tiêu chanh, hay nhắm kèm với một hạt muối, một trái ớt.

Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang


Từ đó người dân vùng Hà Tiên đã chế biến món ăn hấp dẫn – ốc giác trộn gỏi. Thịt của con ốc giác gồm hai phần đều ăn được, phần cùi ốc trắng trong, cứng giòn như mề gà; phần ruột ốc màu nâu nhạt, mềm, vị bùi và béo mà người ăn ốc giác sành điệu gọi là gạch hay gan. Con ốc giác sau khi rửa sạch phần vỏ, đem hấp chín (hoặc luộc), cùi ốc đuợc thái ra thành từng lát mỏng, sau đó trộn với bắp chuối (hoa chuối) thái mịn, rau răm, ớt, dầu ăn và gia vị. Phần ruột ốc xếp lên trên cùng cho khỏi nát, rồi rắc đều lên gỏi đậu phộng rang giòn.

Cồi biên mai

Con biên mai có nhiều ở quần đảo Hải Tặc thuộc huyện Hà Tiên, Kiên Giang, xuất hiện ở những thềm đá ngầm sâu khoảng 5m. Đuôi biên mai dính vào mặt đá, thân đứng thẳng dập dềnh mở, khép miệng theo hơi thở chờ rong tảo hoặc phiêu sinh vật tấp vào mà ngậm miệng lại. Bên ngoài biên mai gồm hai miếng vỏ mầu xanh đầy rong rêu óp lại. Phía đầu to, đằng đuôi tóp nhỏ tựa hồ bắp chuối hột. Sau khi gỡ biên mai, ngư dân dùng chài đập bể ra, cạy lấy miếng thịt bên trong nơi hai mép vỏ gắn lại. Miếng thịt đó gọi là “cồi” dày và lớn tương tự lát cau khô.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Một tấn biên mai chỉ cho được 1 kg cồi tươi. Món ăn cồi biên mai phải ướp phụ gia: tàu vị yểu, tiêu, mỡ, muối… Thực khách dùng que cọng lá dừa dài khoảng hai tấc xiên ở đầu vài viên cồi biên mai, hơ trên bếp than.

Gỏi cá trích

Muốn có món gỏi cá trích chất lượng, người ta phải chọn những con cá còn tươi rói, đánh vảy, rửa sạch rồi xắt mỏng thành từng miếng nhỏ. Tuy cùng là món gỏi nhưng dân địa phương ở Hà Tiên có những cách chế biến khác nhau. Có người lấy thịt phi-lê cá trích ướp trước với ít nước cốt chanh hoặc giấm trong vài phút rồi chắt bỏ nước. Sau đó cho thêm nước mắm nhĩ, đường, gừng, ớt và củ hành tây xắt nhỏ, trộn đều lên. Người khác thì phi tỏi, củ hành tím cho thơm lừng trước khi trộn với thịt cá tươi và cho thêm ít thính để khử mùi cá.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Nhưng muốn có một đĩa gỏi cá trích hảo hạng, người đầu bếp phải chế biến đúng bài bản, nhất là không thể thiếu đậu phộng rang vừa giòn thơm và dừa nạo. Dừa nạo cho món này phải là dừa khô thật già để tăng độ béo. Kèm theo một đĩa bánh tráng dẻo, đĩa bún nhỏ sợi, rau non và nước chấm. Tốt nhất là rau vườn, rau dại như đọt xoài, đọt bứa, lá cách, tía tô, cải bẹ xanh… thêm vài trái chuối chát, vài trái khế và ít trái dưa chuột thì càng tuyệt. Riêng nước chấm phải chế biến từ nước mắm nhĩ thơm thanh, được gia vị hài hòa với một chút chua chua của giấm nuôi, cay cay của ớt hiểm giã và vị ngọt, độ béo của đường, đậu phộng rang giã nhuyễn.

Hủ tiếu hấp

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Nguyên liệu làm hủ tiếu hấp được sử dụng từ sợi hủ tiếu tươi. Sợi hủ tiếu dai và mềm được hấp cách thủy thay vì trụng nước sôi. Hủ tiếu để lượng vừa phải, thích hợp cho ăn nhẹ trong bữa điểm tâm. Nét khác của hủ tiếu hấp Hà Tiên so với các nơi chính là nước cốt dừa thắng sền sệt béo ngậy. Hủ tiếu hấp ăn với bì trộn thính và thịt heo nạc xắt sợi, chả giò chiên. Riêng chả giò được làm từ khoai cao xắt sợi nhỏ, ướp gia vị và hành tiêu kết hợp với thịt xắt nhỏ. Nhờ đó, chả giò có vị bùi của khoai, ngọt của thịt và thơm của gia vị.

Nấm tràm Phú Quốc

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Nấm tràm nấu canh và tép riu rang Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông, nhà nào tới mùa cũng có. Nhưng nếu chịu khó một tí, kiếm cá rựa hoặc cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì mới đúng là tuyệt cú mèo. Khi chuẩn bị ăn, đập vào nồi nước sôi mấy cái hột vịt như người miền Tây hay ăn chè đậu xanh cho trứng vịt, ăn kiểu này cũng là một gu đặc sắc của món nấm tràm.

Bánh thốt nốt

[center]Món ngon miền Nam. Part 11: Kiên Giang [/center]

Vẫn là bột gạo, đường cát, nước dừa nhưng bánh thốt nốt có thêm nguyên liệu từ trái thốt nốt già. Cái thốt nốt già được chà vào rổ cho nhuyễn. Bà con lấy luôn nước để trộn vào bột gạo làm bánh. Bột được chọn làm từ những loại gạo ngon, thường là gạo lúa mùa để bột có độ dẻo thơm. Gạo được rút nước cho sạch cám rồi xay nhuyễn để ủ qua đêm. Sau đó, người ta cho đường cát, một ít muối tạo vị vừa ngọt cho bánh, một ít nước cốt dừa tạo vị béo. Màu bánh tự nhiên bởi trái thốt nốt có màu vàng sáp trông rất bắt mắt. Bánh được gói trong lá chuối, tạo hình chữ nhật, bên trên rắc sợi dừa. Bánh hấp trên xửng, khi giở nắp ra tỏa ra mùi thơm nồng nàn, kích thích miệng tiết nước bọt thèm thuồng. Bánh để nguội, ăn càng ngon.


Cá nhồng Phú Quốc


Để làm món chả, cá nhồng thường dùng những con còn nhỏ được xay nhuyễn quết làm chả, trộn với tiêu sọ, hành băm nhỏ, sau đó mang chả đi hấp hay chiên đều rất ngon. Khi ăn miếng chả cá có độ dai dai, bùi béo và khi nhai, những hạt tiêu sọ vỡ ra có vị cay nồng. Chả cá nhồng có thể dùng để cuốn bánh tráng, chấm với nước mắm chua ngọt nhậu lai rai hay nấu làm món bún chả cá thì ngon không nơi nào bằng.

Gỏi cá là món ăn khoái khẩu của không ít người khi muốn khám phá mùi vị tự nhiên, tươi sống. Để làm món này đòi hỏi người chế biến phải công phu, tinh tế từ khâu lựa chọn cá cho đến nêm, ướp gia vị. Cá chọn làm gỏi phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt.

Nhưng để món này ăn ngon thì không thể thiếu nước chấm được pha chế một cách kỳ công. Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha với chanh, nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau đó vắt chanh vào cá cho chín tái đi rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Khi ăn gỏi cá nhai thấy dai, ngọt, uống vài ba ly rượu khi thưởng thức khiến cho món gỏi này bỗng dưng ngon miệng hơn.

Cơm ghẹ Phú Quốc

Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm của tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

Đơn giản nhưng cũng rất bắt mắt Những con ghẹ thơm ngon này là thành phần chính tạo lên hương vị của cơm ghẹ Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị. Cách chế biến cũng vô cùng giản.

Cơm nấu vừa chín tới, bới ra, để nguội. Ghẹ luộc vừa chín, bóc vỏ gỡ lấy thịt, xào qua với tỏi, nước mắm, bột nêm, gia vị. Trứng đánh đều, chiên vàng, thái hột lựu. Phi thơm tỏi, cho cơm vào chiên đều. Cho thịt ghẹ, trứng vào đảo đều. Nêm gia vị vừa ăn. Cắt hành ngò rắc lên trên, dùng nóng với dưa chua và nước mắm ớt (hoặc nước tương).

Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu

Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon nhưng “số dzách” vẫn là nấu canh chua sả nghệ. Có thể nói, chỉ riêng vùng biển Kiên Giang mới có món này. Canh chua cá nhám giàu phải có sả bằm nhuyễn đâm chung với nghệ. Cách làm này mang cung cách ẩm thực Kinh – Khmer, lại giúp bán mùi tanh cá biển.

Nếu không có măng chua, me tươi, me muối, có thể nặn vào món ăn này nước cốt chanh tươi . Vào những ngày lễ Tết, giá cá nhám giàu có lúc lên cao ngất ngưởng vì từ rất lâu, người Hà Tiên tin rằng cá nhám giàu là một loại cá “tâm linh”. Chữ “giàu” trong “cá nhám giàu” sẽ giúp họ làm ăn phát đạt khi thưởng thức món n

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan