Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội

Ngày đăng: 25/12/2012

Người Hà Nội vốn có nếp sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh lịch và tinh tế. Sự thanh lịch, tinh tế ấy gửi gắm ở từng món ăn, thức uống, đặc biệt là ở mâm cơm dịp Tết nguyên đán. Mỗi món ăn lại mang những hương vị riêng, gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt, làm thổn thức biết bao trái tim của những người con xa quê mong ngóng được về nhà, để lại được quây quần bên mâm cơm đầm ấm ấy…
Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội
[center][i]Mâm cơm của người Hà Nội dịp Tết Nguyên Đán[/i][/center]
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội [/center]
Nếu người miền Nam có bánh tét thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội. Bánh chưng vuông được làm từ gạo nếp, gói bằng lá dong cho một màu xanh đẹp mắt, nhân bánh là đỗ xanh, thịt mỡ, cộng thêm chút hạt tiêu, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị truyền thống, gợi nhớ đến lịch sử oai hùng của đất nước, gợi nhắc đến cội nguồn, đến bề dày văn hóa của dân tộc. Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, bánh chưng luôn được coi là linh hồn của ngày Tết, trở thành thức bánh không thể thiếu trên mâm cơm đón xuân của người Hà Nội từ khi nào không hay.

Thịt gà luộc
Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội
Người Hà Nội tin rằng, khi dâng lên trời đất một con gà luộc sẽ mang lại một khởi đầu thuận lợi, may mắn cả năm, vạn phúc đong đầy. Sự tinh tế của người Hà Nội thể hiện từ cách luộc gà làm sao để có một con gà mình vàng óng ả, dáng đẹp, đến cách mà các bà, các mẹ tỉ mẩn tỉa những bông hoa ớt trang trí với hy vọng lộc đến đầy nhà, cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy. Cho nên, một con gà luộc luôn không thể thiếu cho một mâm cơm ngày xuân đầy ý nghĩa.

Thịt đông
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội [/center]
Thịt đông được xem là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc trưng của cái tiết trời se lạnh làm nao lòng mỗi người. Phần thịt đông trong suốt như tượng trưng cho một khởi đầu của sự tinh khôi, trong trẻo, mang lại may mắn cả năm. Hơn nữa, sự gắn kết của từng miếng thịt cũng như sự gắn kết trong tâm hồn của các thành viên trong gia đình, mang lại một hạnh phúc sum vầy.

Giò chả
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội[/center]
Trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, đĩa giò chả luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Một món ăn đơn giản, không phức tạp nhưng gửi gắm vào đó hy vọng trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Mùi thơm của lá chuối quyện lại, ăn kèm một chút dưa muối, tạo nên một hương vị đặc trưng mà bất cứ người con Hà Nội nào khi xa quê cũng luôn nhớ về.

Xôi gấc
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội[/center]
Màu đỏ luôn được xem là màu của may mắn. Chính bởi vậy, Tết của người Hà Nội luôn rực rỡ sắc đỏ, trong cả những món ăn. Một đĩa xôi gấc đỏ đặt trên mâm cơm như cân bằng lại mọi thứ, mong muốn điều thuận lợi may mắn cho cả năm.

Chè kho
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội[/center]
Không phải một món ăn cầu kỳ, thế nhưng chè kho lại là món được mong chờ mỗi độ xuân về. Cái vị béo ngậy của đỗ xanh, lại có mùi hương thoang thoảng của hạt vừng, của hoa bưởi cứ vấn vương trong lòng người thưởng thức. Đĩa chè kho màu vàng cho một năm mới đầy sức sống, được cắt hình hoa thị như đem đến một mùa xuân tươi trẻ và lộc đến vạn nhà.

Nem rán
[center]Mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội [/center]
Sự kết hợp giữa thịt, trứng, mộc nhĩ, các loại rau thơm cùng vỏ bánh giòn tan tạo nên một hương vị đặc biệt mà đối với những người yêu ẩm thực, thưởng thức nem rán như một sự khám phá hết hương sắc của đất trời. Với người Hà Nội, đây không chỉ là món ăn thường ngày mà còn trở nên đặc biệt hơn vào ngày Tết, tượng trưng cho sự no đủ và hạnh phúc ngập tràn.

Ngoài ra, trên mâm cơm ngày Tết truyền thống của Hà Nội cũng không thể thiếu chút dưa hành, bát canh măng khô hay món canh bóng đặc trưng của miền Bắc. Thêm một bình hoa đào với sắc hồng phai, ấy là đủ để có một mâm cơm đầm ấm và hạnh phúc. Sự tinh tế của từng món ăn như gửi gắm hết tình cảm của các bà, các mẹ dành cho gia đình. Đó không còn đơn thuần là mâm cơm gia đình nữa, mà đó chính là kết tinh của truyền thống, của vẻ đẹp tâm hồn Việt, mà người Hà Nội luôn mong muốn gìn giữ.

Đăng nhập để bình luận:


Bài liên quan